Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng ngũ giáo viên ở các trường THPT quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 57)

9. Luận văn bao gồm

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

2.4.1. Những thành tụn trong công tác nâng cao cliẩt lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường THPT quận 3

Trong những năm học vừa qua chất lượng đội ngũ giáo viên THPT quận 3 có những chuyển biến đáng kể.

Ban Giám hiệu phân công phân nhiệm một cách khéo léo và hợp lý giúp giáo viên phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu đê tham gia giảng dạy cho hơn 6000 học sinh. Từ đó tạo đà để quận 3 hoàn thành tiêu chuẩn để được

công nhận phổ cập ở bậc THPT vào năm 2010.

Tính đến năm học 2011 - 2012, toàn quận có 98.9% giáo viên đạt chuẩn giáo viên THPT. Đây là một thành tích đáng kế sau nhiều năm học tập, phấn đấu của các thầy cô giáo so với những năm học trước. Bên cạnh đó tỷ lệ giáo viên có trình độ trên đại học ngày càng cao.

Chất lượng của công tác quản lý cũng như các hoạt động chuyên môn của đội ngũ giáo viên THPT đã được đổi mới và đạt được những thành quả đáng kể. Hiệu quả giảng dạy của giáo viên THPT quận 3 cao, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT luôn tiết sát con số 100%, tạo niền tin cho phụ huynh học sinh.

Hầu hết giáo viên THPT có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức, lối

sống lành mạnh, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước và các quy định của ngành. Đa số cán bộ giáo viên hiểu biết về tình hình kinh tế của địa phương, mục tiêu giáo dục của quận 3, có biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp.

Đại bộ phận giáo viên đã có ý thức vươn lên trong chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng tiếp cận thông tin và sử dụng công nghệ thông tin vào giảng

Một số giáo viên đã có ý thức tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, đề xuất những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục.

Nhiều trường đã thực hiện tốt công tác thi đua - khen thưởng nhằm thúc

đây chất lượng chuyên môn cũng như chất lượng tay nghề của đội ngũ giáo viên.

2.4.2. Nhũng hạn chế

Mặc dù có được những kết quả đáng khích lệ trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT trong quận 3, nhưng bên cạnh đó trong công tác quản lý cũng còn nhiều hạn chế.

Hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức, chỉnh trị tư tưởng

Thực tế vẫn còn một số giáo viên chưa có ý thức và nhận thức đúng trong việc trau dồi phâm chất đạo đức nghề nghiệp, cũng như chưa thực hiện tốt những chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong học tập chính trị tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận 3, giáo viên đi học đông đú nhưng việc tiếp thu kiến thức và kết quả nhận thức qua các đợt bồi dưỡng chưa được đánh giá. Ban Giám hiệu các trường cũng chỉ ghi nhận số lượng giáo viên đi học chính trị có đầy đủ hay không đê đánh giá thi đua, chưa kiêm soát được tỉnh trạng giáo viên chép bài thu hoạch của nhau.

Nhà quản lý chưa tìm ra biện pháp cụ thể để giải quyết số giáo viên không tâm huyết với nghề, sống vụ lợi, không quan tâm tới lợi ích của tập

môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa nếu ra ngoài dạy có tiền thù lao cao hơn nên tìm cách giữ chân họ rất khó. Một số giáo viên vẫn có tâm trạng “đứng núi này trông núi nọ” chưa thật sự an tâm khi chế độ đãi ngộ chưa tương xứng. Theo kết quả khảo sát chưa đầy đủ giáo viên chọn nghề đi dạy vì các động cơ sau đây: Thích nghề dạy học 50%, truyền thống gia đình 30%, trường sư phạm miễn học phí 10%, chưa chọn được nghề khác 5%, 5% còn lại có động cơ ghép từ hai trong ba động cơ trên. Như vậy có thể thấy đại đa số giáo viên có động cơ đúng đắn nhưng còn khoảng 10% có tâm lý chưa gắn bó với nghề.

Nhà quản lý chưa chấm dứt tình trạng hiệu quả giờ dạy của một số giáo viên còn thấp, vẫn còn tồn tại việc giáo viên bị học sinh phản ánh trong giảng dạy. Đội ngũ giáo viên một bộ phận còn yếu trong chuyên môn, năng lực giáo dục học sinh, chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chậm tiếp thu kiến thức mới, hiện tượng dạy học theo kiểu đọc chép vẫn còn.

