* Công tác quản lý CTR ở Singapore [22]
Singapore do diện tích nhỏ nên giải pháp xử lý chất thải rắn là áp dụng phương pháp đốt. Hoạt động của các nhà máy xử lý chất thải rắn ở Singapore hoàn toàn dưới sự điều hành của nhà nước và chi phí hoạt động thu chi đều nộp vào ngân sách nhà nước. Khi vận chuyển chất thải rắn tới các nhà máy để đốt, các công ty tư nhân phải trả phí xử lý cho nhà máy. Chi phí này được tích vào giá thành thu gom vận chuyển mà các hộ gia đình phải chi phí vận chuyển cho các công ty tư nhân. Phí thu gom vận chuyển mà các hộ gia đình phải trả khác nhau tùy theo từng loại nhà ở họ sử dụng. Do phải chịu các phí vận chuyển nên các công ty tư nhân dịch vụ vệ sinh thường kết hợp với các công ty thu hồi và tái chế chất thải, thu các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, vừa hạn chế được luợng chất thải rắn phải vận chuyển vừa thu được lợi nhuận.Tro đốt sau quá trình xử lý, gồm cả một số kim loại được đóng thành từng kiện và được vận chuyển bằng tầu biển ra một nơi tập
19
trung gần một hòn đảo khác của Singapore, thực hiện quá trình lấn biển, mở rộng đất đai cho quốc gia.
* Công tác quản lý chất thải rắn ở Trung Quốc [22]
Chôn lấp chất thải là phương pháp xử lý phổ biến nhất ở Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc có khoảng 1000 bãi chôn lấp lớn, chiếm hơn 50000 ha đất và ước tính trong 30 năm tới Trung Quốc sẽ cần tới 100000 ha đất để xây dựng các bãi chôn lấp mới. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh và phần lớn chất thải rắn vẫn đang gây ra các vấn đề nan giải về môi trường. Nhìn chung, chất lượng các bãi chôn lấp của Trung Quốc không cao theo các tiêu chuẩn của phương Tây.
* Công tác quản lý chất thải rắn ở Thụy Điển [17]
Chiến lược quản lý chất thải rắn ở Thụy Điển là giảm thiểu lượng chôn lấp, tăng giải pháp thu hồi phế liệu có thể tái chế. Hiện nay ở Thụy Điển đã áp dụng phương pháp phân loại và thu gom chất thải rắn tự động lên xe vận chuyển. Theo số liệu thống kê trong tổng số 3.678.000 tấn chất thải rắn đô thị phát sinh ở Thụy Điển có tới 923.000 được thu hồi tái chế sử dụng lại (chiếm 25% tổng lượng phát sinh). Các giải pháp tiếp theo được thực hiện để xử lý chất thải rắn ở Thụy Điển là làm phân hữu cơ, đốt thu hồi nhiệt lượng và cuối cùng là chôn lấp
* Công tác quản lý chất thải rắn ở Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có diện tích nhỏ, do đó giải pháp xử lý chất thải rắn ở Nhật Bản không phải ở vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề lên quan đến quỹ đất, vì vậy phương pháp xử lý thường hạn chế việc sử dụng đất. Hiện nay giải pháp thu hồi và thiêu đốt là giải pháp đang được áp dụng cao nhất.
Nhật Bản đang tiến tới sử dụng công nghệ xử lý chất thải bằng nhiệt phân và khí hóa. Đây là những công nghệ mới, tiên tiến cho thu hồi nguồn năng lượng (như nhiệt năng, điện năng hoặc nhiên liệu).
Bảng 1.6. Tỷ lệ áp dụng biện pháp xử lý CTR các nước trên thế giới
[17,22] TT Tên nước Tỷ lệ xử lý thu hồi (%) Chất thải rắn đốt (%) Bằng chôn lấp hợp vệ sinh (%) 1 Anh 7 10 83 2 Bỉ 8 50 42 3 Đức 9 34 57
20 4 Pháp 20 18 32 5 Hà Lan 23 14 63 6 Mỹ 13 20 67 7 Singapore - 100 - 8 Nhật bản 38 44 18 9 Thái Lan - - 84 10 Thụy Điển 33 46 21 11 Đan Mạch 13 19 68