4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5. Tình hình quản lý, xử lý CTR tại Việt Nam
1.5.1. Tình hình quản lý, xử lý CTR tại Việt Nam
Ở Việt Nam có 755 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 50 đô thị loại IV, 634 đô thị loại V. Với đặc điểm đô thị khác nhau, dân số, phong tục tập quán, quá trình xây dựng và công nghiệp hóa ở các đô thị khác nhau, nhưng nhìn chung rác thải ở các đô thị Việt Nam được
27
phân thành các loại: rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện, rác thải xây dựng, rác thải công nghiệp. [2]
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 ÷ 16 % mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%). Chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống. Năm 2007, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày. Năm 2008, theo Bộ Xây dựng thì chỉ số này là 1,45g/người/ngày, lớn hơn nhiều so với ở nông thôn là 0,4 kg/người/ngày. Tuy nhiên, theo Báo cáo của các địa phương năm 2010 thì chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt đô thị trung bình trên đầu người năm 2009 của hầu hết các địa phương đều chưa tới 1,0 kg/người/ngày. Các con số thống kê về lượng phát sinh CTR sinh hoạt đô thị không thống nhất là một trong những thách thức cho việc tính toán và dự báo lượng phát thải CTR đô thị ở nước ta. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 – 2007 đã cho thấy, lượng CTR đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị tương ứng khoảng 8.000 tấn/ngày (2,92 triệu tấn/năm) (Biểu đồ 2.2). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, tổng lượng và chỉ số phát sinh CTR đô thị của đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 hiện nay đã tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Thủ đô Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thì lượng CTR đô thị phát sinh đã lên đến 6.500 tấn/ngày (con số của năm 2007 là 2.600 tấn/ngày), bên cạnh đó, số đô thị loại 1 đã tăng lên 10 đô thị (trong khi năm 2007 là 4 đô thị loại 1). Trong các vùng trọng điểm, vùng Đông Nam Bộ (bao trùm cả KTTĐ phía Nam) là nơi có lượng CTR đô thị nhiều nhất, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (bao trùm cả vùng KTTĐ Bắc Bộ), ít nhất là khu vực Tây Nguyên. Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tính bình quân trên đầu người lớn nhất xảy ra ở các đô thị phát triển du lịch như các thành phố: Hạ Long, Hội An, Đà Lạt, Ninh Bình,.. Các đô thị có chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tính bình quân đầu
28
người thấp nhất là Tp. Đồng Hới (Quảng Bình), Thị xã Gia Nghĩa, Thị xã Kon Tum, Thị xã Cao Bằng (Bảng 2.5). [1]
Bảng 1.5. Lượng CTR đô thị phát sinh các năm 2007 – 2010 [1]
TT Nội dung 2007 2008 2009 2010
1 Dân số đô thị (triệu người) 23,8 27,7 25,5 26,22 2 % dân số đô thị so với cả
nước 28,2 28,99 29,74 30,2
3 Chỉ số phát sinh CTR đô thị
(kg/người/ngày) 0,75 0,85 0,95 1,0
4 Tổng lƣợng CTR đô thị
phát sinh (tấn/ngày) 17.682 20.849 24.225 26.224
Công tác thu gom CTR đô thị trong những năm gần đây đã được quan tâm hơn. Các URENCO ở nhiều địa phương đã quan tâm trang bị thêm phương tiện và nhân lực cho khâu thu gom. Tuy nhiên, việc đầu tư chỉ được thực hiện với các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng 80 - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% cho năm 2010. Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng vẫn còn khoảng 15 ÷ 17% CTR đô thị bị thải ra môi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo của các Sở TN&MT năm 2010, một số đô thị đặc biệt, đô thị loại 1, có tỷ lệ thu gom đạt mức cao hơn như Hà Nội đạt khoảng 90 - 95% ở 4 quận nội thành cũ, Tp. Hồ Chí Minh đạt 90 - 97%, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng đều đạt khoảng 90% ở khu vực nội thành, các đô thị loại 2 cũng có cải thiện đáng kể, đa số các đô thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành đạt trên 80%. Ở các đô thị loại 4 và 5 thì công tác thu gom được cải thiện không nhiều do nguồn lực vẫn hạn chế, thu gom phần lớn do các hợp tác xã hoặc tư nhân thực hiện nên thiếu vốn đầu tư trang thiết bị thu gom. Mặt khác, ý thức người dân ở các đô thị này cũng chưa cao nên có gia đình không sử dụng dịch vụ thu gom rác.