Hạn chế trong công tác đánh giá, phân loại giảo viên

Tuy đạt tỷ lệ cao trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng các biện pháp

kiếm tra, đánh giá cũng có nhiều mặt trái, mang đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Điển hình là cách đánh giá giáo viên thông qua tỷ lệ học sinh đạt điếm trung bình trong các kỳ thi, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT mang đến nhiều mối nguy hại. Nhìn rộng ra toàn xã hội, không phải tình trạng này chỉ xảy ra cá biệt ở các trường phố thông tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh mà hầu như cả nước. Có một cách hiểu phổ biến và đáng tiếc lại đang được coi là chuẩn mực trong đánh giá giáo dục. Cách hiểu đó cho rằng, chất lượng giáo

thông tỉm mọi cách để dạy cho học sinh đậu được tốt nghiệp hoặc đạt tỷ lệ điểm trung bình cao trong các kỳ thi.

Đa số giáo viên đều chọn cách dạy an toàn, dạy đi dạy lại những kiến thức trọng tâm thi cử sao cho các em đi thi đạt được điểm 5. Đối với những giáo viên dạy các môn tự nhiên như toán, lý, hóa họ soạn ra các vấn đề mà Sở, Bộ hay cho thi, tương ứng với mỗi vấn đề là các cách giải quyết cụ thể, học sinh có nhiệm vụ học thuộc cách giải, giáo viên có nhiệm vụ cho nhiều bài tập tương tự. Thầy và trò cứ miệt mài làm đi làm lại những dạng bài tập đó cho đến khi nhuần nhuyễn. Đối với các môn xã hội thì giáo viên soạn đề cương tóm tắt bài giảng, soạn các bài mẫu, soạn các câu hỏi và câu trả lòi, học

sinh có nhiệm vụ học thuộc, giáo viên có nhiệm vụ dò bài. Dò từ bài đầu đến bài cuối, có thể dò đi dò lại nhiều lần.

Cách đánh giá giáo viên bằng tỷ lệ diêm thi của học sinh dẫn đến việc giáo viên làm mọi cách để đạt tỷ lệ cao. Ngoài nỗ lực giảng dạy để học sinh nắm được cách làm bài, bỏ công sức để dò bài cho học sinh, họ còn làm nhiều

cách đế có nhiều học sinh của mình dạy đạt điếm trung bình. Thí dụ đánh dấu bài của học sinh mình một cách tinh vi. Làm dấu bài bằng cách gạch dưới chữ

“Bài làm” bây giờ là lộ liễu, dễ bị phát hiện, bây giờ ngược lại giáo viên dạy sao cho khi họ đọc bài thi là biết không phải của học sinh mình. Họ yêu cầu học sinh làm bài theo kiểu riêng, đặc biệt, cầm bài thi này lên đọc là biết không phải là học sinh do mình dạy. Những bài thi ấy họ sẽ chấm chặt chẽ hơn, vì vậy bài thi điểm 4,75 và bài thi điểm 5 bây giờ lại là vấn đề đạo đức chứ không phải chính xác khoa học. Vì bài thi điểm 4,75 là dưới trung bình, là thua tỷ lệ đồng nghiệp.

Với cách dạy học sinh đế đi thi, gần như người giáo viên không nghiên cứu một cách nghiêm túc đế nâng cao trình độ mà chủ yêu nghiên cứu đê

về phía nhà quản lý, chức năng cũng thay đổi. Công tác quản lý chất lượng giáo viên bây giờ của nhà quản lý rất nhẹ, gần như chỉ còn bước kiểm tra, đánh giá. Có lần thầy Hiệu trưởng một trường phố thông tâm sự với người

viết rằng làm quản lý bây giờ rất dễ, cứ căn cứ vào tỷ lệ điếm thi của học sinh mà đánh giá giáo viên là không ai thắc mắc được. Với cách quản lý như vậy gần như nhà quản lý đẩy công tác bồi dưỡng về phía giáo viên, họ phải tự điều chỉnh để tồn tại.

Hạn chế trong công tác quy hoạch phát triến đội ngũ

Công tác quy hoạch cán bộ còn một số hạn chế đó là: Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về công tác này còn yếu, còn có sự nhầm lẫn giữa công tác quy hoạch cán bộ với công tác nhân sự. Sau khi có xác nhận quy hoạch cán bộ, một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ trong quy hoạch. Việc quản lý cán bộ trong quy hoạch có thiếu sót, hàng năm chưa kiểm tra, rà soát lại để kịp thời điều chỉnh phù hợp với thay đối trong thực tế.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp, sự hướng dẫn, theo dõi, kiêm tra, giám sát của các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ đôi khi chưa chặt chẽ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bố nhiệm, luân chuyên cán bộ có lúc

chưa thực hiện đồng bộ với công tác quy hoạch cán bộ; chưa mạnh dạn đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trẻ trong quy hoạch.

