Chất thải rắn xây dựng tại địa bàn tỉnh Hải Dương bao gồm các vật liệu đất đá, gạch, ngói, vữa.v.v. phát sinh từ các hoạt động xây mới và sửa chữa công trình.
b. Hiện trạng thu gom CTR xây dựng
Chất thải rắn xây dựng phát sinh trên địa bàn thành phố được Xí nghiệp Giao thông thành phố thực hiện thu gom và vận hành quản lý bãi chứa chất thải xây dựng tại phường Tứ Minh với diện tích 5ha, thực tế lượng chất thải xây dựng được về bãi chứa rất ít, chất thải được đưa về bãi chủ yếu là bùn thải của 02 nhà máy sản xuất nước sạch trên địa bàn thành phố và lượng chất thải từ hoạt động sửa chữa, xây mới các trụ sở công trình nhà nước.
Lượng chất thải CTR xây dựng từ các hộ dân không được thu gom về bãi chứa là do các nguyên nhân sau:
+ Các hộ phát sinh CTR xây dựng tự thu gom và xử lý, do đó đối với các hộ ở thành phố thì được thuê xe chở đi, tuy nhiên việc các chủ xe này đổ đi đâu thì không ai quản lý vì vậy dẫn đến tình trạng CTR xây dựng được đổ vào bất cứ chỗ nào có thể đổ được (khu đất chống, vệ đường, chỗ trũng). Đối với các hộ ở khu vực ngoại thành thì thực hiện đổ làm đường, lấp chỗ trũng.
+ Công tác quản lý CTR xây dựng được thực hiện thông qua việc cấp phép xây dựng và hoạt động quản lý xây dựng của các đội quy tắc ở các phường, xã. Tuy nhiên việc quản lý của các đội quy tắc chỉ dừng lại ở ngay khu vực xây dựng còn vật liệu chở đi đâu thì không được quản lý.
43
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh trên địa bàn tỉnh năm 2012 như sau:
FBảng 2.11. Lượng CTR xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
(Năm 2012)
STT Khu vực Lượng phát sinh (tấn/ngày)
1 Nội thành 42
2 Các huyện ngoại thành 133,2
Tổng 175,2
Lượng CTR xây dựng Xí nghiệp Giao thông thành phố thu gom như sau:
Bảng 2.12. Lượng CTR xây dựng khu vực nội thành được thu gom Năm Lượng thu gom (tấn/ngày) Tỷ lệ thu gom (ước tính)
2012 12,6 30%
Hình 2.6. Một góc của bãi chứa chất thải rắn xây dựng ở Tp. Hải Dương 2.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp
a. Nguồn phát sinh
Tính đến hết năm 2012 toàn tỉnh Hải Dương có 61 làng nghề, 7.656 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực: Công nghiệp khai thác; công nghiệp chế biến và công nghiệp điện, nước.
Bảng 2.13. Danh mục các ngành nghề sản xuất CN, TTCN tỉnh Hải Dương [9]
TT Ngành công nghiệp Ti lệ (%)
1 Công nghiệp khai thác 35
44
1.2 Khai thác đá, mỏ khác 70
2 Công nghiệp chế biến 60
2.1 CN cơ khí, điện tử và gia công kim loại 25 2.2 CN sản xuất vật liệu xây dựng 30 2.3 CN chế biến nông- lâm sản thực phẩm 10
2.4 CN dệt, may, da giầy 20
2.5 CN hóa chất và các sản phẩm hoá chất 5
2.6 CN khác (in, tái chế...) 10
3 Công nghiệp điện, nước 5
3.1 Sản xuất và phân phối điện 3.2 Sản xuất và phân phối nước
Tổng (1+2+3) 100
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh và được chia thành hai loại chính: chất thải rắn không nguy hại và chất thải rắn nguy hại.
Theo số liệu thống kê của Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương thì tỉ lệ thành phần chất thải công nghiệp như sau.
