3 Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động kiểm soát vận
3.2 Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg
Đến năm 1999, Việt Nam đã nhận thức rõ hơn về tính chất, mức độ nguy hiểm của CTNH đối với môi trường và sức khỏe của con người mà giai đoạn trước đó chưa có điều kiện tiếp cận với vấn đề này. Hơn nữa, tại thời điểm này Việt Nam đã là thành viên của Công ước Basel nên điều cần thiết là phải xây dựng cơ sở pháp lý để quản lý chất thải nói chung và CTNH nói riêng (Công ước chấp nhận danh mục CTNH được công bố bởi các quốc gia thành viên cũng là đối tượng điều chỉnh của nó - Điểm b Khoản 1 Điều1 Công ước Basel). Vì vậy, ngày 16/7/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quy chế quản lý CTNH kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg. Quy chế này bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động quản lý, thu gom, tái chế, tiêu hủy, vận chuyển xuyên biên giới CTNH phù hợp với quy định của Công ước Basel. Ngoài ra, đây là văn bản pháp luật đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực BVMT đưa ra định nghĩa về CTNH và các biện pháp quản lý. Theo đó, CTNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm
và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người (Khoản 2 Điều 3).
Do Luật BVMT 1993 nghiêm cấm việc nhập khẩu và xuất khẩu chất thải (Khoản 6 Điều 29) nên trong Quy chế chỉ đưa ra quy định về thủ tục quá cảnh CTNH (Điều 14) theo quy định của Công ước Basel, theo đó việc vận chuyển quá cảnh CTNH qua lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả nội thủy và lãnh hải phải có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trung ương và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hữu quan theo luật định.
Quy chế ban hành kèm theo Danh mục CTNH tại Phụ lục 1, trong đó Danh mục các CTNH (Danh mục A) bao gồm toàn bộ các chất thải nằm trong Danh mục A, Phụ lục VIII của Công ước Basel.