Ước tính lượng KNK phát sinh do đốt CTR trồng trọt

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3r trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp (Trang 61 - 65)

Tương tự, nếu toàn bộ lượng thải trên bị đốt bỏ bừa bãi thì lượng KNK phát sinh từ quá trình đốt được tính như sau:

Dựa vào cách tính và hệ số phát thải được nêu trong hướng dẫn kiểm kê KNK của IPCC, phiên bản 2006. Được thực hiện cho các thành phần khí CH4, CO, N2O, NOx. Khí CO2 sinh ra trong quá trình đốt cháy xem như được hấp thụ hoàn toàn bởi các cây trồng vụ sau nên theo IPCC, quá trình phát thải CO2 xem như bằng 0 [22].

Một số dữ liệu dùng để tính toán và kết quả ước tính được trình bày ở bảng 2.13 và 2.14.

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 52

Bảng 2-13: Kết quả tính các thành phần Nitơ và Cacbon phát sinh trong quá trình đốt

Ghi chú: (c) là giá trị mặc định của IPCC,1996; (d) là số liệu từbảng 1 – 8 (chương 1)

Bảng 2-14: Kết quảước tính lượng KNK phát sinh từ quá trình đốt phế phẩm trồng trọt

Thành phần khí Tỷ lệ phát thải (c) Lượng các nguyên tố phát sinh (kt) Tỷ lệ chuyển đổi các thành phần (c) Lượng khí phát thải trong quá trình đốt (Gg) Quy về CO2 tương đương (nghìn tấn) CH4 0,005 19,5 1,33 25,9 543,9 CO 0,080 312,1 2,33 727,2 N2O 0,007 0,4 1,57 0,6 186,0 NOx 0,121 7,0 2,14 14,9 Loại sinh khối Lượng sinh khối đốt (kt) Độ khô (%) Lượng phế phẩm khô (kt) Tỷ lệ sinh khối bị OXH (c) (%) Tổng lượng sinh khối bị đốt cháy (kt) Tỷ lệ cacbon (d) trong phế phẩm (%) Tổng lượng cacbon giải phóng khi đốt (ktC) Tỷ lệ Nitơ/cacbon (c) Tổng lượng nitơ giải phóng khi đốt (ktN) Rơm 6.400 93,15 5.961,6 90 5.365,4 39,65 2.127,4 0,014 29.8 Bã mía 1.570 89,80 1.409,9 90 1.268,9 46,95 595,7 0,020 11,9 Trấu 3.875 89,63 3.473,2 90 3.125,9 37,68 1.177,8 0,014 16,5

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 53

Như vậy, nếu toàn bộ lượng CTR không sử dụng năm 2008 bị đốt bỏ bừa bãi thì tổng lượng KNK phát sinh là 729,9 nghìn tấn CO2 tđ (chỉ tính đối với khí CH4 và N2O). So với lượng KNK phát sinh khi bị phân hủy yếm khí cùng một lượng CTR nêu trên thì quá trình phân hủy yếm khí làm phát sinh một lượng KNK gấp 118,7 lần. Như vậy, việc đốt CTR trồng trọt phát thải KNK ít hơn nhiều so với việc phân hủy yếm khí chúng. Tuy nhiên, quá trình đốt bừa bãi không kiểm soát được quá trình cháy sẽ làm phát sinh các thành phần khí khác gây ra hiện tượng khói mù cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông. Đặc biệt, khi đốt rơm rạ sẽ phát thải các thành phần độc hại gây ô nhiễm không khí và có tác động tiềm ẩn gây ung thư như: hydrocacbon thơm đa vòng (viết tắt là PAH); dibenzo-p-dioxin clo hoá (PCDDs), và dibenzofuran clo hoá (PCDFs), là các dẫn xuất của dioxin rất độc hại, có thể là tiềm ẩn gây ung thư.

Vì thế, nhà nước cần phải có những hướng dẫn cụ thể, kịp thời, những chế tài đủ mạnh để xử phạt vi phạm nhằm hạn chế thói quen vứt bỏ CTR để phân hủy yếm khí, cũng như việc đốt CTR trồng trọt của người dân. Đồng thời, cần phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ, nâng cao ý thức, khuyến khích người dân tái sử dụng, tái chế nguồn thải này.

Tiu kết:

- Lượng CTR trồng trọt phát sinh hàng năm ở nước ta tương đối lớn. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp quản lý và xử lý tốt thì đây là nguồn phát thải KNK lớn nhất so với các ngành sản xuất khác. Đặc biệt là quá trình phân hủy yếm khí tạo khí CH4;

- Đây là một nguồn nguyên liệu có tiềm năng tái sử dụng, tái chế rất lớn, đặc biệt là: sản xuất điện, phân vi sinh, làm giá nấm. Ở quy mô lớn nên tăng cường khuyến khích, đầu tư cho mục đích phát điện để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng. Ở quy mô hộ gia đình, liên hộ cần tăng cường triển khai các mô hình sản xuất phân vi sinh, mô hình trồng nấm rơm đến từng hộ gia đình nông thôn;

- Tận dụng tốt tiềm năng này sẽ góp phần giải quyết vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, thay thế một phần lượng nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt, làm

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 54

giảm phát thải KNK gây ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng. Đây chính là lợi ích có ý nghĩa to lớn nhất không chỉđối với Việt Nam mà còn có ý nghĩa rất lớn

đối với toàn cầu;

- Việc tận dụng phân gia súc, gia cầm cho mục đích tạo KSH có tiềm năng lớn, có ý nghĩa về mặt môi trường. Cần đầu tư, khuyến khích xây dựng công trình KSH

đến từng hộ dân nông thôn;

- Là một nguồn nguyên liệu vô tận, rẻ tiền, ổn định nên việc ứng dụng này có tính khả thi cao ở một nước nông nghiệp như nước ta.

Luận văn Thạc sĩ Viện KH & CN Môi trường

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009 55

Chương 3

ĐÁNH GIÁ TÍNH HIU QU CA CÁC CHÍNH SÁCH 3R TRONG QUN LÝ CHT THI RN NÔNG NGHIP

VIT NAM

Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTR nông nghiệp là một trong những định hướng lớn đối với nước ta trong công tác quản lý CTR hiện nay, phù hợp với xu thế quản lý CTR chung. Cùng với những đặc tính đã nêu cũng như quá trình ước tính tiềm năng và lợi ích, cho thấy áp dụng 3R đối với nguồn thải này là phương hướng đúng đắn và đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt tái sử dụng, tái chế cho mục đích sản xuất điện năng có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường.

Để hiểu rõ tình hình quản lý hiện nay của nước ta đối với nguồn thải này, tác giả tiến hành đánh giá sơ bộ về tính hiệu quả của các chính sách về quản lý CTR có liên quan đến 3R đối với CTR nói chung và CTR nông nghiệp nói riêng. Với mục đích đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách và nâng cao khả năng thực hiện tái sử dụng, tái chế nguồn thải này.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3r trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp (Trang 61 - 65)