Đánh giá các tiêu chí liên quan đến tính dân chủ

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3r trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp (Trang 89 - 91)

Dựa vào nội dung của các văn bản về quản lý CTR cũng như câu hỏi đánh giá đối với mỗi tiêu chí, có thể đánh giá sơ bộ các tiêu chí này như sau:

Tính công bằng:

Pháp luật quy định mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm như nhau trong công tác quản lý CTR: Người gây ô nhiễm phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Quản lý dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”:

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 80 + Khoản 1 điều 4 nghị định 59/2007/NĐ – CP;

+ Khoản 1 điều 1 Quyết định số 2149/QĐ – TTG

Pháp luật quy định tất cả các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thực hiện các hoạt động thu hồi, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTR (theo quy định của pháp luật) đều được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước:

+ Khoản 1 điều 33, khoản 2,3 điều 68 (Luật BVMT);

Tính minh bạch:

Pháp luật quy định các thông tin liên quan đến quản lý CTR nói chung và quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTR nông nghiệp nói riêng không được quy định bảo mật, được tìm thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau và ở các địa điểm khác nhau. Được quan sát đầy đủ và không giới hạn đối với toàn dân:

+ Khoản 4 điều 4 (Nghị định 59/2007/NĐ – CP) + Khoản 1 điều 34 (Luật BVMT)

+Khoản II.2 điều 1 (Quyết định số 152/1999/QĐ – TTg)

Điều này cho thấy, hầu hết các văn bản luật về quản lý CTR có liên quan đến 3R ở nước ta hiện nay đảm bảo được tính công bằng và tính minh bạch. Đây là một trong những yếu tố góp phần đem lại hiệu quả cho việc thực thi các văn bản này trong công tác quản lý CTR nói chung và CTR nông nghiệp nói riêng.

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 81

Chương 4

ĐỀ XUT MT S GII PHÁP TRONG QUN LÝ CHT THI RN NÔNG NGHIP VIT NAM

Trên cơ sở đánh giá tính hiệu quả của các văn bản luật cụ thể về quản lý CTR liên quan đến 3R trong quản lý CTR nông nghiệp. Chương này sử dụng công cụ SWOT với mục đích tìm ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý đối với nguồn thải này hiện nay ở nước ta. Từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả tái sử dụng, tái chế nguồn thải này.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3r trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp (Trang 89 - 91)