Có yếu tố công nghệ mới

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 75 - 133)

xuất sạch hơn (Nếu các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản xuất, sản xuất sạch hơn thì có thể giảm 30% lượng CTR công nghiệp. Do đó tốc độ gia tăng CTR công nghiệp bằng 70% tốc độ gia tăng GDP công nghiệp).

Bảng 3.4. Dự báo lượng CTR công nghiệp tại Hải Dương - có yếu tố công nghệ mới

Đơn vị: Tấn/ngày

STT Năm Khối lượng CTR

(có công nghệ mới)

Khối lượng CTR nguy hại (có công nghệ mới)

1 2015 128,59 29,0

2 2020 258,72 58,4

3 2025 520,38 56,5

Như vậy lượng CTR công nhiệp dự báo đến năm 2025 là 520,38kg/ngày sẽ tăng gấp 4,3 lần so với năm 2012 (120,8 tấn/ngày).

67

3.1.4. Dự báo lượng CTR y tế ở tỉnh Hải Dương đến năm 2025

Theo Quyết định 3161/QĐ-UBND, ngày 31/12/2013 Quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến 2030, tổng số giường bệnh trên toàn tỉnh là 5.558 (từ năm 2020 – 2030).

Lượng chất thải rắn phát sinh tại các bệnh viện ở Hải Dương trung bình là 1,5 kg/giường bênh/ngày, trong đó chất thải rắn y tế là 0,86kg/giường bệnh/ngày và chất thải y tế nguy hại phát sinh là 0,14 kg/giường bệnh/ngày; giả thiết tỷ lệ gia tăng mức phát sinh chất thải y tế trên giường bệnh tăng 2%/năm (i=2%/năm).

Công thức dự báo chất thải y tế đến năm 2025 như sau:

M(d) = G(t) x k x (1+i)n /1000

Trong đó: M (d): Khối lượng chất thải rắn y tế đến năm dự báo (kg/ngày) G(d): Số giường bệnh năm dự báo

k : Mức phát sinh chất thải/giường bệnh năm hiện tại i: Tỷ lệ gia tăng mức phát sinh chất thải /giường bệnh, %; n: số năm tính từ năm lấy mốc đến năm dự báo

Bảng 3.5. Dự báo lượng chất thải rắn y tế ở tỉnh Hải Dương

Đơn vị: Tấn/ngày

Năm Lượng CTR sinh hoạt CTR Y tế Lượng Lượng CTR nguy hại Tổng

2015 3,4 4,8 0,8 9

2020 3,6 5,2 0,9 9,7

2025 4 5,8 1 10,8

3.1.5. Dự báo lượng CTR nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương đến năm 2025

Theo ước tính của ngành nông nghiệp từ nay đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng là 2,2%. Như vậy, lượng CTR nông nghiệp của Hải Dương lấy mốc năm 2012 (386,9 tấn/ngày) dự báo đến năm 2025 như sau:

MNi = MNi-1 x (1+r)n

Trong đó: MNni: lượng CTR nông nghiệp năm thứ i (tấn/ngày) MNi-1: lượng CTR nông nghiệp năm trước đó (tấn/năm)

r: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp (%/năm) n: số năm tính từ năm lấy mốc đến năm dự báo

Lượng CTNH phát sinh ước tính là 1% tổng khối lượng rác nông nghiệp, khi đó, lượng chất thải rắn nông nghiệp dự báo phát sinh đến năm 2025 như sau:

68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.6. Dự báo lượng chất thải nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương Năm Đơn vị Lượng CTR nông nghiệp CTNH nông nghiệp

2015 Tấn/ngày 413 4,1

2020 Tấn/ngày 460 4,6

2025 Tấn/ngày 513 5,1

Như vậy, đến năm 2020, lượng CTNH nông nghiệp phát sinh sẽ lớn gấp 1,18 lần năm 2012 và đến năm 2025 lớn gấp 1,32 lần năm 2012.

