Nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh mên ở trường cao đẳng kỉnh tế kỹ thuật phú lâm TP HCM (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1.2.Nội dung đào tạo

Nội dung đào tạo là nội dung của sự chuyển biến nhân cách trên các mặt chính trị - đạo đức, văn hóa - kỹ thuật nghề nghiệp và sức khỏe, là nội dung của sự chuyển biến về phẩm chất và năng lực nhằm thực hiện các yêu cầu của mục tiêu đào tạo [26]. Do đó việc xác định nội dung đào tạo một mặt phải tuân theo các nguyên tắc sư phạm mặt khác phải luôn bám sát các yêu cầu của mục tiêu đào tạo. Tuy vậy mục tiêu đào tạo không quy định một cách đơn trị hệ thống các nội dung đào tạo, có nghĩa là có thẻ có nhiều hệ thống nội dung đào tạo khác nhau, nhằm thực hiện cùng một mục tiêu đào tạo, trong đó mỗi hệ thống có những ưu và nhược điểm nhất định, cần lựa chọn được những hệ thống nội dung nào có nhiều ưu điếm hơn, tức là hệ thống nội dung tối ưu.

Trong thực tế hệ thống các nội dung đào tạo được thể hiện trong các chương trình môn học, ngành học do các cơ quan quản lý đào tạo xây dựng và giao cho các trường thực hiện.[26]

1.3.1.3. Phương pháp đào tạo của trường cao đăng

Phương pháp đào tạo là cách thức mà các trường cao đắng và các giảng viên tác động lên nhân cách của sinh viên để làm chuyển biến theo những nội dung và mục đích nhất định, nhằm thực hiện được các yêu cầu của mục tiêu đào tạo với chất lượng cao.

Phương pháp đào tạo trong các trường cao đẳng bao gồm các phương pháp giảng dạy, các môn học lý thuyết, phương pháp hướng dân sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và phương pháp giáo dục học sinh, sinh viên về phẩm chất đạo đức. Khi nói về hoạt động của giáo viên để thực hiện từng loại

nội dung đào tạo (lý thuyết, thực hành) ngirời ta không dùng thuật ngữ phương pháp đào tạo mà nói là phương pháp giảng dạy, hướng dẫn, giáo dục... Khi nói đến những phương pháp chung đế tác động lên nhân cách hay một bộ phận lớn của nhân cách thì người ta thường nói đến phương pháp đào tạo. Chẳng hạn kết hợp thực tập với sản xuất ra của cải vật chất là phương pháp đào tạo quan trọng trong các trường, vì với phương pháp này các trường có thể tác động và gây ra sự chuyển biến trên nhiều mặt nhân cách của học sinh, sinh viên. [26]

1.3.1.4. Thời gian đào tạo của trường cao đắng

Thời gian đào tạo của trường cao đẳng kỹ thuật theo điều 38 Luật Giáo dục 2005 quy định "Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ 2 dến 3 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối vói người có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp từ một năm rưỡi đến hai năm đối với người có bằng trung cấp cùng chuyên ngành".

Theo quy định trên thì các em học sinh đã tốt nghiệp THPT thỉ sẽ được học hệ 3 năm. Với các em tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp thì sẽ được liên thông vói thời gian học là 1 năm rưỡi.

Các trường cao đẳng kỹ thuật có thể đào tạo các hệ trung cấp chuyên nghiệp và trung học nghề với thời hạn 2 năm cho các em đã tốt nghiệp trung học phổ thông.[38]

1.3.2. Đặc điểm chung của các trường cao đang kỹ thuật.

1.3.2.1. Kết quả lao động tập thế của cản bộ, giảng viên, công nhân viên trong nhà trường cao đăng kỹ thuật là một loại sản phẩm đặc biệt.

Đó là nhân cách của học sinh, sinh viên được đào tạo theo các tiêu chuẩn quy định trong mục tiêu đào tạo của từng ngành học [26]

Khác với mọi sản phẩm vật chất và tinh thần khác, nhân cách ở từng người

học sinh, sinh viên do quá trình đào tạo ở trường cao đẳng kỹ thuật tạo ra, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đồng thời tác động một cách phức tạp như: nhân cách

vốn có của từng học sinh, sinh viên lúc vào trường, sự tác động của các điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần cá nhân, tác động của tập thể, của gia đình và xã hội, tác động giáo dục đào tạo của nhà trường. Tình hình này làm cho kết quả đào

tạo không đồng đều ở mọi học sinh, sinh viên và việc đánh giá kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường cũng có nhiều khó khăn.