29
Công tác xử lý CTR đô thị hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp. Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom được (trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh). Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh. Ở phần lớn các bãi chôn lấp, việc chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sài. Như vậy, cùng với lượng CTR được tái chế, hiện ước tính có khoảng 60% CTR đô thị đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế trong các nhà máy xử lý CTR để tạo ra phân compost, tái chế nhựa,... Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh: sau khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm EM để khử mùi và định kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt. Tuy nhiên, vào mùa mưa, rác bị ướt không đốt được hoặc bị đốt không triệt để. Ước tính khoảng 40 ÷ 50% lượng rác đưa vào bãi chôn lấp không hợp vệ sinh được đốt lộ thiên.
Công nghệ đốt CTR sinh hoạt với hệ thống thiết bị đốt được thiết kế bài bản mới được áp dụng tại Nhà máy đốt rác ở Sơn Tây (Hà Nội). Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang có kế hoạch nhập dây chuyền công nghệ đốt chất thải có tận dụng nhiệt để phát điện trong thời gian tới.
Chất thải xây dựng chiếm khoảng 10 ÷ 15% lượng CTR đô thị phát sinh. Về nguyên lý chất thải xây dựng có thể tận dụng để lấp chỗ trũng, rải đường nhưng do không có sự phối kết hợp giữa các Sở GTVT, Sở Xây dựng và URENCO ở các tỉnh, thành phố, hơn nữa người dân thường thuê tư nhân thu gom CTR xây dựng nên chất thải xây dựng cũng bị đổ bừa bãi ra môi trường.
Báo cáo của Bộ TN&MT đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (năm 2011) cho thấy, trên toàn quốc còn đến 27/52 bãi chôn lấp vẫn đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để; chỉ có 25/52 bãi chôn lấp không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rất nhiều trong số các bãi chôn lấp đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để là các điểm ô nhiễm tồn lưu.
30
Do đó, bãi chôn lấp đã đóng cửa cần có sự quan tâm và các biện pháp quyết liệt để xử lý, khắc phục ô nhiễm. Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu và báo cáo của các địa phương cho thấy rất nhiều tỉnh thành phố chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh và nhà máy xử lý rác, việc xử lý và tiêu hủy rác ở đây chủ yếu là chôn lấp và đốt ngay tại các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh3. Các bãi rác không được quy hoạch và phân bố nhỏ lẻ ở khắp các thành phố, thị xã và các huyện. Một số địa phương điển hình như: Điện Biên, Hà Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước, Tiền Giang, Hậu Giang,...
Thời gian tới, công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng giảm thiểu tối đa lượng rác thải chôn lấp và tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng. Gần đây, có nhiều nhà đầu tư tư nhân đến Việt Nam đem theo các công nghệ đa dạng, tuy nhiên, một số công nghệ không đáp ứng yêu cầu. Bộ Xây dựng đã cấp giấy phép cho một số công nghệ nội địa trong lĩnh vực xử lý CTR sinh hoạt để thúc đẩy các công nghệ phù hợp. Các khu liên hợp xử lý CTR liên tỉnh đã được Bộ Xây dựng thiết kế quy hoạch. Tuy nhiên, tính khả thi của các khu liên hợp này đối với việc xử lý CTR đô thị là điều cần xem xét lại vì đối với các chất thải thông thường, nếu xử lý tập trung liên tỉnh thì chi phí vận chuyển cao sẽ dẫn tới không khả thi. Mặt khác, các địa phương được xác định trong quy hoạch để xây dựng khu liên hợp xử lý CTR về cơ bản cũng không muốn chất thải từ các địa phương lân cận được vận chuyển sang địa bàn tỉnh mình để xử lý.