Bảng 2.14. Tỷ lệ nhóm chất thải rắn công nghiệp tại tỉnh Hải Dương
STT Nhóm chất thải Tỉ lệ (%)
1 Nhóm chất thải không độc hại 22,6
2
Nhóm chất thải độc hại:
Theo danh mục quy định tại thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
77,4
Tổng cộng 100
Theo số liệu quản lý của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh và số liệu từ ban quản lý các KCN thì lượng CTR công nghiệp phát sinh tại Hải Dương như sau:
Bảng 2.15. Lượng chất thải công nghiệp
TT Nguồn phát sinh Lượng phát sinh theo năm (tấn/năm)
2008 2009 2010 2011 2012
1 Từ các khu công nghiệp 7.096,2 14.647,93 16.904,93 16.126,2 15.876 2 Từ các cụm công nghiệp 11.82 19.398,61 20.560,5 20.157,75 19.845 3 Các công ty, cơ sở nằm 2.838,48 3.958,9 6.396,46 5.375,4 5.292
45 ngoài các KCN,CCN
4 Nhà máy nhiệt điện Phả
Lại 707,62 395,89 456,89 895,9 822
5 Các nhà máy sản xuất
nước sạch 1.182,7 1.187,67 1370.67 2.239,75 2.055
Tổng 32.654 39.589 45.689 44.795 44.100
Trong tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh thì lượng chất thải rắn tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến (công nghiệp dệt, may, da giầy; cơ khí, điện tử và gia công kim loại; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông- lâm sản thực phẩm; khác) tiếp đến là công nghiệp khai thác và công nghiệp điện, nước.
* Lượng chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề
Sản phẩm của các làng nghề Hải Dương khá phong phú, đa dạng với những sản phẩm chủ yếu là: đồ gỗ (mộc dân dụng, chạm khắc gỗ...), cơ khí, mây tre đan, thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm (bánh đa, bánh đậu xanh, bánh gai, sấy hành tỏi…), gốm sứ, giầy da, làm hương.v.v. Hiện nay lượng chất thải từ các làng nghề ở Hải Dương chưa được kiểm soát và quản lý. Theo đặc tính về sản phẩm nên hầu hết các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất đều được người dân tận dụng làm chất đốt (đối với các làng nghề gỗ) hoặc làm thức ăn chăn nuôi (đối với các làng nghề chế biến thực phẩm), tuy nhiên bên cạch đó không ít các chất thải từ các làng nghề được người dân đổ thải cùng chất thải sinh hoạt hoặc đổ trộm ra các kênh rạch. Năm 2012 tại Hải Dương có 02 làng nghề gây ô nhiễm môi trường đó là làng nghề giết mổ Văn Thai- Cẩm Giàng và làng nghề cơ khí Tráng Liệt -Bình Giang.
Theo số liệu thống kê quản lý chất thải nguy hại của Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương số lượng chất thải nguy hại được các doanh nghiệp thống kê và báo cáo so với thực tế chiếm khoảng từ 80-85% lượng phát sinh. Số lượng tổng hợp hàng năm như sau:
Bảng 2.16. Tổng khối lượng CTNH phát sinh trong công nghiệp Lượng CTR nguy hại Năm 2008 2009 2010 2011 2012 (Tấn/năm) 5.345,8 8.947,1 10.325,7 10.123,7 9.288,6 (Tấn/ngày) 14,65 24,51 28,29 27,74 25,44
46
b. Hiện trạng phân loại thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp
Thực tế cho thấy trách nhiệm quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa rõ ràng, chặt chẽ. Các KCN chỉ chủ yếu quản lý về chất lượng môi trường không khí, nước thải, đối với chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại thì hầu như chưa được quan tâm, chưa có các khu tập kết rác thải chung cho toàn khu. Hầu hết các Doanh nghiệp tự quản lý, thu gom và thuê các đơn vị xử lý chất thải rắn, số lượng phát sinh chất thải rắn do các công ty tự kê khai và báo cáo với Ban quản lý các KCN hoặc báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua sổ chủ nguồn thải.
Chưa có các quy định về quản lý chất thải làng nghề. Thiếu các cơ chế khuyến khích các cơ sở công nghiệp áp dụng 3R
Đối với các cơ sở công nghiệp: do có sự kiểm tra, quản lý nên lượng chất thải rắn từ các cơ sở này đã thực hiện được 75%, tuy nhiên công tác phân loại tại nguồn còn hạn chế, việc thực hiện về lưu trữ chất thải chưa đảm bảo yêu cầu về kho chứa, dụng cụ. Các cơ sở công nghiệp tiến hành thu gom hầu hết ký hợp đồng thuê vận chuyển và xử lý đối với các cơ quan có chức năng.
Đối với làng nghề, tuy được quy hoạch phát triển xong chưa có cơ quan nào quản lý về chất thải, bên cạnh đó mức độ nhận thức về bảo vệ môi trường chưa cao do đó chất thải phát sinh thường được thải bỏ cùng chất thải sinh hoạt hoặc đổ ra kênh rạch, hoặc đốt.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay có 05 cơ sở được cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại đó là Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại môi trường xanh, Công ty cổ phần Môi trường Tình Thương, Công ty Cổ phần công nghệ Môi trường An Sinh, Công ty Phát triển Tài nguyên Công nghệ Môi trường (DRET), Công ty TNHH Sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công. (Năng lực của các đơn vị nêu trên được thể hiện tại phụ lục 2)
Từ thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp cho thấy số lượng các cơ sở áp dụng một số giải pháp giảm thiểu lượng chất thải nhưu sau:
47
Bảng 2.17. Các cơ sở công nghiệp áp dụng các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn [13]
TT Nội dung thực hiện Tính đến năm
2012 (cơ sở) Doanh nghiệp điển hình 1 Đã áp dụng ISO 14000
10 - Sumidenso Việt Nam - Công ty Ford Việt Nam 2 Áp dụng tái chế, tuần
hoàn chất thải
20
- Công ty Falcol (sản xuất các sản phẩm từ gỗ)… Công ty đã sử dụng gỗ phế liệu cho hoạt động lò hơi sấy gỗ.
Công ty may Phi sử dụng vải vụn để may găng tay
3 Đã áp dụng sản xuất sạch hơn 03 - Công ty cổ phần Kem Bình Dương - Công ty Cổ phần thép Hòa Phát
- Công ty xi măng Phúc Sơn
2.2.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn Y tế a. Nguồn, thành phần và lượng chất thải a. Nguồn, thành phần và lượng chất thải
Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hải Dương, đến năm 2012 toàn tỉnh hiện có 274 cơ sở y tế, bao gồm 11 bệnh viện tuyến tỉnh (gồm đa khoa và chuyên khoa), 10 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 02 bệnh viện tư nhân, còn lại là các cơ sở (trạm y tế xã, phường; phòng khám tư nhân, trung tâm y tế).
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 thì chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 loại: Chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ, chất thải hóa học, các bình chứa có khí áp suất, rác thải sinh hoạt. Thành phần chất thải bệnh viện được trình bày tại bảng dưới đây.
Bảng 2.18. Thành phần trong chất thải rắn Bệnh viện
Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ
(%)
Có/Không có thành phần chất thải nguy hại
Các chất hữu cơ 52,9 Không
48
Bông băng 8,8 Có
Vỏ hộp kim loại 2,9 Không
Chai lọ xilanh thủy tinh, ống thuốc thủy tinh 2,3 Có
Kim tiêm, ống tiêm 0,9 Có
Giấy 0,8 Không
Các bệnh phẩm sau khi mổ 0,6 Có
Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác 20,9 Không
Tổng 100
Theo số liệu điều tra khảo sát thực tế tại các bệnh viện cho thấy lượng chất thải phát sinh trung bình 1,5kg/giường/ngày bao gồm chất thải rắn sinh hoạt (trung bình 0,5kg/giường/ngày), chất thải rắn y tế (trung bình 0,86 kg/giường/ngày), chất thải nguy hại (trung bình 0,14kg/giường/ngày).
Lượng chất thải nguy hại y tế phát sinh trên địa bàn thành phố Hải Dương trong những năm gần đây được trình bày trong bảng dưới.
Bảng 2.19. Tổng lượng CTR y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Cơ sở Số
giường bệnh
CTR y tế
(tấn/ngày) CTR Y tế nguy hại
(tấn/ngày)
Tỷ lệ thu gom CTR Y tế nguy
hại (%)
BV tuyến tỉnh 2.200 1,9 0,3 99
BV đa khoa tuyến huyện 995 0,7 0,1 98
BV tư nhân 200 0,2 0,03 95 Trung tâm y tế 60 0,005 0,006 99 Các trạm y tế phường, xã 500 0,06 0,03 98 Tổng 3.955 2,8 0,5
b. Hiện trạng thu gom, phân loại vận chuyển và xử lý
Hiện nay các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản đã thực hiện phân loại tại nguồn phát sinh với tỷ lệ thu gom đạt từ 95-99%:
- Các chất thải được phân loại ngay tại buồng khám và xe tiêm của nhân viên y tế bằng các thùng có lắp đậy và được lót túi nilon phía trong. Tại hành lang các khoa phòng và các khu vực công cộng đều được đặt thùng chứa có dung tích 60 - 100l có lắp bật để lưu trữ chất thải sinh hoạt.
49
+ Thùng và túi mầu xanh: chứa rác thải sinh hoạt như các loại lá, rau, cỏ và quả, thức ăn dư thừa, các vỏ bao bì chứa đồ v.v.., là các loại rác không độc hại để công ty môi trường đô thị tới thu gom định kỳ.