Đặc điểm này là đặc điếm chung cho tất cả các trường cao đắng kỹ thuật [26]

1.3.2.2. Nội dung đào tạo trong các trường cao đăng kỹ thuật phải toàn diện và đầy đủ.

Yêu cầu này đặt ra cho các trường cao đẳng kỹ thuật nhiệm vụ phải tổ chức một cách khoa học quá trình giảng dạy - giáo dục đầy đủ các mặt: chính trị và đạo đức, văn hóa và kỹ thuật, rèn luyện tay nghề, bồi dưỡng sức khỏe. Trong đó việc rèn luyện tay nghề là yêu cầu chính. Đé tố chức rèn luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên nhà trường phải có cơ sở thực hành cần thiết như (trạm, xưởng thực tập, phòng thí nghiệm, phòng thực hành nghiệp vụ...) phải có tổ chức và phương pháp giảng dạy phù hợp với từng ngành nghề, về giảng dạy lý thuyết nhà trường cần coi trọng vì nó tạo cơ sở cho việc đào tạo thực hành, đồng thời góp phần tạo ra năng lực sáng tạo ở học sinh, sinh viên. [26]

1.3.2.3. Hoạt động đào tạo trong các trường cao đấng kỹ thuật phải quán triệt đầy đủ nguyên lý giáo dục của Đảng.

Đó là các nguyên lý kết hợp thực tập với sản xuất và thực tập sản xuất trong các cơ sở sản xuất ở trong và ngoài trường. Hoạt động sản xuất ở trong trường phải nhằm phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo là chính, nhưng không phải vì thế mà có thế tiến hành một cách tùy tiện, trái lại phải tuân theo những quy luật nhất định, quy luật của sản xuất, trong đó quy luật giáo dục giữ vai trò chủ đạo.

Hoạt động học tập của học sinh, sinh viên trong trường Cao đẳng có đầy đủ những đặc điểm và bản chất của quá trình học tập nói chung là:

- Đối tượng của hoạt động học tập là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Người học phải chiếm lĩnh được hệ thống kiến thức trong chương trình học tập để sử dụng chúng trong thực tiễn cuộc sống.

- Mục đích của hoạt động học tập hướng vào làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động. Song bên cạnh đó nó cũng có những đặc điểm riêng, đó là:

- Hoạt động học tập của sinh viên trong trường Cao đăng kỹ thuật luôn luôn gắn kết với sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ [2] đồng thời đã diễn ra trong điều kiện có kế hoạch, phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn nhất định.

- Hoạt động học tập của sinh viên trong trường Cao đắng kỹ thuật đặc biệt

hệ dạy nghề không chỉ ở trên lớp, ở ký túc xá (ở nhà) mà chủ yếu là ở xưởng trường vì phần lớn tỉ lệ thực hành rèn luyện tay nghề ở nhiều nghề chiếm khoảng từ 50% đến 70% tổng thời gian đào tạo.

- Phương pháp học tập của sinh viên trong trường Cao đắng là phương pháp nhận thức rất gần gũi với phương pháp nhận thức chung của loài người, đồng thời còn là phương pháp rèn luyện để hình thành hệ thống kỹ năng thực hành và phát triển tư duy kỹ thuật, năng lực sáng tạo kỹ thuật.

- Hoạt động học tập của sinh viên trong trường Cao đẳng mang tính độc lập, trí tuệ, trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động tập thể, hoạt động thực tiễn, hoạt động tự rèn luyện của sinh viên trong đó yếu tố quyết định kết quả học tập của sinh viên chính là động cơ học tập.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên các trường cao đẳng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Mục đích, động cơ học tập

Hoạt động của con người bao giờ cũng có tính mục đích. Một trong những mục đích hoạt động của con người là làm biến đổi chính bản thân mình.

