Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3r trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp (Trang 91 - 96)

Mô hình phân tích SWOT được áp dụng trong việc đánh giá một đơn vị kinh doanh, một đề xuất, một phương pháp, một lựa chọn hay một ý tưởng. Đó là cách đánh giá chủ quan các dữ liệu được tổ chức theo một trình tự lô-gíc nhằm giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, từ đó có thể thảo luận, ra quyết định hợp lý và chính xác nhất.

Với đối tượng là một chính sách thì đây cũng là một công cụ đóng vai trò quan trọng, cung cấp những thông tin bổ ích cho các nhà soạn thảo văn bản trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách.

Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 thành phần chính thể hiện 4 nội dung chính của SWOT:

Những điểm mạnh (Strengths) Những điểm yếu (Weaknesses)

Những cơ hội (Opportunities) Những nguy cơ (Threats)

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 82 Những điểm mạnh, điểm yếu thường được xem là những vấn đề nội bộ (Internal Issues) trong khi những cơ hội và nguy cơ thường là những vấn đề bên ngoài (External Issues). Tùy vào từng đối tượng và mục tiêu cụ thể mà những nội dung thể hiện trong khung phân tích SWOT là khác nhau. Trong trường hợp này, một số nội dung có thể được thể hiện được trình bày ở bảng 4 – 1.

Bảng 4 -1: Một số nội dung có thểđược thể hiện trong khung phân tích SWOT

Điểm mạnh

- Năng lực quản lý;

- Công tác quy hoạch, dự báo; - Công nghệ thông tin, truyền thông; - Mức độ đầu tư trong công tác quản lý CTR (thu gom, tái sử dụng, tái chế);

- Cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ; - Lượng CTR rắn dồi dào, ổn định. - Chất thải có tiềm năng tái sử dụng, tái chế,…

Điểm yếu

- Thái độ, hành vi của người tiếp nhận;

- Hệ thống quản lý của nhà nước; - Phạm vi áp dụng của chính sách; - Hiệu quả thực hiện;

- Tính linh hoạt của các chính sách; - …

Cơ hội

- Sự quan tâm của Đảng và nhà nước; - Các nguồn đầu tư của nước ngoài; - Triển vọng các ngành thương mại, dịch vụ liên quan đến giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế;

- Sự phát triển của các công nghệ tái chế.

- Giải quyết các vấn đề an ninh năng lượng;

- …

Thách thức

- Các nguồn đầu tư, hỗ trợ cơ bản; - Quan niệm và nhận thức của người dân;

- Nguồn lực quản lý;

- Sự cạnh tranh về giá nguyên, nhiên liệu;

- Sự cạnh tranh về chi phí công nghệ;

- Trở ngại về thời tiết;

- Sự ổn định về nguyên nhiên liệu; - …

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 83 Mục tiêu của phân tích SWOT là:

- Phát triển dựa vào các điểm mạnh; - Loại bỏ các điểm yếu;

- Khai thác tốt các cơ hội;

- Giảm thiểu tác động của các nguy cơ.

Trên cơ sở ước tính tiềm năng và lợi ích mang lại từ việc áp dụng 3R đối với CTR nông nghiệp cùng với việc đánh giá các văn bản cụ thể liên quan đến 3R đối với CTR nói chung và CTR nông nghiệp nói riêng, tác giả đưa ra một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc áp dụng 3R trong quản lý CTR nông nghiệp, được trình bày ở bảng 4 – 2.

Bảng 4-2: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc áp dụng 3R trong quản lý CTR nông nghiệp

Điểm mạnh

- Đối với các văn bản luật:

+ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTR từng bước được hoàn thiện, 3R được đề cập đến như một nội dung quan trọng về BVMT trong các chủ trương đường lối của Đảng ;

+ Mục tiêu quản lý phù hợp với xu thế quản lý hiện nay là hướng đến tái sử dụng, tái chế đến mức cao nhất;

+ Các chính sách về quản lý CTR nông thôn nói chung và CTR nông nghiệp nói riêng đang từng bước được hình thành, công tác 3R đang được nhà nước chú trọng;

Điểm yếu

- Đối với các văn bản luật:

+ Hầu hết tập trung chủ yếu đối với CTR đô thị và KCN;

+ Hiện nay chưa có một văn bản cụ thể nào đề cập đến quản lý CTR nông nghiệp, đặc biệt đối với CTR từ trồng trọt và công tác 3R đối với nguồn thải này;

+ Một số văn bản bước đầu đã đề cập đến quản lý CTR nông nghiệp (hiện nay cũng đã có một vài văn bản quy định về BVMT liên quan đến BVMT trong chăn nuôi (phụ lục 1)). Tuy nhiên vẫn còn mang tính chung chung, không có mục tiêu cụ thể , hướng dẫn cụ thể;

