Thống kê của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49 – Bộ Công an) cho thấy từ năm 2007-2010, các cơ quan chức năng đã điều tra, phát hiện 2.575 vụ vi phạm các quy định về BVMT, trong đó có trên 200 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chủ yếu là nhập chất thải công nghiệp, CTNH. Cơ quan chức năng đã phạt tiền, truy thu phí BVMT trên 142 tỷ đồng; buộc tái xuất và tiêu hủy 325 tấn chất thải, 3.150 tấn nhựa phế liệu, hơn 10.000 tấn thép phế liệu và gần 6.200 tấn ắc quy chì phế thải.
Bảng 4.3 Thống kê các vụ vi phạm pháp luật trong nhập khẩu phế liệu, chất thải do Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường phát hiện từ 2009-2013
TT Tổ chức, cá nhân vi phạm Hành vi vi phạm Hình thức xử lý
1
Công ty cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Hoàng Minh (quận Hoàng Mai, Hà Nội)
TNTX hàng hóa vi phạm
Công ước Basel Phạt vi phạm hành chính (175 triệu đồng) và buộc tái xuất hàng hóa vi phạm 2 Công ty TNHH Indexco (Tp Móng Cái, Quảng Ninh)
TNTX hàng hóa vi phạm Công ước Basel
Phạt vi phạm hành chính (600 triệu đồng) và buộc tái xuất hàng hóa vi phạm 3
Công ty cổ phần Thương mại quốc tế NC (Tp Móng Cái, Quảng Ninh)
Nhập khẩu phế liệu không được phân loại, làm sạch và lẫn tạp chất
Phạt vi phạm hành chính (125 triệu đồng) và buộc tái xuất hàng hóa vi phạm 4
Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Quế Thành (Tp Móng Cái, Quảng Ninh)
Nhập khẩu phế liệu không được phân loại, làm sạch và lẫn tạp chất
Phạt vi phạm hành chính (125 triệu đồng) và buộc tái xuất hàng hóa vi phạm 5
Công ty Dịch vụ Thương mại Xuất nhập khẩu Phúc Đạt (Tp Móng Cái, Quảng Ninh)
Nhập khẩu phế liệu không được phân loại, làm sạch và lẫn tạp chất
Phạt vi phạm hành chính (125 triệu đồng) và buộc tái xuất hàng hóa vi phạm
TT Tổ chức, cá nhân vi phạm Hành vi vi phạm Hình thức xử lý
6
Công ty TNHH Một thành viên Đại Nam (Tp Móng Cái, Quảng Ninh)
Nhập khẩu phế liệu không được phân loại, làm sạch và lẫn tạp chất
Phạt vi phạm hành chính (125 triệu đồng) và buộc tái xuất hàng hóa vi phạm 7 Công ty TNHH Cường Hiệp
(quận Hồng Bàng, Hải Phòng) Nhập khẩu máy móc thiết bị cũ để phá dỡ Phạt vi phạm hành chính (455 triệu đồng) 8
Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Đông Tây (Tp Hồ Chí Minh)
TNTX hàng hóa vi phạm Công ước Basel
Phạt vi phạm hành chính (200 triệu đồng) và buộc tái xuất hàng hóa vi phạm 9 Công ty cổ phần Xây dựng Hiệp
Phát (Văn Lâm, Hưng Yên)
Nhập khẩu phế liệu không đảm bảo Quy chuẩn môi trường
Phạt vi phạm hành chính (125 triệu đồng) và buộc tái xuất hàng hóa vi phạm 10 Công ty TNHH Môi trường số 1
(Tp Hải Dương)
Nhập khẩu phế liệu có lẫn chất thải
Phạt vi phạm hành chính (330 triệu đồng) và buộc tái xuất hàng hóa vi phạm
Nguồn: Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường
Từ thực tiễn trinh sát, nắm tình hình và xử lý các vụ việc dạng này, lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện nhiều thủ đoạn hoạt động của các doanh nghiệp và đối tượng vi phạm. Đó là việc các doanh nghiệp thường xuyên thay đổi về loại hình hoạt động, tên gọi và địa chỉ giao dịch, cách che giấu và đối phó với lực lượng chức năng. Một số doanh nghiệp trong nước đã câu kết với nhau và với đối tác nước ngoài, lách luật Việt Nam về TNTX, nhập khẩu phế liệu và quy định về yếu tố làm sạch trong phế liệu nhập khẩu, các điều kiện thông quan… để đưa CTNH từ nước ngoài thẩm lậu vào Việt Nam.
Thủ đoạn thường thấy là các đối tượng vi phạm khai báo sai tên gọi của hàng hóa để hợp pháp hóa và đưa vào luồng xanh miễn kiểm tra. Nếu không khả thi, chúng chấp nhận đưa hàng vào luồng chấp nhận như luồng đỏ hoặc luồng vàng để kiểm tra xác suất 5%, 10% và áp dụng động thái tiêu cực như hối lộ hoặc thông đồng với cán bộ làm công tác kiểm tra, lấy mẫu, giám định kết luận ở nơi nhập khẩu hàng hóa hoặc có hàng hóa TNTX đi qua. Một thủ đoạn nữa là doanh nghiệp câu kết với đối tác nước ngoài thuê tàu biển vận chuyển hàng độc hại tới Việt Nam. Khi tàu cập cảng, nếu các doanh nghiệp phát hiện thấy nguy cơ bị bại lộ, dễ bị các các cơ quan chức năng xử lý thì sẵn sàng bỏ “hàng”, không công nhận đó là hàng hóa của mình để trốn tránh trách nhiệm bằng cách chủ động ra văn bản từ chối nhận
hàng hoặc đơn phương từ bỏ, tạo cớ trì hoãn và không cho cơ quan chức năng tiếp cận các hồ sơ, tài liệu về hàng hoá đó với lý do không có quan hệ về hợp đồng kinh tế. Việc từ bỏ hàng hóa của các chủ hàng đã làm cho nhiều container hàng phế thải nằm tồn đọng tại cảng Hải Phòng và một số cảng biển nước ta trong thời gian qua… Trong trường hợp cơ quan chức năng muốn xác minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá vi phạm thì biện pháp xác minh và thời gian thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn. Kết quả xác minh thường cho thấy phần lớn đối tượng gửi hàng là “doanh nghiệp ma” và địa chỉ đó ở nước ngoài là “không có thật” hoặc doanh nghiệp đó tuy có thật nhưng đã tuyên bố phá sản, giải thể, nay không còn hoạt động và không có quan hệ về dân sự với các đối tác Việt Nam. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam thì viện lý do không có quan hệ về hợp đồng kinh tế, bị lừa… để phủ nhận trách nhiệm liên quan.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường - Công an Tp. Hải Phòng cho thấy chỉ trong 3 năm 2003-2006, đơn vị đã phát hiện 2.300 container chứa gần 37.000 tấn ắc quy chì thải nhập vào cảng Hải Phòng. Tiếp đó, 2 năm 2008-2009 phát hiện thêm 340 container rác phế liệu và hàng chục container ắc quy chì thải, vi mạch điện tử được nhập vào cụm cảng Hải Phòng. Từ năm 2010 đến nay, cảng Hải Phòng vẫn còn lưu giữ hơn 300 container chất thải vi phạm pháp luật BVMT.
Năm 2007, Cục Cảnh sát Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương phát hiện và xử lý 1 vụ nhập khẩu trái phép nhựa phế thải (trong đó lẫn rất nhiều tạp chất thải, chưa được làm sạch) với số lượng 150 tấn của Công ty TNHH Sợi hoá học Thế kỷ mới Việt Nam (Khu Công nghiệp Cái Lân, Hạ Long, Quảng Ninh) từ Mêhicô và Đài Loan qua cửa khẩu cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Công ty này đã thuê cơ sở Kim Thành (thị trấn Kim Thành, Hải Dương) gia công 88 tấn phế thải nhựa, số còn lại đã được tái chế thành đồ gia dụng và lưu giữ trong kho của Công ty. Qua khám xét tại kho hàng của Công ty Sợi hoá học Thế kỷ mới và cơ sở Kim Thành, lô hàng 150 tấn nhựa nhập khẩu của Công ty Sợi hoá học
Thế kỷ mới không đúng như theo thể hiện trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu là vỏ chai đựng nước khoáng và nước uống tinh khiết mà là vỏ chai nhựa, có lẫn nhiều tạp chất, chưa rõ nguồn gốc. Sau đó UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Sợi hoá học Thế kỷ mới Việt Nam về việc nhập khẩu 4 lô hàng phế liệu không đúng với quy định của pháp luật BVMT. Theo đó, Công ty bị phạt vi phạm hành chính 20 triệu đồng, đồng thời buộc tái xuất 4 lô hàng phế liệu nêu trên.
Năm 2009, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phát hiện bắt giữ 04 container hàng hóa nằm trong lô hàng TNTX được khai báo là 2.600 chiếc CPU đã qua sử dụng (theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu số 19745/NK/NTX/T03G ngày 28/12/2009 của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Hiếu Hiển) có khối lượng khoảng 120 tấn. Qua kiểm tra thực tế, trong container phía ngoài được xếp màn hình tivi, vi tính đã qua sử dụng, bên trong có 92,8 tấn ắc quy chì đã qua sử dụng, đựng trong các bao dứa và các vỉ mạch điện tử thải, bàn phím máy tính, vỏ điện thoại, cục sạc điện thoại, cục sạc máy ảnh và một số thiết bị điện tử khác đã qua sử dụng. Đáng chú ý các loại hàng hóa trên đều là chất thải thuộc diện cấm nhập khẩu nhưng vẫn được thông quan qua cửa khẩu cảng Hải Phòng để chuyển sang cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) chờ tái xuất sang Trung Quốc.
Lực lượng Cảnh sát Môi trường Tp Hồ Chí Minh đã phát hiện và chủ động phối hợp với Cục Hải quan, Sở TN&MT Tp Hồ Chí Minh, Trung tâm Kiểm định 3 tiến hành kiểm tra một số doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Điển hình là vụ Công ty TNHH Kiến Thành, nhập khẩu 19,5 tấn phế liệu nhựa chưa được làm sạch, còn dính nhiều tạp chất; Công ty Sản xuất giấy và bao bì Thăng Long nhập 19 kiện giấy phế liệu (tương đương 17 tấn) chưa được làm sạch; Công ty TNHH Một thành viên Mega Star và Công ty TNHH Vòng Tròn nhập 86 container thép phế liệu (tương đương 1.782 tấn) còn dính dầu nhớt, tạp chất. Đồng thời bắt quả tang Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Vận chuyển hàng hóa quốc tế Hải Thiên vận chuyển gần 20 tấn bình ắc quy chì thải tại cảng Tân Thuận; lưu giữ
116,7 tấn ắc quy chì thải và 11,95 tấn chì tại 4 kho chứa hàng các quận 9, 12, Tân Phú (có xuất xứ từ Campuchia); vụ thu gom, lưu giữ trái phép khoảng 100 tấn dầu thải tại Hoóc Môn. Các vụ việc phát hiện này đều được xử lý đúng quy định.
Ngày 23/3/2010, Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp với Sở TN&MT, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra lô hàng nhựa phế liệu chứa trong một kho hàng tại Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc. Tại đây, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện có khối lượng rất lớn nhựa (vỏ bao bì, túi ni lông…) đã qua sử dụng, chưa được làm sạch. Theo kết luận của Phòng Quản lý môi trường thuộc Sở TN&MT TP Hồ Chí Minh, số nhựa phế liệu này không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy, tháng 1/2010, Công ty cổ phần nhựa Kim Viễn Đông (trụ sở tại quận Bình Thạnh Tp Hồ Chí Minh) đã thuê Công ty Kim Thư Bình nhập ủy thác 140 tấn phế liệu nhựa từ Công ty Auspac Trading Co., Úc.
Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2013, lực lượng cảnh sát môi trường, Công an Tp. Hải Phòng đã phát hiện 13 vụ vi phạm, bắt giữ hàng chục container chứa CTNH như ắc quy thải, dầu thải, máy móc… Đầu tháng 10 năm 2013, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện và bắt giữ 2 container phế liệu chứa ô tô cũ ép bẹp, linh kiện điện tử, máy móc tàu thủy thuộc danh mục cấm nhập khẩu của Công ty cổ phần Thương mại Nga Huy Hà. Theo giấy tờ khai báo, 2 container này là phế liệu được tạm nhập, chờ tái xuất. Điều đáng báo động là tình trạng tuồn chất thải công nghiệp vào Việt Nam thông qua con đường TNTX, dưới vỏ bọc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong nước.