Vì vậy, mục đích sẽ hướng về nội dung, yêu cầu và phương thức hoạt động giúp con người đạt tới điều mình mong muốn. Nói cách khác mục đích là mô hình đặt ra trước trong ý thức con người, đã hướng dẫn hành động và điều chỉnh hành dộng.

Mục đích được thúc đẩy bởi những động cơ nhất định. Hoạt động học tập cũng vậy, động co học tập là nguồn gốc tạo ra trạng thái tích cực trong học tập. Động cơ học tập rất phong phú và đa dạng. Nó không thể được hình thành bằng cách áp đặt mà được hỉnh thành trong quá trình học tập và giải quyết các nhiệm vụ học tập, đồng thời nó còn được hình thành trong quá trình giáo dục, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của sinh viên. Nếu trong quá trình dạy học, thầy tổ chức cho sinh viên từ phát hiện ra những điều mới lạ, tự giải quyết những nhiệm vụ học tập tạo ra những ấn tượng tốt đẹp đối với việc học thì dần dần làm nảy sinh nhu cầu học tập ỏ các em. Khi học tập trở thành nhu cầu không thể thiếu được của sinh viên thì nó sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần thúc đẩy sinh viên khắc phục khó khăn để giành lấy tri thức. Đế hình thành động cơ học tập cho sinh viên trước hết cần khơi dậy mạnh mẽ ở các em nhu cầu nhận thức, cần phải làm cho sinh viên hiểu rõ tại sao phải học tập, học để làm gì. Chỉ khi nào sinh viên thấy việc học sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân thì mới có thê hy vọng sự tự giác, tích cực học tập của các em và điều đó là yếu tố cơ bản góp phần nâng cao kết quả học tập. Động cơ học tập gồm có động cơ bên trong và động cơ bên ngoài:

I Động cơ bên trong là động cơ xuất phát từ chính việc học tập, từ nội dung, phương pháp học, từ nhu cầu, hứng thú học tập. Động cơ bên trong thống nhất với mục đích học tập. Vì vậy, động cơ bên trong sẽ giúp người học vượt qua những trở ngại không những cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ học tập mà còn tạo ra mọi điều kiện đế tự học, tự rèn nghê. Chính động cơ bên trong sẽ giúp người học có niềm vui trong học tập, tạo cho họ có được niềm tin vào chính khả năng vốn có của bản thân mình.

+ Động cơ bên ngoài là những yếu tố kích thích hoạt động vươn tới mục đích. Chúng ta biết rằng, để có được sự say mê, ham hiểu biết thì ngoài nội dung, phương pháp học cũng cần có những yếu tố kích thích từ bên ngoài. Những nội quy, quy chế học tập, những tiêu chuẩn xếp loại học sinh viên để được khen thưởng, được học bống khuyến khích học tập sẽ là những nhân tố kích thích sự cố gắng, nỗ lực của người học.

Song, muốn cho động cơ bên ngoài trở thành yếu tố kích thích người học, nhà giáo dục phải nắm được đối tượng của mình đê có biện pháp thích hợp nhằm khuyến khích động viên hứng thú học tập của họ.

* Các điểu kiện, phưong tiện vật chất phục vụ học tập

Cơ sở vật chất, trang thiết bị là một yếu tố quan trọng phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập của sinh viên. Vì vậy, quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý giáo dục trong nhà trường nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy và học tập của sinh viên.

Quản lý tốt cơ sở vật chất nhà trường không chỉ đơn thuần là bảo quản tốt, mà phải phát huy tốt năng lực của chúng cho dạy học và giáo dục, đồng thời còn làm sao đê có thế thường xuyên bổ sung thêm những thiết bị mới và có giá trị.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện học tập là điều kiện để sinh viên tiến hành hoạt động học tập. Đó là toàn bộ các thành tố vật chất giúp sinh viên tiến hành thao tác học tập như: phòng học, sách vở, xưởng thực hành vói các máy móc, thiết bị học tập và các điều kiện về ăn ở, học tập ở ký túc xá,...