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 84 + Hầu hết đáp ứng được tính minh

bạch, không có những quy định bảo mật, các thông tin về 3R được tìm thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, khuyến khích xã hội hóa công tác 3R, tạo điều kiện tốt cho nhận thức của nông dân vùng nông thôn về lợi ích của 3R trong nông nghiệp;

+ Hầu hết các tổ chức, cá nhân quan tâm chấp nhận tốt các chính sách về 3R;

+ Hầu hết đảm bảo được tính công bằng;

+ Thực hiện chính sách liên quan đến 3R đối với CTR nông nghiệp đem lại hiệu quả to lớn về kinh tế, môi trường và xã hội, đặc biệt giảm sử dụng tài nguyên và giảm phát thải KNK (đã

được đề cập ở chương 2).

- Đối với CTR nông nghiệp:

+ Lượng phát sinh hàng năm ổn định, dồi dào;

+ Là nguồn nguyên – nhiên liệu vô tận;

+ Chi phí rẻ;

+ Chứa thành phần hữu cơ lớn, thích hợp cho việc tái sử dụng, tái chế theo phương pháp sinh học;

trên toàn quốc đối với CTR nông nghiệp còn rất hạn chế, đặc biệt đối với các vùng nông thôn, nông nghiệp cho nên nhận thức của người dân nông thôn về 3R đối với CTR nông nghiệp, cải thiện môi trường trong nông nghiệp chỉ tốt ở mức độ thí điểm. Thậm chí một số vùng người dân hoàn toàn không nhận thức được vấn đề môi trường trong nông nghiệp;

+ Chưa nêu rõ ràng về sự phân công trách nhiệm đến từng cấp huyện, xã.

+ Chưa có quy định cụ thể về chế tài xử phạt mạnh đối với các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;

+ Chưa có những quy định cụ thể về việc ưu đãi, đầu tư kinh phí cho từng đối tượng, trên từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Cũng như chưa có những chính sách thu hút đầu tư của nước ngoài. Cho nên hiện nay, hầu hết các hộ dân nông thôn không đủ kinh phí để xây dựng các công trình tái sử dụng, tái chế. Cụ thể:

Hiện nay, có đến 85% số hộ chăn nuôi thiếu đất, thiếu kinh phí và công nghệ chăn nuôi cũng như xử lý chất thải; 100% số hộ chăn nuôi mong muốn được hỗ trợ

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 85 + Sản xuất nông nghiệp tập trung thành

từng vùng, từng cụm thuận lợi cho công tác thu gom, vận chuyển;

+ Chất thải trồng trọt có nhiệt trị cao thích hợp cho việc tận dụng để sản xuất năng lượng, trọng lượng riêng nhỏ, dễ bảo quản và lưu kho;

+ Chất thải chăn nuôi có khả năng sinh khí sinh học cao.

kinh phí và công nghệ [8].

- Đối với CTR nông nghiệp:

+ Phụ thuộc vào thời tiết; + Phụ thuộc vào vụ mùa.

Cơ hội

- Tiến tới giải quyết các vấn đề CTR một cách tổng hợp, ở cả mức độ quốc gia, vùng và địa phương;

- Nhận thức môi trường và trình độ của người dân ngày càng gia tăng; - Các nguồn đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên toàn diện hơn xét trên khía cạnh môi trường và phát triển; - Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, tình hình về hiệu ứng nhà kính ngày càng trở nên cấp bách; nhiên liệu hóa thạch ngày càng trở nên cạn kiệt;

- Các chính sách và thể chế về năng lượng tái tạo đang từng bước hình thành;

- Thị trường tiêu thụ các sản phẩm tái chế ngày càng được khuyến khích;

Thách thức

- Nhiều quan niệm cũ và thói quen lạc hậu trở thành rào cản trong quá trình thực hiện;

- Việc tái sử dụng, tái chế CTR nông nghiệp còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ;

- Chưa có sự hỗ trợ của nhà nước trong công tác quản lý CTR nông nghiệp;

Về sản xuất năng lượng:

- Chưa có sự hỗ trợ về vốn, giá nhiên liệu sinh khối nên chưa thu hút được đầu tư nước ngoài;

- Sự cạnh tranh về nhu cầu nguyên liệu; - Sự cạnh tranh về chi phí công nghệ; - Thiếu các chính sách và cơ chế của chính phủ về phát triển năng lượng sinh khối.

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 86 Trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý CTR nông nghiệp hiện nay của nước ta như đã nêu trên, phần tiếp theo đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm khắc phục những điểm yếu, khai thác tốt các cơ hội, giảm thiểu tác động của các nguy cơ để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thải này.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3r trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)