Vi sinh vật phân huỷ xeluloza

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố hải phòng và giải pháp xử lý để sản xuất phân compost (Trang 61 - 62)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.1.3.Vi sinh vật phân huỷ xeluloza

Trong thiên nhiên có nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân huỷ xenluloza nhờ có hệ enzym xenluloza ngoại bào. Trong đó vi nấm là nhóm có khả năng phân giải mạnh vì nó tiết ra môi trường một lượng lớn enzym đầy đủ các thành phần. Các nấm mốc có hoạt tính phân giải xenluloza đáng chú ý là Trichoderma. Hầu hết các loài thuộc chi Trichoderma sống hoạt sinh trong đất và đều có khả năng phân huỷ xenluloza. Chúng tiến hành phân huỷ các tàn dư của thực vật để lại trong đất, góp

62

phần chuyển hoá một lượng chất hữu cơ khổng lồ. Trichoderma còn sống trên tre, nứa, gỗ tạo thành lớp mốc màu xanh phá huỷ các vật liệu trên. Trong nhóm vi nấm ngoài Trichoderma còn có nhiều giống khác có khả năng phân giải xenluloza như Aspergillus, Fusarium Mucor ... [8]

Nhiều loài vi khuẩn cũng có khả năng phân huỷ xenluloza, tuy nhiên cường độ không mạnh bằng vi nấm. Nguyên nhân là do số lượng enzym tiết ra môi trường của vi khuẩn thường nhỏ hơn, thành phần các loại enzym không đầy đủ. Thường ở trong đất có ít loài vi khuẩn có khả năng tiết ra đầy đủ 4 loại enzy, trong hệ enzym xenlulaza. Nhóm này tiết ra một loại enzym trong hệ enzym xenlulaza. Nhóm này tiết ra một loại enzym, nhóm khác tiết ra các loại khác, chúng phối hợp với nhau để phân giải cơ chất trong mối quan hệ hỗ sinh. [8]

Nhóm vi khuẩn hiếu khí bao gồm Pseudomonas, Cellulomonas, Achromobacter. [8]

Nhóm vi khuẩn kị khí bao gồm Clostridium và đặc biệt là nhóm vi khuẩn

sống trong dạ cỏ của động vật nhai lại. Chính nhờ nhóm vi khuẩn nàu mà trâu bò có thể sử dụng được xenluloza có trong cỏ, rơm rạ làm thức ăn. Đó là những cầu khuẩn thuộc chi Ruminococcus có khả năng phân huỷ xenluloza thành đường và các axit

hữu cơ.

Ngoài vi nấm và vi khuẩn, xạ khuẩn và niêm vi khuẩn cũng có khả năng phân huỷ xenluloza. Người ta thường sử dụng xạ khuẩn đặc biệt là chi Streptomyces trong việc phân huỷ rác thải sinh hoạt. Những xạ khuẩn này thường thuộc nhóm ưa nóng, sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 450

C – 500C rất thích hợp với quá trình ủ rác thải. [8]

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố hải phòng và giải pháp xử lý để sản xuất phân compost (Trang 61 - 62)