a. Vì sao phải tiến hành đánh giá chính sách?
Đánh giá chính sách không chỉ là một vấn đề kỹ thuật hay một vấn đề thực hành tốt, mà được xem như là một khoa học phân tích của một lĩnh vực nào đó, là một vấn đề chính trị. Về mặt phân tích hệ thống, đánh giá là phản hồi thông tin; về mặt kỹ thuật, sự phản hồi này hoạt động như một cơ chế tự điều chỉnh.
Vì thế đánh giá chính sách đóng vai trò rất quan trọng, giúp cho các nhà soạn thảo có được đầy đủ các thông tin trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách.
Nghiên cứu đánh giá chính sách là một quá trình áp dụng những nghiên cứu xã hội để đánh giá, đánh giá từ các khái niệm, thiết kế và độ hữu ích.
Quá trình đánh giá chính sách thường được thực hiện trên bốn nội dung chính sau:
Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường
Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 56 + Đáp ứng yêu cầu quản lý, mục tiêu quản lý;
+ Xem xét để xác định cần thay đổi cái gì, có phù hợp hay không phù hợp?; + Tìm ra cách cải tiến để hoàn thiện chính sách;
+ Đáp ứng về mặt tài chính.
b. Các cách tiếp cận đểđánh giá chính sách
Việc đánh giá một chính sách có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau thông qua nhiều kiểu đánh giá khác nhau. Các kiểu đánh giá này thường bổ sung cho nhau và mỗi một kiểu đánh giá chính xác chỉ phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Có một số kiểu đánh giá như sau:
- Kiểu đánh giá các thành quả của mục tiêu (goal-achievement model): câu hỏi tiếp cận đối với kiểu đánh giá này: “có phải các kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu đặt ra không ?”
- Kiểu đánh giá ngoài mục tiêu (goal-free evaluation): với kiểu đánh giá này, đánh giá viên không tập trung vào mục tiêu chính sách mà đánh giá độc lập để xem thực tế chính sách thực hiện được mục tiêu gì?.
- Kiểu đánh giá người liên đới (stakeholder model): là việc đánh giá định hướng khách hàng (client-oriented evaluation) xuất phát từ đối tượng bị tác động bởi chính sách và/hoặc liên quan đến việc thực hiện chính sách. Câu hỏi cần xem xét đánh giá là “những trông đợi, mong muốn từ phía khách hàng/người liên đới hoặc từ nhu cầu của họ là gì?”
Có thể nhóm các kiểu đánh giá trên vào ba kiểu đánh giá điển hình như sau: (1) Kiểu đánh giá tính hiệu quả (effectiveness models);
(2) Kiểu đánh giá về kinh tế (economic models); (3) Kiểu đánh giá chuyên ngành (professional models).
Trong khuôn khổ của luận văn tác giả tiến hành đánh giá chính sách theo kiểu đánh giá tính hiệu quả dựa trên một số tiêu chí cụ thể sau:
c. Một số tiêu chí dùng đểđánh giá chính sách
Đánh giá chính sách mang tính chất quy phạm pháp luật, cho nên các tiêu chí sau được xem là yếu tố cơ bản cần sử dụng khi tiến hành đánh giá một chính sách
Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường
Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 57 môi trường. Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu của người đánh giá mà các tiêu chí có sự ưu tiên khác nhau. Có ba nhóm tiêu chí được thảo luận là: nhóm tiêu chí chung, nhóm tiêu chí liên quan đến tính dân chủ và nhóm tiêu chí liên quan đến tính kinh tế.
Nhóm tiêu chí chung
+ Tính thích hợp: để đánh giá tiêu chí này cần phải trả lời câu hỏi: Có phải
những mục tiêu của chính sách đề cập đến những vấn đề môi trường chính?
+ Tính tác động: câu hỏi đặt ra khi đánh giá tiêu chí này là: Người ta có thể
xác định những tác động do các chính sách và việc thực hiện nó gây ra?
Tất cả các tác động có thể xem như nằm trong khuôn khổ của tiêu chí này, bất chấp chúng xảy ra trong hay ngoài mục tiêu.
+ Tính hiệu quả: Những kết quả nhận được đáp ứng với mục tiêu định trước
của chính sách ở mức độ nào? Là một tiêu chí có thể hạn chế được những tác động dự kiến trong vòng mục tiêu.
+ Tính bền vững: Có phải những tác động duy trì theo hướng mà chúng có
một tác động kéo dài lên tình trạng môi trường?
Qua tiêu chí này những tác động bên ngoài vùng mục tiêu và những tác động không mong đợi có thể tạo ra những vấn đề mới được xem xét
+ Tính linh hoạt: Có phải chính sách giải quyết được việc thay đổi những điều kiện? Do tính phức tạp của các yếu tố môi trường, nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả và thường xuyên thay đổi cho nên tính linh hoạt trong quá trình đánh giá chính sách cũng là một tính năng quan trọng.
+ Khả năng dự báo: Có phải việc quản trị, các sản phẩm và các kết quả của
chính sách có thể thấy trước? Do đó có thể điều chỉnh chúng. Nhóm tiêu chí liên quan đến tính dân chủ
+ Tính hợp pháp: Những cá nhân, các cơ quan, các tổ chức quan tâm, công
ty chấp nhận chính sách môi trường ở mức độ nào?
+ Tính minh bạch: Các sản phẩm, kết quả và quá trình thực hiện các CSMT
Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường
Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 58
+ Tính công bằng: Kết quả và chi phí của chính sách môi trường được phân
phối như thế nào? Có phải tất cả có khả năng như nhau để tham dự và ảnh hưởng đến quá trình quản trị?
Nhóm tiêu chí liên quan đến tính kinh tế
+ Hiệu suất (chi phí – lợi ích): Có phải những lợi ích mang lại tương xứng với
chi phí? Cả chi phí và lợi ích được đánh giá bằng tiền.
+ Hiệu suất (chi phí – hiệu quả): có phải kết quả biện minh được cho việc sử
dụng tài nguyên? Có thể những kết quả đạt được với việc sử dụng tài nguyên ít hơn.
d. Tiến hành đánh giá chính sách
Trên cơ sở các tiêu chí đã nêu, tùy vào từng tiêu chí cụ thể khác nhau, tác giả tiến hành đề xuất các mức độ đánh giá dựa vào các câu hỏi cần đánh giá ở mỗi tiêu chí theo mức độ từ cao xuống thấp, các mức đánh giá tương ứng với các ký hiệu được đề xuất như sau:
Phạm vi đánh giá:
Do thời gian có hạn nên luận văn chỉ tập trung phân tích một số các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTR có liên quan đến 3R đối với CTR nói chung và đối với CTR nông nghiệp nói riêng.
Nội dung được trình bày cụ thể trong các phần sau đây: