Xuất các giải pháp quản lý chung để hoàn thiện chính sách quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3r trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp (Trang 100 - 122)

liên quan đến 3R đối vi CTR nhm áp dng cho c lĩnh vc CTR nông nghip

4.3.2.1. Ban hành các chính sách về quản lý CTR nông nghiệp

Hiện nay, hầu hết các chính sách, các văn bản luật cụ thể về quản lý CTR ở nước ta chỉ tập trung vào CTR đô thị và CTR công nghiệp. Để quản lý tốt nguồn thải này nhà nước cần bổ sung, xây dựng và ban hành một số nội dung sau:

+ Xây dựng chiến lược về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTR trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó đề ra các mục tiêu cần đạt, các giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện;

+ Xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn, đất đai cụ thể cho các hoạt động nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới trong giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTR nông nghiệp;

+ Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thu gom và xử lý các loại chai lọ, bao bì đựng phân bón và thuốc BVTV sau khi sử dụng và các chế tài xử phạt đủ mạnh để xử lý vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức trong việc thu gom và xử lý loại chất thải này;

+ Thực hiện quy hoạch quản lý CTR nông nghiệp trên phạm vi cả nước; + Nhà nước cần phải có những chế tài đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm như: đốt CTR trọt bừa bãi, cũng như vứt bỏ bừa bãi, phân hủy yếm khí gây ô nhiễm môi trường;

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 91 + Chính sách khuyến khích sáng tạo, nhập khẩu, ứng dụng hiệu quả các công nghệ tiên tiến về chăn nuôi, trồng trọt và các công nghệ tái sử dụng, tái chế chất thải;

Bên cạnh đó, nhà nước cần rà soát và bổ sung các văn bản về quản lý CTR hiện nay cho phù hợp, để các văn bản này được áp dụng rộng rãi đối với cả CTR trồng trọt. Ví dụ: Nghị định 59/2007/NĐ – CP cần bổ sung một số điều về thu gom, tái sử dụng, tái chế đối với CTR nông nghiệp và có sự phân công trách nhiệm rõ ràng hoặc có văn bản hướng dẫn kèm theo.

4.3.2.2. Phân công trách nhiệm trong quản lý CTR nông nghiệp

™Trách nhiệm quản lý cấp nhà nước:

Trách nhiệm quản lý về CTR nông nghiệp ở cấp nhà nước được giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay trách nhiệm quản lý CTR nông nghiệp vẫn chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đúng mức. Cần thành lập một cơ quan chuyên trách, chịu trách nhiệm trong việc thanh tra, kiểm tra và báo cáo hàng năm về lượng CTR nông nghiệp phát sinh cũng như tình hình thực hiện việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế. Đồng thời, cơ quan này có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban ngành trong việc thực hiện các văn bản về quản lý CTR nhà nước đã phê duyệt, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện đem lại hiệu quả cao đến tận đại bộ phân người dân nông thôn.

™ Về trách nhiệm quản lý CTR nông nghiệp ở các địa phương:

+ Nâng cao năng lực quản lý CTR nông nghiệp cho các cơ quan quản lý có liên quan và cộng đồng tại các xã, địa phương;

+ Cần phải quy định rõ ràng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp trong triển khai thực hiện. Trách nhiệm quản lý CTR nông nghiệp giao cho sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về quản lý nguồn thải này;

+ Cần thành lập đoàn kiểm tra tại các địa phương và giao quyền để họ có quyền phạt những cá nhân thải bỏ chất thải bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường.

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 92

4.3.2.3. Các giải pháp về giáo dục môi trường

Lượng CTR nông nghiệp phát thải hàng năm ở nước ta rất lớn, nếu không có nhận thức đúng đắn, không tận dụng tốt nguồn thải này thì đây là nguồn ô nhiễm môi trường chủ yếu hiện nay. Vì thế, nâng cao nhận thức của người dân về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế là rất quan trọng.

Hiện nay, đại đa số người dân nông thôn nhận thức về vấn đề này rất kém, chỉ dừng lại ở một số khu vực thí điểm. Vì vậy, nhà nước cần phải có các chính sách đầu tư về nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền trong lĩnh vực này.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về 3R cho người dân nông thôn bằng những hình thức sau:

+ Thường xuyên tổ chức các đội tình nguyện tuyên truyền, phổ biến nội dung này ở các khu vực nông thôn vì hiện nay lực lượng cán bộ môi trường ở các cấp huyện, xã còn quá ít, không đủ nhân lực cho công tác tuyên truyền;

+ Tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Tổ chức các, diễn đàn nông nghiệp (nhịp cầu nhà nông, bạn của nhà nông,…), các khóa tập huấn về BVMT trong trồng trọt cũng như trong chăn nuôi để giới thiệu, phổ biến các kỹ thuật, các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực này. Giới thiệu các mô hình giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải nông nghiệp.

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 93

KT LUN VÀ KIN NGH

a. Kết luận

Lượng CTR nông nghiệp phát sinh hàng năm ở nước ta rất dồi dào, ổn định, đặc biệt là rơm, trấu, phân gia súc, gia cầm, ... Đây là nguồn nguyên liệu vô tận, rẻ tiền.

Áp dụng 3R đối với CTR trồng trọt, CTR chăn nuôi là một giải pháp đúng đắn mang lại hiệu quả cao cả về mặt môi trường và kinh tế. Đặc biệt là việc giảm phát thải KNK, có ý nghĩa rất lớn đến BĐKH trên toàn cầu. Tận dụng nguồn thải này vào mục đích phát điện là hướng tận dụng tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa lớn nhất về mặt môi trường và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Với đề tài: “Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3R trong quản lý CTR nông nghiệp” tác giảđã thực hiện được một số vấn đề sau:

1. Nêu được tổng quan về CTR nông nghiệp: nguồn phát sinh, một số đặc tính của CTR trồng trọt, tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV hiện nay ở nước ta cũng như đặc tính về chất thải chăn nuôi và tác động của nguồn thải này tới môi trường;

2. Nêu được hiện trạng CTR trồng trọt cũng như CTR chăn nuôi hiện nay ở nước ta. Ước tính được lượng CTR nông nghiệp phát sinh ở nước ta năm 2008 là: trồng trọt 50,34 triệu tấn, chăn nuôi 92,91 triệu tấn. Lượng CTR trồng trọt hiện nay được sử dụng chủ yếu vào mục đích: làm thức ăn cho gia súc, chất đốt tại các hộ gia đình, trong các lò sấy, lò nung gạch, gốm sứ, làm chất độn chuồng, tủ gốc màu, làm giá nấm, chất thải chăn nuôi chủ yếu làm phân bón và tạo KSH,...

3. Đã ước tính được tiềm năng tái sử dụng, tái chế CTR nông nghiệp vào mục đích sản xuất điện và các mục đích khác. Tiềm năng có thể khai thác cho mục đích sản xuất điện năng ở nước ta đối với trấu là 3,875 triệu tấn, bã mía 1,57 triệu tấn, rơm rạ là 6,4 triệu tấn, tương đương với tổng lượng điện là 747,1 triệu kwh.

4. Đã ước tính được lượng KNK phát sinh từ quá trình phân hủy yếm khí toàn bộ CTR trồng trọt do người dân vứt bỏ bừa bãi là 86,63 triệu tấn CO2 tương đương.

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 94 Đây là nguồn phát thải KNK lớn nhất hiện nay trong ngành nông nghiệp. Tính toán được lượng KNK phát sinh từ việc đốt CTR trồng trọt bừa bãi trên các đồng ruộng, lề đường. Kết quả ước tính cho thấy, việc phân hủy yếm khí CTR trồng trọt là nguyên nhân phát thải KNK lớn nhất trong ngành nông nghiệp nên tận dụng nguồn thải này có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường.

