Đánh giá lƣợng CTR phát sinh tại thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố hải phòng và giải pháp xử lý để sản xuất phân compost (Trang 57 - 60)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.3. Đánh giá lƣợng CTR phát sinh tại thành phố Hải Phòng

58

Thành phần CTR sinh hoạt của thành phố phụ thuộc vào mức sống của người dân. Tại các quận nội thành, thành phần chất hữu cơ tương đối cao (khoảng 48 – 50%), trong khi đó tại các huyện ngoại thành thành phần hữu cơ rất cao (trên 70%). Đây là một yếu tố thuận lợi nếu áp dụng biện pháp xử lý ủ sinh học CTR để sản xuất phân hữu cơ.

Tuy nhiên, thành phần nhựa và túi nilon rất cao (khoảng 13%). Các túi nilon này nhỏ, mỏng, ít có giá trị đối với người thu gom, tái chế nên không được thu hồi. Khi đưa đi chôn lấp thành phần nilon này hầu như không bị phân hủy. Các túi nilon này nếu bị đốt tại các bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí do phát thải các khí ô nhiễm như HCl, VOC, Dioxin, Furan, … Theo thống kê của Bộ tài nguyên và Môi trường, mỗi hộ gia đình ở đô thị thải khoảng 3 – 10 túi nilon các loại mỗi ngày. Đây là một yếu tố gây khó khăn lớn cho công tác xử lý CTR tại thành phố, đặc biệt là chôn lấp. Để có thể xử lý nilon và nhựa một cách hợp lý, cần thiết phải phân loại thành phần này và đưa vào tái chế để tái sử dụng, hoặc đưa vào thiêu đốt tại các lò đốt tiêu chuẩn với nhiệt độ trên 1.3000C để tránh gây ra ô nhiễm không khí. Áp dụng phương pháp xử lý đốt hoặc làm phân vi sinh (trong quá trình phân loại sơ chế sẽ loại ra thành phần nhựa và nilon) phù hợp với loại CTR có nhiều thành phần nilon. Tuy nhiên, với điều kiện cụ thể của Hải Phòng chưa thể áp dụng phương pháp thiêu đốt do chi phí xử lý cao.

Một thành phần khác trong CTR sinh hoạt của thành phố là chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại trong sinh hoạt thường là pin, ắc quy, đèn tuýp, nhiệt kế thủy ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vec-ny, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, chất thải y tế lây nhiễm của các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ lẻ, bơm kim tiêm của các đối tượng nghiện chích ma túy, … Các thành phần này chưa được thu gom và xử lý riêng mà vẫn bị thải lẫn với CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp cũng như Nhà máy xử lý CTR Tràng Cát. Việc chôn lấp và xử lý chung sẽ gây ra nhiều tác hại cho những người tiếp xúc trực tiếp, ảnh hưởng đến quá trình phân hủy rác và hòa tan các chất nguy hại vào nước rỉ rác. Đây là yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác xử lý CTR của thành phố do tác động của nó đến cả hai phương

59

pháp chôn lấp và ủ sinh học. Để xử lý triệt để thành phần này, phương pháp tối ưu là thiêu đốt, tuy nhiên giải pháp này không phù hợp với điều kiện kinh tế của thành phố.

- Về khối lƣợng CTR:

Qua bảng thống kê khối lượng CTR nêu trên, có thể thấy trong vòng 12 năm từ năm 2000 đến năm 2012, khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn thành phố đã tăng với tốc độ chóng mặt. Năm 2000, khối lượng CTR phát sinh là 630 tấn/ngày, tuy nhiên đến năm 2012 con số này đã là 1.514 tấn/ngày, gấp gần 2,5 lần.

Năm 2009, chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người là 0,7 kg/người/ngày [1], tuy nhiên đến năm 2025 chỉ số này sẽ là 1,3 kg/người/ngày [15]. Cũng theo Quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, dân số của thành phố khoảng 2.400.000 người.

Bảng 2.5: Dự báo dân số và khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại thành phố Hải Phòng đến năm 2025 [15] STT Khu vực Dân số (ngƣời) Tiêu chuẩn (kg/ngƣời-ngày) Tỷ lệ thu gom (%) Khối lƣợng (tấn/ngày) 1 Các quận nội thành 2.100.000 1,3 100 2.730 2 Các thị trấn, thị tứ 300.000 1,2 90 324

3 Tổng lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh 3.054

Với khối lượng CTR sinh hoạt dự báo trên cho thấy trong tương lai với thành phần ngày càng phức tạp, khối lượng gia tăng nhanh chóng trong điều kiện quỹ đất dành cho công tác chôn lấp ngày càng hạn hẹp đòi hỏi thành phố cần tìm kiếm và áp dụng nhiều hơn nữa các giải pháp xử lý CTR khác nhằm giảm áp lực cho công tác chôn lấp.

60

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP XỬ LÝ CTR SINH HOẠT ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN COMPOST TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố hải phòng và giải pháp xử lý để sản xuất phân compost (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)