Đối với các trường Cao đắng việc quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động thực hành có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên. Điều mà xã hội đòi hỏi ở sinh viên tốt nghiệp các trường Cao đắng là năng lực thực hiện các công việc của nghê nghiệp và khả năng thích ứng linh hoạt với các phương thức hoạt động khi điều kiện thay đổi. Những điều này chỉ có được khi cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ thực hành, thực tập được đáp

ứng đầy đủ, được quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả. ơ các trường Cao đẳng sinh viên không thể có kiến thức và tay nghề tốt khi thiếu thiết bị phục vụ hoạt động thực hành và đây là sự khác biệt giữa trường Cao đắng với các cơ sở đào tạo khác.

Như vậy, một hoạt động muốn có kết quả phải có động cơ, mục đích, và phương tiện. Vì vậy, muốn cho hoạt động học tập có kết quả, nhà giáo dục phải làm cho người học có được động cơ, mục đích học tập đúng đắn đồng thời phải chuân bị những phương tiện cần thiết đé đạt tới mục tiêu đã định.

* Phong trào học tập trong tập thê sinh viên

Tập thể có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triên nhân cách. Đó là một nhóm người, một bộ phận xã hội gắn bó chặt chẽ theo mục đích chung.

Tập thế học sinh, sinh viên là “tập hợp những học sinh gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau tiến hành những hoạt động có ích như học tập, lao động, công tác xã hội, thể thao,..v.v..” [25,380]

Theo PGS - TS Phạm viết Vượng: tập thẻ học sinh là một tập thê được tổ chức đế giáo dục, là một môi trường thuận lợi để học sinh thi đua và là nơi để học sinh thử sức, thẻ hiện và khắng định khả năng của mình.[54]

Chúng ta biết rằng: Một trong những hoạt động cơ bản của tập thể sinh viên là hoạt động học tập. Vì vậy, bầu không khí học tập trong tập thể sinh viên có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành động cơ và ý thức học tập. sống trong một tập thể gắn bó với nhau, lấy học tập làm mục tiêu phấn đấu chung cho tất cả mọi thành viên thì mỗi cá nhân khó có thê thờ ơ trước hoạt động của mọi người; khó có thể tự tách mình ra khỏi bầu không khí ấy. Mỗi cá nhân sẽ cảm thấy tự xấu hổ nếu mình thua kém bạn bè, sẽ áy náy khi sử dụng thời gian một cách lãng phí. Những hành động trái với trật tự đã được thiết lập của tập thế sẽ bị chỉ trích, phê bình và buộc mỗi cá nhân phải hòa mình vào không khí chung ấy. Như vậy, mọi người trong tập thế gương mẫu cố gắng hoàn thành nhiệm vụ

học tập sẽ là môi trường tốt nhất giúp người học có ý thức tự giác, tạo niềm say mê, phấn khởi cố gắng khẳng định mình trước tập thể. Nhà quản lý cần hết sức quan tâm tổ chức giúp đỡ đế phát triến các tập thể sinh viên.

* Cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Thực chất của đánh giá là thu thập các chứng cứ đê so sánh với chuẩn mực đã được xác định. Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh sinh viên so với chương trình đề ra.

Việc đánh giá chính xác, chân thực, hình thức nội dung đánh giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo sẽ có tác dụng trực tiếp với người học, giúp người học tìm ra nguyên nhân, đề ra những giải pháp đế việc học có hiệu quả. Việc đánh giá tốt sẽ dẫn đến tự đánh giá tốt của đối tượng. Nó “có tác động mạnh mẽ đến tâm lý đối tượng, tạo điều kiện để đối tượng phát triển nhân cách, thói quen tự đánh giá đúng mình, tinh thần trách nhiệm, nỗ lực ý chí, tính kiên định, lòng tự tin vào mình”. [21,128]

Trong từng giai đoạn học tập của sinh viên việc đánh giá sẽ nhằm định hướng cho việc học tập được tiếp tục như:

- Xác định khả năng học tập của sinh viên.

- Xác định hoạt động lĩnh hội tri thức của sinh viên. - Thúc đẩy sinh viên học tập thường xuyên và chăm chỉ.

- Giúp sinh viên tự đánh giá trình độ, bổ sung và hoàn thiện việc học của

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh mên ở trường cao đẳng kỉnh tế kỹ thuật phú lâm TP HCM (Trang 25)