Hiện trạng quản lýchấtthải rắn ở tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 36)

a. Nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng

Cũng tương tự như các tỉnh/thành phố trên toàn quốc, nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ở Hải Dương chủ yếu từ các nguồn sau:

- Rác sinh hoạt từ khu dân cư đô thị và nông thôn - Rác sinh hoạt từ các trung tâm thương mại

- Rác từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng - Rác từ các dịch vụ đô thị

- Rác từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố - Rác từ các khu công nghiệp (KCN), nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất

tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ngoài KCN, các làng nghề.

Tỷ lệ phần trăm (%) các chất có trong CTR sinh hoạt không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương và kết quả điều tra thực địa chất thải rắn cho thấy thành phần rác thải sinh hoạt của tỉnh Hải Dương như sau:

Bảng 2.3. Thành phần CTR sinh hoạt ở Hải Dương

TT Thành phần rác Tỷ lệ (%) 1 Chất hữu cơ 58,56 2 Đất, gạch, đá 9,4 3 Giấy 5,2 4 Vải 3,0 5 Nilon, nhựa 12,5 6 Thuỷ tinh, sành sứ 2,5 7 Kim loại 0,3 8 Tre, gỗ, cành, lá cây 4,4 9 Cao su 0,85

10 Chất thải nguy hại 0,16

11 Bùn 2,28

12 Chất thải rắn khác 0,85

28

Theo số liệu điều tra thực tế, CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Hải Dương cho thấy hệ số phát sinh và tổng lượng phát sinh trong năm như sau:

Bảng 2.4. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Tp. Hải Dương Nguồn phát sinh Số lượng Hệ số phát sinh

trung bình

Năm 2012 (tấn/ngày) Hộ gia đình 221.743 người 0,7 kg/người/ngày 151 Trung tâm thương mại, chợ 38 cơ sở 850 kg/cơ sở/ngày 32,3 Cơ quan nhà nước, trường

học 150 cơ sở 40 kg/cơ sở/ngày 6

Bệnh viện và phòng khám 2.303 giường 0,56kg/giường 1.3

Đường phố, nơi công cộng trên 50ha/ngày - 13

Tổng 203

Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương thì tổng lượng rác thu gom trong ngày ở thành phố như sau:

Bảng 2.5. Lượng CTR sinh hoạt thu gom trên địa bàn Tp. Hải Dương

Năm Tấn/năm Tấn/ngày

2008 55.300 151,5

2009 55.405 151,8

2010 57.467 157,4

2011 57.864 158,5

2012 57.999 159,0

Như vậy lượng chất thải rắn địa bàn Thành phố do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương thu gom mới chỉ đạt khoảng 78,3% lượng CTR sinh hoạt phát sinh.

Hệ số phát sinh CTR sinh hoạt dao động từ 0,6 5- 0,78kg/người/ngày, trung bình 0,7kg/người/ngày tại khu vực đô thị, thị trấn thị tứ; khu vực nông thôn trung bình là và 0,4kg/người/ngày, tỷ trọng rác 0,4 tấn/m3.

Tổng lượng rác thải sinh hoạt ở các huyện trên địa bàn tỉnh (ứng với dân số năm 2012) là 666,1 tấn/ngày tương đương 243.126 tấn/năm.

29

Bảng 2.6. Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện, thị xã TT Địa danh Dân số năm 2012[3] (người) Lượng chất thải phát sinh năm 2012 (tấn/ngày)

Thị trấn Nông thôn Thị trấn Nông thôn Tổng

1 Thị xã Chí Linh 94.505 67.067 66,2 26,8 93 2 H.Nam Sách 11.179 103.977 7,8 41,6 49,4 3 H. Kinh Môn 31.772 130.315 22,3 52,1 74,4 4 H. Kim Thành 5.536 11.9250 3,9 48 51,9 5 H. Thanh Hà 7.351 147.374 5,1 59 64,1 6 H. Cẩm Giàng 16.005 115.055 11,2 46 57,2 7 H. Bình Giang 4.976 101.577 3,4 40,6 44 8 H. Gia Lộc 12.624 123.251 8,8 49 57,8 9 H. Tứ Kỳ 4.271 150.717 3 60,3 63,3 10 H. Ninh Giang 6.531 135.187 4,6 54 58,6 11 H. Thanh Miện 9.186 115.626 6,4 46 52,4 Tổng 203.936 1.309.405 142,7 523,4 666,1 Ghi chú: H – Huyện

Lượng chất thải rắn thu gom ở khu vực nông thôn như sau

Bảng 2.7. Lượng CTR sinh hoạt thu gom tại các huyện, thị xã [13] Lượng phát sinh

( tấn/ngày) Lượng thu gom (tấn/ngày)

Hệ số thu gom (%)

666,1 192 28,8

b. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt ở nội thành

Hiện trạng thu gom, vận chuyển

Chất thải rắn sinh hoạt ở nội thành được 3 đơn vị thu gom đó là

Bảng 2.8. Các đơn vị thu gom CTR trên địa bàn TP. Hải Dương

Đơn vị thu gom Chức năng

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương (URENCO)

Thu gom CTR sinh hoạt, thu hút bùn thải

Xí nghiệp Giao thông thành phố Rác thải xây dựng Công ty TNHH MTV Quản lý đô thị và các

công trình công cộng Hải Dương

Thu gom rác cây cối, chặt tỉa, quản lý nghĩa trang thành phố

30

* Nhân lực, phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải

- Nhân lực thu gom

+ Đối với rác phát sinh ở nội thành: do công ty UERENCO thành phố thực hiện với 21 tổ và 260 lao động thực hiện gom rác, quét rác đường phố và công nhân xúc vận chuyển.

+ Đối với 6 xã ngoại thành: hiện có 50 lao động do các khu dân cư tự thành lập tổ thu gom.

- Trang thiết bị, phương tiện phục vụ thu gom và vận chuyển rác hiện nay bao gồm: 385 chiếc xe đẩy tay loại 700lít, 08 xe ép (tải trọng xe 2,5- 2,7 tấn), 400 thùng chứa rác công cộng (dung tích 220lít) đặt trên các tuyến phố.

Với lượng chất thải thu gom tại các phường nội thành là 159 tấn/ngày tương đương với 397m3 rác và với số lượng các trang thiết bị hiện có cho thấy:

+ Loại xe đẩy tay (dung tích 0,7m3) cần 567 xe, như vậy cho thấy hiện nay công nhân thu gom phải thực hiện 2 lần.

+ Với 8 xe ép rác (tải trọng 2,7 tấn), mỗi xe phải thực hiện chạy trung bình là 3 chuyến (vận chuyển rác về khu xử lý).

Nếu thu gom toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh hiện nay là 203 tấn/ngày thì cần đến 725 xe đẩy tay loại 0,7m3 và 75 xe ép rác (mỗi xe chạy 2 chuyến)

* Mạng lưới thu gom, tần xuất thu gom

Mỗi phường trung bình có 01 tổ thu gom. Đối với các tổ thu gom rác đường phố tiến hành thu gom rác trên 213 tuyến phố chính, vỉa hè công cộng với tổng diện tích trực tiếp phục vụ 33,193,78ha và 569 ngõ xóm với chiều dài phục vụ là 31,382,67km

Trên địa bàn thành phố Hải Dương hiện có 10 điểm tập kết rác như sau

Bảng 2.9. Các điểm tập kết rác tại Thành phố Hải Dương TT Điểm tập kết Diện tích (m2) Hiện trạng công trình Hiện trạng về bảo vệ môi trường

1 TT thương mại 100 Có tường bao, mái che

31

3 69 -3 30 Không có mái che

Đều không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, 4 Cẩm Thượng 60 5 Ngô Quyền 100 6 Phú Lương 40 7 Bắc Thanh Niên 80 8 Đông Nam Cường 100

9 Hải Tân - Sử dụng lề đường

10 Việt Hòa - Tận dụng lề đường

Thời gian thu gom rác được tiến hành như sau:

+ Thu gom rác đường phố: Sáng từ 3h30’ - 6h30’, chiều từ 15h đến18h + Thu gom rác từ các hộ gia đình, công sở, chợ: Chiều từ 15h - 19h

+ Vận chuyển rác từ điểm tập kết về khu xử lý Việt Hồng: Sáng từ 6h30’ -

7h30’, chiều từ 19h đến 21h.

* Kinh phí thu gom

Tổng thu phí vệ sinh trên địa bàn thành phố trung bình là 3,5 tỷ đồng/năm, tổng chi phí cho các hoạt động thu gom trung bình khoảng 20 tỷ đồng/năm. Như vậy để đảm bảo nguồn khinh phí chi hàng năm UBND tỉnh Hải Dương cấp ngân sách nhà nước cho Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương (URENCO) với số tiền dao động là 19 -23 tỷ đồng/năm.

32

Quy trình thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện theo sơ đồ sau

Sơ đồ 2.1. Quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn TP. Hải Dương

Hộ gia đình

Trung tâm

thương mại, chợ Cơ sở công nghiệp Bệnh viện, phòng khám Vệ sinh đường phố và nơi công cộng Bãi tập kết

tạm thời chung của khu Bãi tập kết Thùng chứa

Thu gom bằng xe đẩy

Bãi tập kết

Xe tải

Khu xử lý tập trung Việt Hồng- Thanh Hà Cơ sở dịch vụ,

truờng học, cơ quan

Thùng chứa

33

Hình 2.2. Hoạt động thu gom rác tại thành phố

34

Hình 2.4. Điểm tập kết rác khu vực chợ lớn

35

Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt * Biện pháp chôn lấp

Trước thời điểm tháng 6 năm 2011, toàn bộ lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở thành phố do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thu gom và vận chuyển đến bãi rác Soi Nam, phường Ngọc Châu có diện tích 6,7 ha để xử lý theo phương pháp chôn lấp. Đến tháng 6 năm 2011 bãi rác đã đóng cửa do không còn sức chứa và gây ô nhiễm môi trường và bị đưa vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

* Khu xử lý CTR Việt Hồng tại xã Việt Hồng- huyện Thanh Hà

Để giải quyết bài toán CTR sinh hoạt sau khi Bãi rác Soi Nam đóng cửa, tỉnh Hải Dương đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành khu xử lý chất thải rắn tại xã Việt Hồng – huyện Thanh Hà từ tháng 7 năm 2011.

- Khu xử lý có tổng diện tích: 23ha.

- Tổng lượng rác tiếp nhận về khu xử lý hiện nay: 162 tấn/ngày, từ rác thải sinh hoạt thu gom tại 15 phường trên địa bàn thành phố (159 tấn) và 02 xã của huyện Kim Thành (3 tấn).

- Công nghệ áp dụng xử lý chất thải rắn tại khu xử lý gồm:

+ Sản xuất phân sinh học từ chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy. Công suất thiết kế của dây chuyền 175 tấn rác/ngày (tương đương 64,000 tấn rác/năm), công suất hoạt động hiện nay là 100 tấn rác/ngày

+ Xử lý bằng phương pháp đốt với các chất thải hữu cơ khó phân hủy, chất thải rắn nguy hại. Khu xử lý hiện có 01 lò đốt công suất 5 tấn/h

+ Tái chế hạt nhựa: Từ phế liệu dẻo chiếm khoảng 10% lượng rác đầu vào + Chôn lấp hợp vệ sinh: Từ chất thải vô cơ và tro sau đốt

- Đơn vị quản lý và vận hành khu xử lý: Công ty cổ phần môi trường APT- SERAPHIN Hải Dương.

36

- Công nghệ xử lý rác thành phân hữu cơ

Quy trình công nghệ xử lý rác thành phân hữu cơ ở Hải Dương thực hiện theo sơ đồ dưới đây

Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất phân hữu cơ từ rác

Một số hình ảnh khu vực chế biến phân hữu cơ tại Khu xử lý Việt Hồng- Thành Hà được trình bày tại phụ lục II.

Dây chuyền chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt của tỉnh Hải Dương được triển khai từ nguồn vay ODA của chính phủ Tây Ban Nha. Toàn bộ công nghệ, máy móc đều do Tây Ban Nha cung cấp và lắp đặt.

37

Sản phẩm phân hữu cơ của nhà máy đã được thử nghiệm tại Trung tâm kỹ thuật I, Tổng cục đo lường chất lượng cho thấy đều đạt các điều kiện khảo nghiệm (Hàm lượng dinh dưỡng của phân bón khảo nghiệm được trình bày tại phụ lục II).

Từ khi nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ rác đi vào hoạt động đến nay, bài toán về xử lý rác thải trên địa bàn thành phố có nhiều mặt đáng ghi nhận như lượng rác được xử lý thành phân hữu cơ là 100 tấn rác/ngày dẫn đến giảm lượng rác phải chôn lấp. Tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại đó là: Hiệu quả của việc chế biến rác thành phân hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào việc phân loại rác tại nguồn, trong khi đó tại Hải Dương việc phân loại rác tại nguồn chưa được thực hiện do vậy đã làm giảm hiệu quả tại khâu phân loại ở nhà máy từ đó có phần nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm phân khó tiêu thụ do người dân chưa quen và còn e ngại về chất lượng sản phẩm dẫn đến hiện nay ở Nhà máy lượng phân tồn đọng nhiều. Phần lớn các thiết bị của dây chuyền sản xuất đều được nhập khẩu từ nước ngoài, sau một thời gian đi vào hoạt động do không phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta nên có nhiều thiết bị đã xảy ra sự cố đặc biệt là các thiết bị điện tử trong các tủ điều kiển, điều này đã có lúc gây ra những gián đoạn trong quá trình hoạt động của nhà máy.

- Biện pháp đốt

* Quy trình hoạt động và một số thông số kỹ thuật của lò đốt

Sơ đồ 2.3. Quy trình đốt rác và hệ thống xử lý khói thải

Một số hình ảnh khu vực lò đốt được trình bày tại phụ lục II

Chất thải cần đốt Buồng đốt sơ cấp Dầu DO Buồng đốt thứ cấp Bộ giải nhiệt bằng nước Bộ giải nhiệt bằng khí Nước Xyclon tách bụi thụ khí thải Tháp hấp Dung dịch hấp thụ Ống khói Bể tách cặn Tái sinh dd hấp thụ Đóng rắn cặn Tro Đóng rắn

38

Bảng 2.10. Thông số kỹ thuật của lò đốt rác tại khu xử lý Việt Hồng

Thiết bị Đặc tính kỹ thuật Đơn vị Số lượng

Buồng đốt sơ cấp Kích thước hiệu dụng 11,3m x 2m x 2,5m

buồng 01

Buồng đốt thứ cấp Kích thước hiệu dụng 2m x 2m x 2,5m

buồng 01

Cửa cấp rác Cơ giới thủy lực cái 02

Bét đốt dầu 30- 70lít/h cái 02

Vật liệu chịu lửa samốt

Chịu nhiệt 12000C -14500C Hệ thống

01 Quạt cấp gió tươi 3,0Hp, lưu lượng 1500m3/h cái 02 HT giải nhiệt bằng nước HT xoắn ruột gà, 60mm Hệ thống 01 HT giải nhiệt bằng khí Hệ chùm 15ống Hệ thống 01 Cyclon tách bụi Vật liệu Inox SU 316 Chiếc 01 Tháp đệm r =2,2m, h =8m, tháp 02 tầng

đệm, lớp vật liệu đệm 50 x50 x5mm

Chiếc

01

Quạt hút tổng Công suất 30KW Chiếc 01

ống khói Cao 31m Chiếc 01

Hệ thống điều khiển Tủ điện Bộ 01

Theo thiết kế ban đầu của Công ty Cổ phần APT –SERAPHIN Hải Dương, lò đốt ngoài việc thực hiện xử lý rác sinh hoạt khó phân hủy sinh học còn tiến hành đốt chất thải rắn cho các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh thuê. Để có kinh phí cho hoạt động lò Công ty dự kiến sử dụng nguồn kinh phí thu dịch vụ từ các đơn vị có nhu cầu xử lý chất thải rắn, từ kinh phí bán phân vi sinh và bán phế liệu tái chế. Theo tính toán của Công ty mức chi sử dụng cho hoạt động đốt rác khoảng 400.000đ/tấn rác, trong khi đó do lượng phân bán chậm, số các cơ sở thuê xử lý chất thải ít, để giải quyết khó khăn UBND tỉnh Hải Dương đã trợ cấp kinh phí xử lý rác cho Công ty là 244.000đ/tấn rác. Tuy nhiên từ khi đi vào hoạt động lượng rác được đốt trung bình 72 tấn/ngày, chiếm khoảng 62% công suất thiết kế của lò.

- Biện pháp tái chế, sản xuất vật liệu không nung

Hoạt động tái chế được thực hiện ở khu xử lý là: Tái chế các phế liệu dẻo thành hạt nhựa. Nguyên liệu bao gồm các phế liệu dẻo, nilon loại ra từ hoạt động

39

phân loại của dây chuyền sản xuất phân hữu cơ. Lượng rác có thể tái chế chiếm khoảng 10% tổng lượng rác đầu vào.

Quy trình tái chế hạt nhựa được trình bày tại phụ lục II

- Biện chôn lấp vệ sinh

Theo thiết kế của khu xử lý, thì bãi chôn lấp chỉ tiếp nhận các thành phần chất thải là chất trơ (đất, gạch, đá) và tro của lò đốt. Bãi chôn lấp có diện tích: 2,6ha, thiết kế các ô chôn lấp bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, có hệ thống xử lý nước rỉ rác

Quy trình vận hành bãi chôn lấp, hệ thống xử lý nước thải được trình bày tại phụ lục II

* Chất lượng môi trường của Khu xử lý

Hiện nay khu xử lý rác thải Việt Hồng vẫn đang trong quá trình vận hành tốt, chưa gây ra các tác động đáng kể nào cho môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực cũng như những ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên hiện trạng thực tế cho thấy mùi nồng từ rác tươi ở khu vực tập trung rác, vẫn còn nhiều ruồi, các khu chứa rác chưa được gọn gàng, hệ thống thu gom nước rỉ rác có chỗ

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)