a. Tình hình quản lý
Trong nhiều năm qua, công tác quản lý CTR đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện bằng các chính sách, pháp luật quản lý CTR đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2005. Đã đề ra các chiến lược về quản lý CTR như Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, và cụ thể là trong Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN ở Việt Nam năm 1999, nay được thay thế bằng Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050. Các chiến lược này đã đặt ra các mục tiêu cụ thể có ý nghĩa định hướng cho các công tác quản lý CTR hiện nay.
Ở cấp Trung ương, đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm đối với các bộ, ngành có liên quan đến công tác quản lý CTR. Trong đó, có 5 Bộ có trách nhiệm tham gia công tác quản lý CTR bao gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ở cấp địa phương, các đơn vị được giao chức năng nhiệm vụ về quản lý CTR bao gồm: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường đô thị
b. Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn
* Công tác thu gom và vận chuyển: Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và chuyển đến bãi chôn lấp. Tỉ lệ thu gom trung bình trên địa bàn toàn quốc tăng từ 65% (năm 2003) lên 72% (năm 2004) và lên đến 80- 82% năm 2008. Công tác thu gom và lưu chứa CTR công nghiệp, CTRNH hầu như không được quan tâm tại các cơ sở vừa và nhỏ. Thực tế khảo sát tại các bệnh viện cho thấy có khoảng 95% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải (91% trong đó đã sử dụng tách riêng vật sắc nhọn); đến 90,9% các bệnh viện tiến hành thu gom CTR hàng ngày; 100% bệnh viện tuyến trung ương xử lý CTR theo hình thức thuê
21
Công ty Môi trường đô thị thu gom để tập trung hoặc đốt tại cơ sở y tế bằng lò đốt đạt tiêu chuẩn; 73% bệnh viện tuyến tỉnh và huyện xử lý CTR y tế bằng lò đốt tại bệnh viện hoặc thuê Công ty Môi trường đô thị xử lý [1].
Ở hầu hết các địa phương, công ty môi trường đô thị (URENCO) là doanh nghiệp nhà nước, chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý, thu gom và xử lý CTR đô thị của địa phương. Ngoài URENCO, tham gia công tác thu gom, vận chuyển CTR ở các địa phương còn có các đơn vị khác dưới hình thức là các công ty nhà nước (toàn phần hay cổ phần), Công ty cổ phần, hay các hợp tác xã hoặc đội môi trường trực thuộc UBND huyện, quận. Sự tham gia tích cực của khối các đơn vị tư nhân đã giúp cho công tác quản lý CTR đạt được hiệu quả. Ví dụ như hiện nay tại Tp. Hà Nội phần lớn lượng CTR đô thị là các đơn vị môi trường ở các quận, huyện và hợp tác xã vận tải công nông thu gom. Tỷ lệ các đơn vị này tham gia vào công tác thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt đang dần cải thiện và giảm sức ép đến URENCO.
* Công tác xử lý:
Công nghệ xử lý CTR còn nhiều vấn đề bức xúc, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom và xử lý chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường. Công tác xử lý CTR đô thị chủ yếu vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình là1 bãi chôn lấp/1 đô thị (Hà nội và Tp Hồ Chí Minh, mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chôn lấp/ khu xử lý). Trong đó, có tới 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Thống kê toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi thải được coi là chôn lấp hợp vệ sinh (tập trung tại các thành phố lớn). Các bãi thải còn lại CTR phần lớn được chôn lấp sơ sài [1]
Hiện nay ở các đô thị của Việt Nam đang triển khai áp dụng xử lý CTR bằng các quy trình như Quy trình công nghệ Dano System, Chế biến phân hữu cơ, xử lý rác bằng công nghệ Seraphin
Hiện trạng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ và một số quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn đang áp dụng ở Việt Nam nêu trên được thể hiện ở phục lục I)
22
CHƯƠNG 2. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG