Khu xử lý CTR Tràng Cát

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố hải phòng và giải pháp xử lý để sản xuất phân compost (Trang 42)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2.2.Khu xử lý CTR Tràng Cát

a. Quy mô, hiện trạng

Khu xử lý CTR Tràng Cát bao gồm 02 bãi chôn lấp:

- Bãi chôn lấp số 01: tổng diện tích 4,91ha, bao gồm bãi xử lý chất thải rắn 4,1ha, hồ chứa, lắng 0,81ha, thời gian sử dụng 03 năm. Bãi được thiết kế, thi công là bãi chôn lấp hợp vệ sinh có hệ thống chống thấm đáy, thoát nước đáy bãi, hệ thống bơm nước, thu khí. Bãi đã đóng cửa năm 2002, cao độ bãi tại thời điểm đóng cửa là +10m. Hiện bãi số 01 đã được đóng cửa, nhưng hai hồ điều hòa vẫn hoạt động bình thường.

- Bãi chôn lấp số 02: tổng diện tích 11ha, bao gồm bãi xử lý CTR 10,2ha, hồ xử lý nước thải 0,8ha. Bãi chôn lấp được chia làm 06 ô chôn lấp rác hợp vệ sinh và các hạng mục phụ trợ gồm: nhà điều hành, cầu rửa xe, gara sửa chữa ôtô và diện tích trồng cây xanh. Hiện tại bãi đang được sử dụng để xử lý CTR sinh hoạt của 05 quận nội thành Hải Phòng với khối lượng 450 – 500 tấn rác/ngày tương đương 800 m3/ngày. Trạm xử lý nước rỉ rác có công suất 100 – 200m3/ngày, được đưa vào sử dụng từ tháng 10 năm 2005. Nước rỉ rác được đưa sang trạm xử lý nước bằng hệ thống cống D800 dài 480m. Dự kiến bãi chôn lấp số 02 có thể hoạt động đến hết 2015. [6]

43

Hình 2.5. Tổng mặt bằng khu xử lý CTR Tràng Cát [6] Bãi chôn lấp số 1

Bãi xử lý bùn thải thuộc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hải Phòng

Bãi chôn lấp số 2

44 b. Quy trình xử lý

Quy trình xử lý CTR: [6]

Bước 1- Kiểm tra và tiếp nhận rác thải: Tất cả các xe ô tô vận chuyển rác

thải đã được kiểm tra nguồn gốc phát sinh từ khi thu gom, khi đến bãi chỉ kiểm tra xác suất để tránh đưa vào bãi các rác thải nguy hại, các rác thải không được phép chôn lẫn với rác thải đô thị thông thường theo quy định hiện hành.

Bước 2 - Đổ rác thải: Sau khi xác định khối lượng vận chuyển của xe ô tô,

công nhân san cào hướng dẫn lái xe bằng các hiệu lện như còi, cờ, lái xe đi đúng vào các ô đổ, điểm đổ đúng quy định. Rác được đổ theo phương thức lấn dần theo từng lớp để đảm bảo an toàn cho xe đi lại, tạo nền cho xe ủi ra vào san ủi được. Sau khi đổ, xe ô tô ra khỏi khu vực bãi đổ thứ tư, không gây ùn tắc hay sa lầy. Trong trường hợp có xe bị sa lầy, phải tổ chức xe kéo, đẩy nhằm nhanh chóng giải phóng xe ra khỏi bãi để tiếp nhận các xe khác vào đổ được an toàn.

Bước 3 - San gạt, đầm lèn: Sử dụng xe ủi để san ủi rác thải từ các đống thành

bãi phẳng và đầm lèn. Rác thải được san ủi theo từng lớp, lớp thứ nhất có chiều dày 01m, các lớp thư hai và tiếp theo có chiều dày 0,5m. Mỗi một vị trí san ủi sẽ được đầm lèn bằng xe ủi có tải trọng lớn từ 6 – 8 lần. Xe ủi phải san bằng toàn bộ khối lượng rác thải đã đổ vào bãi, tạo mặt bằng ở bãi, tạo độ dốc thoát nước. Hết ca làm việc, phải kiểm tra thiết bị của xe ủi, làm vệ sinh hết đất, rác bám vào xe. Bơm mỡ tra dầu thường xuyên, đúng định kỳ.

Bước 4 - Xử lý hàng ngày đối với bãi rác: Rác thải sau khi san gạt, đầm lèn

sẽ được rắc chế phẩm khử mùi zeolite lên toàn bộ diện tích rác thải đã được san gạt đầm lèn. Các khu vực và đường nội bộ phải luôn được duy trì, dọn dẹp sạch rác thải rơi vãi, phải được quét dọn hàng ngày. Về công tác khử trùng, bãi được phun thuốc diệt côn trùng, chuột bọ, ruồi nhặng, … với tần suất 1 lần/tuần, thuốc diệt muỗi được phun hàng ngày. Vôi bột được rắc với định mức 0,26kg với diện tích rắc 1.000m2 bề mặt rác hở và khu vực xung quanh bãi.

45

Bước 5 – Phủ đất Sau khi san gạt, đầm lèn rác thải trên bãi, rắc chế phẩm

khử mùi zeolite, đến khi đạt tới độ cao 2m phải tiến hành phủ đất có hàm lượng sét 30% với chiều dày lớp phủ là 20cm. Khi đạt độ cao 7,5m ở tại mỗi ô rác phải được phủ đất đóng cửa tạm thời. Khi độ cao đạt 11 – 12m bãi chôn lấp sẽ đóng cửa và triển khai phu đất trồng cây xanh đóng cửa bãi.

Quy trình xử lý nƣớc rỉ rác:

Nước rỉ rác phát sinh từ bãi chôn lấp được xử lý bằng trạm ử lý có công suất 100 – 200m3/ngày. Nước qua xử lý được bơm ngược lại bãi chôn lấp hợp vệ sinh số 1 (đã đóng cửa). Sơ đồ công nghệ của trạm như sau:

Hình 2.6. Quy trình xử lý nước rác tại khu xử lý CTR Tràng Cát [6]

Quy trình xử lý như sau: Cho vôi bột xuống hồ chứa nước rỉ rác để xử lý thô (định lượng 5kg/m3 nước rỉ rác). Bơm nước rỉ rác từ hồ chứa vào thùng xử lý. Cho vôi sữa vào thùng xử lý để ổn định độ pH. Tiếp theo cho phèn FeCl3 vào thùng xử

Vôi bột Nước rác từ các ô rác bơm về Bể chứa nước rỉ rác ∞ Bể chứa bùn Phèn FeCl3

Nước đã qua xử lý sinh học được bơm ngược lên bãi chôn lấp

Vôi sữa Ca(OH)2

46

lý khuấy đều để keo tụ. Thời gian khuấy từ 7 – 10 phút. Để lắng đọng khoảng 30 phút rồi xả nước. Sau khi xả nước xong thì xả bùn vào bể chứa bùn. Thời gian xả bùn 15 phút.

c. Đánh giá tổng quan khu xử lý CTR Tràng Cát

Khu xử lý CTR Tràng Cát về cơ bản đáp ứng được yêu cầu về xử lý CTR, bãi chôn lấp được vận hành theo tiêu chí bãi hợp vệ sinh. Tuy nhiên do thời gian đưa bãi vào sử dụng đã khá dài (15 năm) nên các công trình phụ trợ đã lạc hậu, xuống cấp, khó đáp ứng được yêu cầu của công tác xử lý CTR. Việc đầu tư về phương tiện, hóa chất, đất phủ cũng còn hạn chế.

2.2.2.3. Các bãi chôn lấp hác

Các bãi rác nhỏ khác như Đồ Sơn, Kiến An, Tiên Cựu đều có qui trình vận hành, xử lý không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Rác thải chôn lấp không sử dụng các chế phẩm sinh học để khử mùi, không dùng vôi bột để diệt khuẩn, sát trùng, lớp đất phủ không đủ độ dày, không sử dụng thuốc diệt côn trùng. Quá trình xây dựng bãi cũng không đảm bảo kết cấu yêu cầu: không có hệ thống chống thấm đáy bãi, thành bãi, không có hệ thống thu thoát nước rác, không có hệ thống thu khí.

2.2.2.4. Nhà máy xử lý CTR Tràng Cát

Nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát được đầu tư xây dựng từ dự án Quản lý và xử lý CTR Hải Phòng, sử dụng nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc. Địa điểm xây dựng tại đầm Quyết Thắng, phường Tràng Cát, quận Hải An, Hải Phòng. Nhà máy vận hành chạy thử vào tháng 9/2008 và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2009. Nhà máy có diện tích 14ha, công suất xử lý 200 tấn CTR sinh hoạt/ca. Hiện nay nhà máy đang được vận hành 75% công suất thiết kế (150 tấn rác/ca). Nhà máy được đầu tư đồng bộ, hiện đại với hệ thống nhà xưởng, khu văn phòng, nhà ăn ca và khuôn viên cây xanh. [3]

47

Rác thải đưa vào nhà máy bằng ô tô chở rác đi qua cầu cân để xác định khối lượng rác đầu vào, sau đó được đổ vào nhà sơ chế. Tại đây rác thải được xúc đưa vào phễu tiếp nhận rác và được đưa đến các băng chuyền phân loại bằng tay, máy xé nilon, máy tách từ. Phần hữu cơ tách ra được đưa sang nhà ủ lên men, nhà ủ chín để thực hiện quá trình ủ sinh học. Cuối cùng mùn đã qua ủ được đưa vào nhà sang đóng bao để sang lọc sản phẩm và đóng gói. Phần rác vô cơ không thể ủ sinh học sẽ được đem đến bãi chôn lấp để chôn lấp hợp vệ sinh. Quy trình vận hành chi tiết của nhà máy sẽ được nêu tại Chương III.

Nhà máy xử lý CTR Tràng Cát được đưa vào sử dụng đã góp phần thay đổi cách nhìn về công tác xử lý rác thải của thành phố, nhất là sau sự cố Tràng Cát năm 2004, tạo sự ổn định và niềm tin cho người dân về công tác xử lý chất thải. Hiệu quả về môi trường cũng đáng kể khi giảm thiểu được ô nhiễm nguồn nước, khí thải, giảm thiểu diện tích chôn lấp. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất của nhà máy chưa đạt được yêu cầu theo thiết kế.

2.2.3. Các vấn đề tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR tại Hải Phòng Hải Phòng

- Các đơn vị thu gom và xử lý là loại doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích nhưng cơ chế tài chính về cơ bản vẫn hoạt động theo hình thức là đơn vị sự nghiệp có thu, dẫn đến tình trạng chưa chủ động về mặt tài chính và điều hành sản xuất;

- Tại thời điểm hiện nay các điểm tiếp nhận rác, các điểm để xe gom rác và container vốn đã bị thu hẹp thì nay lại luôn ở trong trạng thái bị động (một số điểm diễn ra tranh chấp).

- Khả năng tài chính để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho công tác vận chuyển và xử lý rác còn hạn chế, đặc biệt là công tác đầu tư không có.

- Quy hoạch tổng thể cho một khu liên hợp của Thành phố chưa được triển khai thực hiện.

48

- Sự phát triển của các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp…đòi hỏi công tác tổ chức sắp xếp lại lao động phù hợp với điều kiện mới.

- Đơn giá vệ sinh: vẫn được coi là phí vệ sinh nên khá thấp.

- Thói quen vứt rác bừa bãi còn xảy ra nhiều nơi trên địa bàn Thành phố. - CTR của một số xã ven đô chưa được thu gom, vận chuyển, xử lý.

- Tỷ lệ thất thu tiền dịch vụ vệ sinh xuất phát từ phía khách hàng còn cao mà chưa có cơ quan chức năng nào của Thành phố giải quyết tận gốc.

2.3. Đánh giá lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh ở Hải Phòng 2.3.1. Lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh 2.3.1. Lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh

Hiện nay thành phố có 3 công ty cung cấp dịch vụ quản lý CTR là Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng, Công ty Công trình công cộng và dịch vụ du lịch Đồ Sơn, Công ty Công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng, trong đó Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị cung cấp dịch vụ cho 4 quận nội thành là Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An và huyện An Dương; ngoài ra tại các huyện, thị trấn, CTR do các hạt quản lý đường bộ và các công ty TNHH đảm nhiệm. Tuy nhiên như đã nêu trên, hiện tại các công ty chuyên ngành môi trường của thành phố mới chỉ cung cấp dịch vụ quản lý và xử lý CTR cho các quận nội thành, còn tại các huyện ngoại thành việc thu gom, vận chuyển, xử lý còn rất tự phát và tùy tiện. Do đó việc thống kê và đánh giá lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các huyện ngoại thành là vô cùng khó khăn. [15]

Trong các năm qua, Hải Phòng có tốc độ phát triển nhanh, mạnh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Nhưng song song với sự phát triển ấy cũng là sự gia tăng nhanh của rác thải sinh hoạt. Khối lượng rác thải phát sinh và thu gom trung bình hàng ngày của các khu vực trên địa bàn thành phố qua các năm liên tục tăng, cụ thể được thống kê trong Bảng 2.3:

49

Bảng 2.1: Khối lượng CTR sinh hoạt nội thành của TP Hải Phòng qua các năm 2000 – 2012 [15]

Khối lƣợng CTR sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2000

Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b), (%) Công ty MTĐT 367 484 76 Cty Thị chính Kiến An 61 80 76 Cty CTCC Đồ Sơn 44 66 70 Tổng 471 630 75,76

Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2001

Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b), (%) Công ty MTĐT 390 506 77 Cty Thị chính Kiến An 67 88 76 Cty CTCC Đồ Sơn 48 68 70 Tổng 505 662 76,28

Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2002

Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b), (%) Công ty MTĐT 410 516 79 Cty Thị chính Kiến An 70 89 78

50

Cty CTCC Đồ Sơn 52 70 74

Tổng 505 662 76,28

Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2003

Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b), (%) Công ty MTĐT 435 522 80 Cty Thị chính Kiến An 93 122 76 Cty CTCC Đồ Sơn 55 69 79

Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2004

Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b), (%) Công ty MTĐT 480 585 82 Cty Thị chính Kiến An 115 155 74 Cty CTCC Đồ Sơn 61 71 85

Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2005

Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b), (%) Công ty MTĐT 545 650 84 Cty Thị chính Kiến An 126 177 71 Cty CTCC Đồ Sơn 64 76 88

51 Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b); (%) Công ty MTĐT 650 764,71 85 Cty Thị chính Kiến An 137,5 196,43 70 Cty CTCC Đồ Sơn 67,5 73,45 92 Tổng 855,00 1034,58 82,64

Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2007

Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b); (%) Công ty MTĐT 710 816,09 87 Cty Thị chính Kiến An 148,5 198,00 75 Cty CTCC Đồ Sơn 84 88,42 95 Tổng 942,50 1102,51 85,48

Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2008

Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b); (%) Công ty MTĐT 787 904,60 87 Cty Thị chính Kiến An 165 206,25 80 Cty CTCC Đồ Sơn 84,6 88,125 96 Tổng 1036,60 1198,97 86,45

52 Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b); (%) Công ty MTĐT 836 928,89 90 Cty Thị chính Kiến An 192,5 213,89 90 Cty CTCC Đồ Sơn 120,16 122,61 98 Tổng 1148,66 1265,39 90,77

Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2010

Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b); (%) Công ty MTĐT 920 1012 90 Cty Thị chính Kiến An 192,5 211,75 90 Cty CTCC Đồ Sơn 138,96 141,7 98 Tổng 1251,46 1365,45 91,65

Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2011

Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b); (%) Công ty MTĐT 986 1064 92 Cty Thị chính Kiến An 205,5 221,94 92 Cty CTCC Đồ Sơn 142,58 145,43 98 Tổng 1334,08 1431,37 93,2

53 Công ty

Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b); (%) Công ty MTĐT 1036,55 1109,11 93 Cty Thị chính Kiến An 236 252,52 93 Cty CTCC Đồ Sơn 150,23 153,23 98 Tổng 1422,78 1514,86 93,92

Qua bảng thống kê cho thấy trong vòng 12 năm, năng lực thu gom rác thải của 3 đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý CTR của thành phố đã được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 2000 con số thu gom của 3 đơn vị này chỉ là 471 (tấn/ngày), năm 2001 và 2002 là 505 (tấn/ngày) thì đến năm 2009 con số này đã tăng gấp đôi với 1148,66 (tấn/ngày), năm 2012 là 1422,78 (tấn/ngày), tăng gấp gần 3 lần. Tuy nhiên với số lượng rác thải phát sinh hằng ngày gia tăng đến chóng mặt từ con số 630 (tấn/ngày) năm 2000 tới con số 1514,86 (tấn/ngày) vào năm 2012 thì hệ số thu gom đạt 93,92%.

2.3.2.Thành phần CTR sinh hoạt phát sinh tại Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố hải phòng và giải pháp xử lý để sản xuất phân compost (Trang 42)