Đánh giá về mặt môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố hải phòng và giải pháp xử lý để sản xuất phân compost (Trang 89 - 91)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.5.1. Đánh giá về mặt môi trường

Ƣu điểm:

- Nhà máy xử lý CTR Tràng Cát được xây dựng và đưa vào hoạt động đã giúp giảm sức ép lên các bãi chôn lấp khác do thời hạn sử dụng không còn dài. Nhà máy đã góp phần giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm không khí, mạch nước ngầm, gây cháy, nổ mà các bãi chôn lấp có thể gây ra. Việc loại bỏ hầu hết các thành phần hữu cơ, chỉ đưa vào bãi chôn lấp các thành phần vô cơ như gạch, đá, gỗ, ... đã giảm thiểu rất nhiều lượng chất ô nhiễm sinh ra từ các bãi chôn lấp, đồng thời cũng làm cho chi phí dành cho các bãi chôn lấp giảm.

- Công nghệ nhà máy hiện đang sử dụng là loại công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương. Việc áp dụng phương pháp ủ hiếu khí giúp Nhà máy có thể kiểm soát tốt các yếu tố gây ô nhiễm như mùi và lượng nước rỉ rác sinh ra. Nhà máy không sử dụng thiết bị đảo xới mà sử dụng hệ thống quạt cấp khí giúp tránh gây ra mùi ô nhiễm, tiết kiệm chi phí bảo trì, sửa chữa thiết bị đảo xới.

- Việc đưa Nhà máy vào hoạt động cũng đã tạo một hướng mới cho công tác tái sử dụng, tái chế chất thải. Quá trình sơ chế chất thải của Nhà máy đã phân loại gần như triệt để các thành phần có thể tái chế như nhựa, kim loại, nilon, vỏ chai, lon... qua đó thu hồi được một lượng không nhỏ vật chất để tái sử dụng, tái chế cho hoạt động của người dân và các ngành sản xuất.

- Nhà máy được đầu tư đồng bộ, các thiết bị có chất lượng tốt, được bố trí liên hoàn, thuận tiện trong vận hành, khi hư hỏng có thể thay thế dễ dàng. Nhà máy có các hệ thống thu gom, xử lý khí thải, nước thải đồng bộ. Sản phẩm mùn hữu cơ của Nhà máy tuy chưa thể đưa vào thị trường để kinh doanh nhưng trên thực tế sử dụng tại các nhà vườn trồng cây cảnh hoặc các đồn điền trồng cây công nghiệp cho thấy tác dụng rất tốt trong việc cải tạo, tăng độ mùn, độ tơi xốp của đất. Những cây hoa, cây bóng mát được bón bằng mùn compost cho hoa, lá phát triển tốt, màu sắc tươi, đậm và bền hơn hoa được bón bằng phân bón hóa học.

90  Nhƣợc điểm:

- Hiện nay Nhà máy vẫn thực hiện phân loại bằng thủ công là chủ yếu. Do phân loại bằng thủ công nên năng suất và hiệu quả của quá trình phân loại chưa thật sự cao. Mặt khác việc sử dụng lao động thủ công có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động do phải tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

- Nhà máy thường được cấp rác vào buổi chiều hôm trước và sáng hôm sau mới xử lý lượng rác này. Do đó vào những ngày trời mưa hoặc độ ẩm cao, rác thải có độ ẩm cao sẽ gây mùi khó chịu phát tán ra môi trường xung quanh.

- Trong các công đoạn sản xuất của nhà máy hiện nay chưa xác định được chế độ ôxy tối ưu, việc vận hành quạt gió vẫn còn tùy tiện. Việc vận hành quạt gió liên tục 8h/ca làm việc gây lãng phí về điện năng, thậm chí có thể gây mất độ ẩm cho rác ủ.

- Hiện nay nhà máy mới chỉ đưa vào ủ rác hữu cơ nên chất lượng mùn sản xuất không cao, hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng dinh dưỡng đa lượng N, P, K còn rất thấp so với tiêu chuẩn về phân bón 10TCVN 526-2002. Trong khi đó hiện thành phố vẫn đang phải xử lý một lượng phân bùn từ hệ thống bể tự hoại khoảng 60 tấn/ngày. Đây là một yếu tố khá bất cập vì nếu kết hợp bổ sung phân bùn trộn cùng với rác thải với tỷ lệ thích hợp thì vừa tăng cường chất lượng phân bón sản xuất ra (tăng lượng hữu cơ và dinh dưỡng đa lượng) vừa xử lý được lượng phân bùn này.

- Mặc dù thành phần hữu cơ đầu vào của rác thải tương đối lớn, tuy nhiên trong quá trình sản xuất do chưa xác định được chế độ ôxy tối ưu, chưa kết hợp với xử lý phân bùn tự hoại, bổ sung độ ẩm chưa thật hợp lý nên một lượng lớn các chất dinh dưỡng N, P, C, ... đã bị thất thoát ra ngoài môi trường.

- Mặc dù lượng rác phân loại để tái chế như nhựa, kim loại, vỏ chai, lon, đồ hộp, giấy, .... là khá nhiều, tuy nhiên Nhà máy chưa có công nghệ để tái chế, tận thu nguồn rác thải này.

91

- Một nhược điểm cần khắc phục khác đó là hàm lượng kim loại nặng Asen trong mùn compost vượt quá tiêu chuẩn cho phép hơn 3 lần. Nguyên nhân của điều này là do rác thải đưa vào xử lý tại nhà máy chưa được phân loại tại nguồn. Ngoài rác sinh hoạt còn lẫn cả các thành phần nguy hại như pin, ắc quy, bóng đèn, bản mạch điện tử từ các vật dụng gia đình hỏng, đồ chơi của trẻ em, bóng đèn, dầu nhờn xe máy, ô tô, nhiệt kế thủy ngân, ... Chính vì những thành phần nguy hại này được bỏ lẫn vào cùng rác thải sinh hoạt đưa vào xử lý nên sản phẩm mùn compost sản xuất ra có thành phần Asen nhiều như kết quả phân tích. Đây là một rào cản lớn trong việc đưa sản phẩm mùn compost (có thể là phân compost sau này) đăng ký chất lượng sản phẩm và đưa ra thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố hải phòng và giải pháp xử lý để sản xuất phân compost (Trang 89 - 91)