5. Trên cơ sở phương pháp luận của đánh giá chính sách, tác giả đã bước đầu tiếp cận và tiến hành đánh giá sơ bộ các văn bản luật cụ thể về quản lý CTR có liên quan đến 3R đối với CTR nói chung và CTR nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian thực hiện nên tác giả chỉ tiến hành đánh giá những văn bản ở cấp Bộ trở lên.

6. Trên cơ sở phân tích hiệu quả của các văn bản luật, cùng với việc đánh giá tiềm năng, lợi ích của việc tái sử dụng, tái chế nguồn thải này, tác giả đã đưa ra những những điểm mạnh, điểm yếu, phân tích được những cơ hội và thách thức của quá trình thông qua mô hình phân tích SWOT và đã đề xuất được các biện pháp thực hiện nhằm hoàn thiện chính sách, giúp tăng cường tái sử dụng, tái chế nguồn thải này.

b. Kiến nghị

Qua quá trình thực hiện luận văn tác giả nhận thấy, áp dụng 3R đối với nguồn thải này là giải pháp đúng đắn, mang lại lợi ích lớn. Đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường.

Do đó, để đạt được hiệu quả tốt trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản luật và tiến tới tận dụng triệt để nguồn thải này, vấn đề trước mắt nhà nước cần phải:

+ Chú trọng đầu tư kinh phí, tăng cường thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để các dự án điện trấu ở nước ta được đưa vào xây dựng và hoạt động cũng như các dự án về xây dựng công trình KSH, sản xuất phân vi sinh ở quy mô hộ gia đình được nhân rộng trên phạm vi cả nước. Vì hiện nay, 85% hộ chăn nuôi được phỏng vấn cho rằng thiếu khả năng xử lý chất thải do thiếu công nghệ, thiếu kinh phí;

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 95 100% số hộ chăn nuôi mong muốn được hỗ trợ kiến thức, kinh phí xử lý môi trường

[8];

+ Tăng cường đầu tư cho công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của người dân về lợi ích của việc áp dụng 3R đối với nguồn thải này kịp thời và thường xuyên đến tận cấp huyện, xã vì hiện nay công tác này chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm;

+ Nhanh chóng hoàn thiện các văn bản, chính sách về 3R đối với CTR nông nghiệp để làm cơ sở pháp lý nâng cao hiệu quả của việc áp dụng 3R đối với nguồn thải này. Vì chỉ khi được sư quan tâm thực sự của nhà nước bằng những hành động cụ thể được luật hoá thì việc quản lý nguồn thải này mới đạt được hiệu quả cao.

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 96

TÀI LIU THAM KHO

1. Nguyễn Minh Bảo, Hồ Thị Lan Hương (2008), Kết quả phát triển và sử

dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam, Trung tâm năng lượng tái tạo và

CDM – Viện Năng lượng, Hội thảo quốc tế và Phát triển năng lượng bền vững.

2. Bộ môn Công nghệ sinh học, Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (2008), Khảo sát sự thay đổi ẩm độ thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của trùn quế (Perionyx excavates).

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Dự án quản lý chất thải vật nuôi Đông Á (LWMEAP), Tài liệu giới thiệu mô hình bể KSH có thể tích lớn kiểu Trung Quốc – WB.

4. Cục Bảo vệ Môi trường (2008), Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án “Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, xã”.

5. Hội nghị bảo vệ môi trường trong Nông nghiệp và Nông thôn (2008),

Những vấn đề môi trường trong lĩnh vực Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật,

Cục Bảo vệ thực vật.

6. Bùi Văn Ga, Lê Minh Tiến, Trương Lê Bích Trâm, Nguyễn Văn Đông,

Khả năng giảm phát thải CO2 ở Việt Nam nhờ sản xuất điện bằng biogass, Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng, số 1(30).2009.

7. Đỗ Hàm (2007), “Hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng", NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

8. Đào Lệ Hằng (2009), Thực trạng và định hướng BVMT trong chăn nuôi,

Phòng MTCN – Cục chăn nuôi

9. Hiroshi Omori, Mah Soo (2006), Tái sử dung chất thải sinh khối cho lò hơi công nghiệp để thu hồi năng lượng, Tổ chức năng suất Châu Á.