Từ các dự báo cho từng loại chất thải rắn nêu trên có thể tổng hợp lượng chất thải phát sinh từ các nguồn trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2025 như sau:

Bảng 3.7 Tổng lượng CTR dự báo phát sinh đến năm 2025 Loại chất thải Khối lượng dự báo (tấn/ngày)

Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025

CTR sinh hoạt 1.404,7 1.448,6 1.505,8 CTR công nghiệp 183,7 369,6 743,4 CTR nông nghiệp 413 460 513 CTR xây dựng 266,9 275,0 286,0 CTR Y tế 5,6 6,1 6,8 Tổng 2.273,9 2.559,3 3.055,0

Theo dự báo, tổng lượng chất thải phát sinh tại Hải Dương đến năm 2020 là 2.559,3 tấn/ngày, gấp 1,6 lần năm 2012 và đến năm 2025 là 3.055 tấn/năm, gấp 2 lần năm 2012.

Biểu đồ 3.1. Dự báo tốc độ phát sinh CTR phát sinh

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 CTR sinh

hoạt CTR công nghiệp CTR nông nghiệp CTR xây dựng CTR Y tế

Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025

Tấn/ ngày

69

Biểu đồ 3.2. Lượng và tỷ lệ chất thải rắn theo từng nguồn phát sinh

Từ dự báo ở trên cho thấy từ năm 2012 đến năm 2025 tổng lượng chất thải rắn của tỉnh Hải Dương tăng từ 1,41 đến 1,97 lần, trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp có xu hướng gia tăng cao hơn các nguồn phát sinh khác, điều này cho thấy phù hợp với xu hướng phát triển công nghiệp hóa và đô thi hóa tại tỉnh Hải Dương, đồng thời cũng là thách thức cho quản lý CTR của tỉnh.

62% 8% 18% 12% 0,2% Năm 2015 CTR sinh hoạt CTR công nghiệp CTR nông nghiệp CTR xây dựng CTR Y tế 57% 14% 18% 11% 0,2% Năm 2020 CTR sinh hoạt CTR công nghiệp CTR nông nghiệp CTR xây dựng CTR Y tế 49% 24% 17% 10% 0,2% Năm 2025 CTR sinh hoạt CTR công nghiệp CTR nông nghiệp CTR xây dựng CTR Y tế

70

3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn ở Hải Dương

Từ hiện trạng quản lý CTR đã nêu ở chương 2, dự báo lượng CTR phát sinh đến năm 2025 và trên cơ sở các chỉ tiêu chiến lược quản lý CTR nhận thấy tỉnh Hải Dương cần thực hiện khắc phục các tồn tại và bổ sung một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý CTR như sau

3.2.1. Đề xuất các cơ chế chính sách a. Giải pháp về quản lý hành chính a. Giải pháp về quản lý hành chính

Trên cơ sở các văn bản pháp luật đã ban hành về quản lý chất thải rắn ở tỉnh Hải Dương, nhận thấy cần thực hiện bổ sung thêm các chế tài quản lý cụ thể như sau

+ Xây dựng các hướng dẫn cụ thể về phân loại, thu gom, quản lý và xử lý rác thải cho từng nguồn cụ thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương;

+ Quy định về vệ sinh môi trường; xây dựng hệ thống phí, thu phí và xử phạt trong thu, nộp phí vệ sinh môi trường;

+ Quy chế ưu đãi cho các hoạt động tái chế chất thải đặc biệt là rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh;

+ Xây dựng đơn giá dịch vụ bốc xúc, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

+ Quy quy chế xử phạt đối với việc thu gom phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các tổ chức, các nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng các cam kết thu gom của chủ nguồn thải với chính quyền địa phương thông qua các chỉ tiêu về quy chế gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa, chỉ tiêu thi đua hàng năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xây dựng quy hoạch quản lý tổng thể chất thải rắn trên địa bàn tỉnh

b. Đề xuất một số giải pháp về kinh tế

Thực trạng ở Hải Dương việc thu phí để trang trải cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý quá thấp, trong khi đó chi phí cho xử lý CTR theo các phương pháp hiện nay (chế biến phân hữu cơ, đốt) là rất cao bên cạnh đó do tác động từ các yếu tố bên ngoài như sự gia tăng giá vật tư. Vì vậy để các đơn vị thu gom, xử lý hoạt động hiệu quả cần thực hiện.

+ Điều chỉnh các Quyết định số 61/2008/QĐ-UBND và Nghị quyết số 131/2009/NQ –HĐND về mức thu phí vệ sinh môi trường đến nay chưa đáp ứng

71

kịp thời cần thay đổi mức thu thu phí như sau: đối với khu vực thành phố mức thu từ 2.500đ/người/tháng lên 3.500đ/người/tháng; khu vực nông thôn tăng từ 1.500đ/người/tháng lên 2.000đ/người/tháng; các cơ sở công nghiệp, kinh doanh, bệnh viện tăng từ 160.000đ/m3 lên 180.000 - 200.000đ/m3

+ Thực hiện triển khai phí bảo vệ môi trường với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh từ đó sử dụng nguồn phí này cho các hoạt động xử lý chất thải rắn.

+ Khuyến khích các cơ sở sản xuất thực hiện công tác xã hội hóa theo mô hình tặng xe và thùng rác của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho các xã trên địa bàn tỉnh mà trong thời gian qua Sở Tài nguyên và môi trường đã kết hợp thực hiện với một số doanh nghiệp.

c. Đề xuất tăng cường các hoạt động và trách nhiệm của các cơ quản quản lý

Để thực triển khai công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh được đồng bộ và nhịp nhàng thì cần phải xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của các đơn vị quản lý nhà nước. Trên cơ sở đã phân cấp trách nhiệm thực hiện theo chỉ thị 06/CT-UBND, ngày 26/10/2011 của UBND tỉnh hải Dương đề tài xin đề xuất một số công tác cần tăng cường hoạt động ở các ban ngành như sau.

- Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường: Làm đầu mối phối hợp với các Sở, ban ngành khác thuộc tỉnh như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và UBND các huyện/thị xã/thành phố quản lý CTR từ nguồn phát sinh đến thải bỏ.

Tăng cường các hoạt động sau

+) Xây dựng hướng dẫn cụ thể về phân loại, thu gom, quản lý và xử lý rác thải đặc biệt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương;

+) Định kỳ tổ chức tập huấn cho các đơn vị, cá nhân có liên quan trong hệ thống quản lý CTR; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường;

+) Xây dựng trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ, đội vệ sinh môi trường cấp xã như: Trang thiết bị thu gom, vận chuyển, thiết bị bảo hộ lao động, chính sách xã hội, hỗ trợ độc hại...

72

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường thực hiện một số nội dung sau:

+) Tăng cường kiểm soát việc sử dụng hóa chất nông nghiệp, đẩy mạnh việc thu gom, xử lý các điểm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, các loại bao bì thuốc trừ dịch hại, phân bón, thức ăn chăn nuôi tập trung gây ra, cảnh báo và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

- Sở Công thương tăng cường các hoạt động sau

+ Quản lý và rà soát các đơn vị doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh hiện đang sử dụng vận hành các công nghệ lạc hậu tạo ra nhiều chất thải.

+ Phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường thống kê, đánh giá, phân loại các chất thải từ các làng nghề làm căn cứ quy hoạch xử lý đối với chất thải tại các khu vực này.

- Sở Y tế: tăng cường các hoạt động kiểm tra công tác xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.

- Sở Xây dựng làm đầu mối phối hợp với các Ban, Ngành chức năng thuộc tỉnh xây dựng Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2025 ./.

d. Đề xuất tăng cường công tác truyền thông

Công tác truyền thông có vai trò rất lớn trong việc giảm thiểu lượng chất thải phát sinh cũng như hoạt động phân loại rác tại nguồn. Một số đề xuất nâng cao công tác truyền thông áp dụng cho tỉnh Hải Dương như sau

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ truyền thông về kỹ năng, phương pháp - Đa dạng hoá các hình thức truyền thông như

+ Nâng cao nhận thức của bộ phân dân cư đặc biệt khu vực nông thôn về ảnh hưởng, lợi ích của việc phân loại rác cũng như vai trò của người dân trong việc bảo vệ môi trường thông qua các bản tin phát trên các loa phát thanh của khu dân cư.

+ Tổ chức các cuộc thi sáng kiến giảm thiểu rác thải đến các trường học, cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

73

+ Tuyên truyền các tác động và lợi tích của chất thải bằng các hình ảnh trên các pano, áp phích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đề nghị các doanh nghiệp in ấn thêm dòng chữ “ Hãy bỏ rác vào thùng sau khi sử dụng” trên các sản phẩm như bánh kẹo, thực phẩm có bao bì gói.

