Xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sản xuất năng

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3r trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp (Trang 98 - 100)

lượng t CTR nông nghip

Tái sử dụng, tái chế CTR nông nghiệp vào mục đích sản xuất điện được đánh giá là hướng tận dụng có tiềm năng và lợi ích lớn nhất nên trong phần này chỉ chú trọng đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách, giúp tăng cường tận dụng tốt nguồn thải này vào mục đích năng lượng.

Một số giải pháp đề xuất:

Xây dng cơ s pháp lý h tr phát trin năng lượng tái to

- Hiện nước ta còn nghèo, đầu tư các công nghệ sản xuất điện năng từ nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, chính phủ cần xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ giá một cách cụ thể cho việc phát triển năng lượng từ nguồn thải này. Đặc biệt sớm ban hành luật năng lượng tái tạo nhằm

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 89 tạo ra những điều kiện thuận lợi có tính đột phá để đấy mạnh khai thác sử dụng nguồn năng lượng tái tạo này của nước ta. Có thể nói chỉ khi được sự quan tâm thực sự của nhà nước bằng những hành động cụ thể được luật hoá thì thị trường cho năng lượng tái tạo mới được phát triển.

Ví dụ một số nước đã xây dựng được luật về năng lượng tái tạo như các nước thuộc EU, Mĩ, Canada, Ấn Độ…gần đây nhất là Trung Quốc đã ban hành luật năng lượng tái tạo (2006), tạo ra điều kiện thuận lợi phát triển năng lượng tái tạo.

- Nhà nước cần thành lập một cơ quan chuyên trách để tổng kết, đánh giá, quản lý và thực hiện nhiệm vụ triển khai các chính sách khuyên khích mà chính phủ đã phê duyệt đối với nguồn năng lượng này.

- Tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về lợi ích to lớn từ việc sử dụng CTR nông nghiệp trong quá trình sản xuất năng lượng.

- Tăng cường các chính sách về thu phí đối với các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu hóa thạch để làm đòn bẩy tăng cường việc sử dụng nhiên liệu sinh khối thay thế.

Cn có chính sách h trđào to ngun nhân lc khoa hc công ngh v

năng lượng tái to

Đào tạo nguồn nhân lực khoa học chuyên ngành, có trình độ chuyên môn cao là một trong những nhân tố có tính quyết định cho sự phát triển khoa học công nghệ, để đạt được hiệu quả cao.

Đầu tư cho nghiên cu khoa hc và hp tác quc tế

Ở quy mô toàn cầu và quốc gia, năng lượng tái tạo chỉ có thể phát triển nếu nghiên cứu khoa học cho lĩnh vực đặc thù này được xác định như một nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm cấp quốc gia, được đầu tư ưu tiên cho tất cả các hoạt động khoa học công nghệ có liên quan từ nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu triển khai, nghiên cứu xây dựng chính sách, chiến lược phát triển,…

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 90 Công nghệ sản xuất điện năng từ sinh khối nói chung, từ trấu, bã mía,… nói riêng ở nước ta hiện nay vẫn chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu và thực hiện thí điểm. Để thực hiện tốt thì đầu tư nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế đóng một vai trò quan trọng.

Thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp trên, nước ta sẽ tận dụng tốt nguồn CTR này, giải quyết một phần vấn đề an ninh năng lượng quốc gia và giảm phát thải KNK.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3r trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp (Trang 98 - 100)