3 Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động kiểm soát vận
3.4 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT
Để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2005 và thực thi hiệu quả các quy định của Công ước Basel, ngày 14/4/2011 Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ký ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý CTNH (thay thế Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành kèm theo danh mục CTNH ngày 26/12/2006). Các quy định về quản lý CTNH và danh mục CTNH được tích hợp trong cùng một văn bản pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể liên quan khác dễ dàng tiếp cận và thực hiện hoạt động quản lý CTNH một cách hiệu quả.
So với danh mục chất thải được ban hành kèm theo Quyết định 155/1999/QĐ- TTg thì danh mục CTNH tại Phụ lục 8 Thông tư số 12/2011/TT-BTN&MT được mô tả chi tiết hơn theo nguồn và dòng thải chính, mã CTNH được mã hóa theo 3 cấp tương ứng với 3 cặp chữ số, các mã CTNH đối chiếu với mã Basel (theo danh mục A, Y) và mã EC (đối chiếu theo Danh mục chất thải của Cộng đồng Châu Âu). Trong danh mục này còn có cột ghi tính chất và ngưỡng nguy hại đối với các chất thải được liệt kê.
Hoạt động vận chuyển xuyên biên giới CTNH theo quy định của Công ước Basel được quy định cụ thể như sau:
a) Thủ tục đăng ký xuất khẩu CTNH (Phụ lục 5 A, B)
Chủ nguồn thải CTNH hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho các chủ nguồn thải nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu CTNH cho Tổng cục Môi trường (cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của Việt Nam). Sau đó, Tổng cục Môi trường có văn bản thông báo
gửi cơ quan thẩm quyền của Công ước Basel tại các nước nhập khẩu và quá cảnh (nếu có). Khi nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của các nước quá cảnh (nếu có) và nhập khẩu CTNH, Tổng cục Môi trường ban hành văn bản chấp thuận
Tiếp theo, đơn vị vận chuyển trong nội địa/đơn vị vận chuyển xuyên biên giới phải lập hồ sơ vận chuyển cho từng chuyến vận chuyển CTNH được phép. Sau khi chuyển giao CTNH, đơn vị vận chuyển trong nội địa/đơn vị vận chuyển xuyên biên giới phải lưu một bộ hồ sơ vận chuyển và gửi hai bộ hồ sơ đã có xác nhận của đơn vị xử lý ở nước ngoài cho chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện) và Tổng cục Môi trường.
b) Đăng ký TNTX, chuyển khẩu CTNH được thực hiện theo quy định (Phụ lục 5 C) như sau:
Tổ chức, cá nhân có ý định thực hiện việc TNTX, chuyển khẩu CTNH nếu không có khâu vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam thì không cần Giấy phép quản lý CTNH, nhưng vẫn phải đăng ký (trực tiếp hoặc thông qua nhà xuất khẩu đại diện) với cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại nước xuất khẩu để tiến hành thủ tục thông báo với các cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại các quốc gia liên quan (trong đó có Tổng cục Môi trường) để có văn bản chấp thuận theo quy định của Công ước Basel. Nếu quá trình TNTX hoặc chuyển khẩu CTNH có khâu vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam thì phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép quản lý CTNH phù hợp.
Như vậy, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT là cơ sở pháp lý quan trọng về quản lý CTNH để Việt Nam thực hiện yêu cầu của Công ước đối với các quốc gia thành viên. Đó là việc các quốc gia áp dụng các biện pháp cần thiết để quản lý hợp lý về môi trường đối với CTNH, từ hoạt đông phát sinh, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTNH trong nước cho đến việc kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới CTNH.