- Mở rộng các khu vực truyền thông

+ Việc treo băng trôn khẩu hiệu không chỉ thực hiện tại các tuyến phố chính mà thực hiện tại các khu vực công cộng tập trung dân cư như: trường học, chợ, bến xe, các doanh nghiệp tâp trung nhiều công nhân.v.v.

+ Nhân rộng mô hình phối kết hợp với các doanh nghiệp về việc hướng dẫn phân loại rác tại nguồn cho các trường học và xã trong tỉnh, ưu tiên thực hiện tại các xã có số lượng dân đông.

d. Đề xuất tăng cường công tác thanh kiểm tra

- Tại các phường, thôn thực hiện kiểm tra các cam kết giữa hộ dân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ với địa phương về phân loại tại nguồn và đổ rác đúng nơi quy định.

- Thực hiện kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên cơ sở các bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Nâng cao nghiệp vụ đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thanh kiểm tra. Từ các giải pháp đề xuất ở trên cho thấy nhóm giải pháp về cơ chế chính sách thì giải pháp về quản lý hành chính, giải pháp về truyền thông là những giải pháp trọng tâm cần phải triển khai để thúc đẩy các công cụ quản lý về kinh tế, hoạt động và tránh nhiệm của các cơ quan quản lý CTR trên địa bàn tỉnh.

3.2.2. Đề xuất về quy hoạch các khu xử lý tập trung

Theo chương 2, hiện nay tại tỉnh Hải Dương mới có 01 khu xử lý tập trung chất thải rắn (Việt Hồng – Thanh Hà), rác thải tại các huyện ngoại thành mới chỉ xử lý bằng phương pháp chôn lấp hở (bãi tạm thời).

Dự kiến đến 2020 tỉnh Hải Dương được công nhận là đô thị loại I, lượng chất thải trên 200.000 tấn/năm, do đó cần phải có các khu xử lý chất thải rắn tập trung để phù hợp với quy hoạch không gian phát triển đô thị của tỉnh.

74 * Nguyên tắc lựa chọn

Việc lựa chọn địa điểm xây dựng các khu vực xử lý tổng hợp chất thải rắn phải căn cứ chủ trương phát triển của tỉnh, quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông cầu đến năm 2020, đồng thời đảm bảo được sự đồng thuận của công chúng. Vị trí các điểm lựa chọn căn cứ theo các tiêu trí về tự nhiên và xã hội; dựa trên thông tư liên tịch số 01/201/TTLTBKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001 của Bộ khoa học – công nghệ môi trường và Bộ xây dựng về hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải.

- Nhóm tiêu chí về môi trường vật lý: đảm bảo phù hợp về địa hình, thuỷ văn;

địa chất công trình; khí hậu; địa chất thuỷ văn; không ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản

Theo như các yếu tố nêu trên thì yếu tố địa hình ở tỉnh Hải Dương chỉ có13 xã thuộc huyện thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn là diện tích đất đồi núi thấp vì vậy không nên quy hoạch các khu xử lý CTR ở các khu vực này.

- Nhóm tiêu chí về môi trường sinh học: Nằm ngoài vùng sinh thái nhạy cảm; Không nằm trong khu vực có nguồn bệnh truyền nhiễm.

- Nhóm tiêu chí về xã hội: Xa khu dân cư tập trung; phù hợp với quy hoạch

sử dụng đất; cách xa di tích lịch sử hoặc công trình văn hoá, nguồn cấp nước lớn và khu vực được sự đồng thuận của dân chúng.

- Nhóm tiêu chí về kinh tế: Phù hợp với hiện trạng phát triển và khả năng

tăng trưởng kinh tế của địa phương; Giá đất và chi phí giải phóng mặt bằng không quá cao; Không gây ảnh hưởng xấu tới cơ sở hạ tầng trong khu vực; Khoảng cách vận chuyển không quá xa; Có khả năng mở rộng khu xử lý.

* Quy mô và diện tích khu xử lý chất thải rắn

Quy mô khu xử lý chất thải rắn tập trung được xác định dựa trên việc xác định diện tích bãi chỗn lấp, diện tích nhà máy chế biến phân vi sinh, khu vực lò đốt và diện tích các công trình phụ trợ (chiếm khoảng 20% diện tích bãi chôn lấp bao gồm hệ thống thóa nước, đường, hàng rào, cây xanh, công trình khác)

75

+ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh tiếp nhận toàn bộ lượng chất thải rắn không tái

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 75 - 133)