10. Lê Hoàng (2003), Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật - chúng ta đang đầu

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 97 11. Nguyễn Đình Hương (2007), “ Giáo trình kinh tế chất thải”, NXB Giáo

Dục.

12. Nguyễn Quang Khải (2005), Những vấn đề phát triển năng lượng sinh khối của Việt Nam, Báo cáo tại hội nghị phát triển năng lượng bền vững

Việt Nam.

13. Hoàng Hữu Thẩn (2008), Tiềm năng nguồn năng lượng phi thương mại (chất thải) và triển vọng ứng dụng, Trung tâm tư vấn và phát triển điện,

TP.HCM.

14. Nguyễn Bình Thình (2008), Báo cáo công tác môi trường trong nông nghiệp và nông thôn, Vụ Khoa học và Công nghệ Môi trường.

15. Nguyễn Minh Tiến (2005), Nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng chu trình vòng đời để nhận dạng tiềm năng sử dụng sinh khối sản xuất năng lượng ở Việt Nam, Hà Nội 2005.

16. Niên giám thống kê (2008), Tổng Cục Thống Kê.

17. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Nghiên cứu đề xuất phương pháp xử lý phế phụ phẩm đồng ruộng, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2007.

18. Viện chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường (2009), Chiến lược quốc gia về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTR đến năm 2020, Hà

Nội.

19. Viện năng lượng - Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật năng lượng mới, Năng lượng mới.

20. Bộ Công nghệ, Tổng công ty điện lực Việt Nam (2005), công nghệ KSH.

Tài liệu tiếng anh:

21. Ann Crabbe and Pioter Leroy (2008), The handbook of Environmental

Policy Evaluation, USA

22. IPCC (2006), Guidelines for National Green House Gas

inventories,Volume 2.

23. Huynh Trung Hai and Nguyen Thi Anh Tuyet (2008), Benefit of the 3R

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 98 paper series of Asia Resource Circulation Policy Research. IGES, Japan.

24. Nguyen Le Truong, Tran Quang Cu (2004), Potentia of Distributed

Powed Generation from Biomass Residues in Vietnam – Status and Prospect, Electricity Supply Industry in Transition: Issues and Prospect

for Asia.

25. Mickwitz P (2001), A Framework for Evaluating Environmental Policy Istruments: context, concepts and Critical Remarks (http://www.vyh.fi/eng/reseach/projects/...) Webside: 26. http://en.wikipedia.org/wiki/Bagasse/... 27. http://www.congnghehoahoc.org/moi-truong/bao-ve-moi-truong/nhung- ung-dung-ky-dieu-cua-vo-trau. 28. http://nangluongsinhkhoi.blogspot.com/2006/03/sn-xut-in-t-v-tru-mn- ca.html 29. http://www.vfej.vn/... 30. http://vea.gov.vn/Vn//khoahoccongnghe/congnghemt/.. 31. http://vea.gov.vn/VN/khoahoccongnghe/congnghemt/sanxuatvatieuthubenvung/ Pages/ 32. http://www.dostbinhdinh.org.vn/MagazineNewsPage.asp?TinTS_ID=801 &TS_ID=76 33.http://www.khuyennongvn.gov.vn/e-khcn/ky-thuat-trong-nam-rom 34.http://www.haiduong.gov.vn/vn/congdan/Pages/D%C3%B9ngmenvisinhx %E1%BB%ADl%

PHỤ LỤC 1

1. Các văn bản chính sách liên quan đến 3R trong quản lý CTR

Ngoài các văn bản chính sách chính nêu ở phần 3.2 còn rất nhiều các văn bản chính sách liên quan đến quản lý CTR khác như:

• Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Bộ

Chính trị, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

• Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 22/02/2005 thực

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3r trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp (Trang 100 - 122)