+ Thùng và túi mầu vàng: chứa các loại rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao như : bông, băng, bơm kim tiêm, cao su, nilon và các loại nhựa, vải mặc, chăn màn, quần áo…
+ Thùng và túi mầu trắng: Chứa các chất thải có thể tái chế (không chứa thành phần nguy hại)
+ Thùng và túi mầu đen: chứa các loại rác thải y tế có chất nguy hại, chất phóng xạ
Tuy nhiên qua điều tra thực tế cho thấy còn có những tồn tại sau
+ Hầu hết các bệnh viện sử dụng túi đựng chất thải y tế có thành dầy chưa đảm bảo tối thiểu 0,1mm, bên ngoài túi không có có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “Không được đựng quá vạch này”.
+ Sử dụng mầu túi chứa chất thải không đúng quy đinh
VD: Bệnh viện Lao, BV Y học cổ truyển: sử dụng túi mầu xanh đựng chất thải y tế trong khi đó mầu xanh quy định đựng chất thải sinh hoạt.
+ Các thùng chứa tại các hành lang khoa phòng, khu vực công không có chữ chỉ dẫn do đó chất thải y tế vẫn còn lẫn trong chất thải sinh hoạt
Công tác vận chuyển và xử lý chất thải tại các bệnh viện được thực hiện như sau: - Chất thải rắn sinh hoạt
+ Tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố được công ty môi trường đô thị thu gom, vận chuyển và xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt
+ Các cơ sở tại tuyến huyện: Hầu hết các bệnh viện này đều nằm ở các thị trấn của các huyện do đó chất thải rắn sinh hoạt cũng được tổ thu gom rác của thị trấn thu gom và vận chuyển cùng với chất thải phát sinh từ các hộ dân.
- Chất rắn y tế: Hiện nay 100% các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được đầu tư lắp đặt lò đốt rác ngay tại bệnh viện, do đó chất thải rắn y tế phát sinh trong ngày của các bệnh viện được thực hiện bằn phương thức thiêu đốt bằng các lò đốt rác HOVAl MZ4, CHUWASTAR, T - 50C dòng máy Tfire có công suất đốt từ 35 – 500kg/ngày. Các lò đốt đều đảm bảo 02 buồng đốt: đốt sơ cấp, nhiệt độ buồng đốt (700-8000C); đốt thứ cấp, nhiệt độ buồng đốt trên 10000C và có thiết bị làm
50
sạch khí. Chất thải vào lò và lấy tro tự động hoặc thủ công. Lượng tro còn lại sau khi đốt được tiến hành chôn lấp.
Quy trình hoạt động, các thông số kỹ thuật và hình ảnh lò đốt rác thải y tế tại các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hải Dương được trình bày tại phụ lục II
Qua điều tra cho thấy như sau:
+ Bệnh viện Lao: Khu lò xử lý CTR không có biển cảnh báo, nhà chứa lò đốt không xây tường bao mà bằng hàng rào thép, không có mái che.
+ Bệnh viện 7: Công nhân đốt không đeo khẩu trang phòng độc, công nhân nạp rác vào lò chưa đúng (lò khởi động chưa đảm bảo nhiệt độ đạt 700oC đã đưa rác vào đốt), khu nhà chứa lò đốt không có cửa, không có biển cấm.
+ Bệnh viện Y học cổ truyền: Tro xỉ sau đốt đổ ngay trên mặt đất gần khu lò đốt. + Bệnh viện tư nhân Hòa Bình: Một số thùng lưu trữ chất thải không có lắp đậy, tập kết ngay khu vực vệ sinh.
+ Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Miện, bệnh viện đa khoa Thanh Hà: công nhân đốt rác lưu rác 4-5 ngày mới tiến hành đốt.
+ Hầu hết các Bệnh viện được lắp đặt lò đốt, công nhân không qua khóa đào tạo nào mà chỉ được hướng dẫn 1-2 lần khi chuyển giao của nhà thầu lắp đặt.
2.2.5. Hiện trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp a. Nguồn phát sinh, lượng, thành phần a. Nguồn phát sinh, lượng, thành phần
Ngành nông nghiệp của tỉnh Hải Dương phát triển hầu hết tại các huyện với lĩnh vực phát triển chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi. Do đó chất thải rắn nông nghiệp của tỉnh cũng phát sinh từ 02 lĩnh vực hoạt động sản xuất gồm: Trồng trọt,