Các vụ việc vận chuyển chất thải trái phép do hải quan phát hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện công ước basel ở việt nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của công ước trong việc kiểm soát vận chuyển chất thải xuyên biên giới (Trang 147 - 150)

Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan cho biết, tình trạng các loại chất thải, phế liệu vi phạm các quy định về BVMT nhập lậu về Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Thủ đoạn phổ biến mà bọn buôn lậu thường sử dụng là lợi dụng hình thức TNTX, lợi dụng ưu tiên miễn kiểm tra phân luồng hàng hóa để khai báo không đúng tên hàng, đưa CTNH, chất thải công nghiệp vào Việt Nam hoặc tái xuất sang nước thứ ba. Nguyên nhân là do trong vận đơn, thông tin về tên hàng hóa, xuất xứ hàng hóa còn chung chung, dễ bị lợi dụng để khai báo, áp mã tính thuế sai. Hơn nữa, bản lược khai hàng hóa mà hãng tàu nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục cho tàu nhập cảnh hiện nay không thể hiện cụ thể chủng loại hàng hóa. Do đó, cơ quan hải quan không thể xác định được hàng có đủ điều kiện nhập khẩu hay không để áp dụng biện pháp ngừng làm thủ tục nhập cảnh hoặc không cho dỡ hàng xuống cảng.

Bảng 4.1 Kết quả đấu tranh chống buôn lậu trái phép CTNH xuyên biên giới

Năm 2011 2012 7/2013

Số vụ vi phạm 17 30 13

Số lượng hàng (kg)

573.109 3.868.223 323.412

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Điều đáng ghi nhận là từ khi có Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh TNTX, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan, số lượng các vụ vi phạm và khối lượng hàng hóa vi phạm tính đến tháng 7 năm 2013 có chiều hướng giảm so với năm 2012. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” trong hoạt động buôn lậu chất thải trái phép.

Theo số liệu của Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2004 đến tháng 9/2005, đã có khoảng 50 doanh nghiệp nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn ắc quy chì phế thải độc hại từ Nhật Bản và một số nước khác qua cảng Hải Phòng, sau đó xuất sang nước thứ nước thứ ba đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Việc tháo gỡ ắc quy thải lấy bản cực để tái chế hoặc tái xuất sẽ thải ra một lượng axít gây ô nhiễm môi trường. Con số 100 contaỉner ắc quy chì phế thải tồn đọng tại các cửa khẩu cảng Hải Phòng năm 2005 chỉ là một phần nhỏ lượng ắc quy chì phế thải đã qua cảng Hải Phòng trong các năm trước đó. Điều đáng nói là các doanh nghiệp đều không xuất trình được bất kỳ một loại giấy phép của cơ quan quản lý môi trường của Việt Nam cũng như của những nước xuất khẩu và nhập khẩu. Tại báo cáo số 742/HQHP-PNV của Cục Hải quan Hải Phòng ngày 21/2/2006 số lượng ắc quy chì phế thải làm thủ tục thông quan từ năm 2003 đến 2005 của 50 doanh nghiệp là 39.618 tấn, 2.278 container và 830.486 chiếc. Số ắc quy chì phế thải tồn đọng tại cảng đến ngày 17/2/2006 là 39 container, ít hơn 61 container so với báo cáo số 6300/HQHP/PNV-T1 ngày 7/12/2005 là 100 container. Trước đó, Cục Hải quan Hải Phòng đã có công văn số 147 ngày 24/11/2005 yêu cầu các Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng thông báo cho các doanh nghiệp có hàng phế thải là ắc quy chì đã qua sử dụng khẩn trương tái xuất khỏi Việt Nam. UBND thành phố Hải Phòng kiên quyết chỉ đạo: “Việc để số ắc quy chì phế thải được vận chuyển khi chưa được phép bằng văn bản của cơ quan Nhà nước về BVMT cấp TW là vi phạm pháp luật Việt Nam về BVMT và Công ước Basel”. Do đó, UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu đến hết ngày 28/2/2006 phải tái xuất hoàn toàn số hàng hóa phế thải độc hại này ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, đến hết ngày 28/3/2006, vẫn còn 53 container nằm tại cảng Hải Phòng (kể cả 14 container cho tái xuất nhưng bị trả về).

Dưới đây tóm lược các vụ vi phạm mà lực lượng hải quan đã phát hiện từ năm 2008-2014:

Bảng 4.2 Thống kê các vụ nhập khẩu chất thải trái phép do hải quan địa phương phát hiện

Năm tỉnh/thành phố Hải quan Hàng hóa vi phạm Số lượng

2008

Quảng Ninh Nhựa phế liệu có lẫn tạp chất nguy hại 15 container Hồ Chí Minh

Nhựa phế liệu có lẫn tạp chất nguy hại 7 tấn Dây điện của các thiết bị máy móc đã hư hỏng

(nhập khẩu không phép) 20 tấn

2009

Quảng Ninh Ắc quy thải, vi mạch điện tử thải 1

container Hải Phòng

Ắc quy thải 7

container Ắc quy chì, màn hình máy tính, vỏ màn hình máy

tính, vỏ loa, nhựa phế liệu, pin các loại

4 container

2010 Nghệ An

Ắc quy thải 260 kg

Đồng phế liệu lẫn nhôm, sắt nhựa không đáp ứng

QCVN 550 kg

2012

Lào Cai Đồng phế liệu dạng sợi (hàng vô chủ). 1.231 kg

Hải Phòng Ắc quy thải 31

container

Nghệ An Ắc quy thải 27 bộ

Hồ Chí Minh

Nhựa phế liệu có lẫn tạp chất không đáp ứng

QCVN 2.500 kg

Ắc quy thải 640 bình

2013

Hồ Chí Minh

Nhựa phế liệu có lẫn tạp chất không đáp ứng QCVN

4 container

2014

Bo mạch, linh kiện điện tử thải 2

container (27 tấn)

Đáng chú ý, theo Thông tư 11/2012/TT-BTTTT ngày 17/7/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ 01/9/2012 mặt hàng sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, đã có hiện tượng đưa loại hàng cấm này về Việt Nam bằng đường hàng không qua loại hình quà biếu, quà tặng. Ngày 25/9/2012, Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh - Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã phát hiện 1 kiện hàng quà biếu 30,4 kg, gửi qua đường chuyển phát nhanh từ CHLB Đức về TP Hồ Chí Minh cho người nhận là một giáo viên trường THCS thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang có chứa tới 285 chiếc điện thoại di động, 3 máy ảnh kỹ thuật số, 1 máy quay phim đều đã qua sử dụng.

Hình 4.1 Container chứa chất thải bị phát hiện tại cảng Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện công ước basel ở việt nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của công ước trong việc kiểm soát vận chuyển chất thải xuyên biên giới (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)