Cơ cấu giáo viên giảng dạy chưa được phân bổ đồng đều. Một số môn thiếu giáo viên nhưng một số môn thừa giáo viên. Những môn thiếu giáo viên

dụng và phân công giáo viên chủ yếu tập trung vào hướng giải quyết cho những nơi còn thiếu mà chưa xem xét tính phù hợp giữa hoàn cảnh gia đình, nơi cư trú... Vì vậy, một bộ phận giáo viên thường xuyên lo nghĩ, tìm cách xin

được thuyên chuyển về gần gia đình, thậm chí chấp nhận bỏ việc, dẫn đến việc tìm nguồn giáo viên thay thế khi có giáo viên xin thuyên chuyển, bỏ việc gặp khó khăn.

Ngoài ra ở các trường đội ngũ thường không đồng đều về năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh những giáo viên lâu năm còn có

giáo viên trẻ, mói ra trường có thế mạnh về lòng nhiệt tình, sự năng động nhưng

có hạn chế về chuyên môn và nhất là kỹ năng sư phạm vì chưa có kinh nghiệm.

Hạn chế trong công tác quản ìỷ cơ sở vật chất và các phương tiện đảm bảo điều kiện làm việc cho giáo viên

Công tác giáo dục nhận thức của giáo viên về việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị chưa được nhà trường quan tâm.

Toàn bộ dồ dùng dạy học có được là do mua, chưa có giáo viên nào tự sáng tạo đồ dùng dạy học, dụng cụ thực hành thí nghiệm.

Ke hoạch hoạt động của thư viện chưa được Ban Giám hiệu quan tâm nên hoạt động của thư viện chưa có hiệu quả.

Việc rà soát hệ thống cơ sở vật chất cũng như thiết bị dạy học chưa được thực hiện thường xuyên mà thường là hư cái nào sửa cái đó.

trong việc trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cũng có nguyên nhân khách quan là: Ờ nước ta đang có sự chuyến đổi từ văn hóa truyền thống sang văn hóa hiện đại do ảnh hưởng của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Chúng ta chưa định hình được trong xã hội những chuấn mực cụ thế, chưa quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá các chuân mực này. Đối với xã hội hiện nay, vấn đề được quan tâm hàng đầu là kinh tế, vì vậy chuẩn mực đạo đức xã hội đang bị đấy lại phía sau. Bên cạnh đó trong các buổi học tập chính trị tập trung, báo cáo viên trình bày không lôi cuốn cộng với giáo viên hay có bệnh nghề nghiệp “người khác giảng không hay bằng mình” nên hiệu quả của công tác bồi dưỡng chính trị, nhận thức chưa cao. Còn nguyên nhân chủ quan là một bộ phận người thầy tự hạ thấp mình. Ranh giói thầy trò đang bị thu hẹp dần, không phải theo nghĩa tốt là dân chủ hơn mà theo nghĩa

“người trên ở chăng chính ngôi - đế cho kẻ dưới chủng tôi sỗ sàngRất nhiều thầy cô hiện nay chỉ coi nghề giáo như là một nghề đế kiếm sống chứ không phải một nghề mà họ yêu thích.

Công tác quản lý giáo dục trong trường học còn có những thiếu sót về tổ chức, việc triển khai đường lối chính sách của Đảng trong việc phát triển giáo dục có nơi còn chậm, vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý, công tác xử lý vi phạm đối với cán bộ, giáo viên còn chưa triệt để.

Kinh phí đầu tư còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nói chung và xây dựng đội ngũ nói riêng trong tình hình hiện nay.

Chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn còn thấp, chưa khoa học, đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó.

Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy theo phương pháp đổi mới còn thiêu nhiêu, cho nên hoạt động dạy và học còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Các thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học được cấp, chất lượng rất kém và không đảm bảo độ chính xác để giáo viên dạy thực hành.

Công tác viết sáng kiến kinh nghiêm, làm đồ dùng dạy học chưa đi vào ý thức cúa giáo viên, còn mang tính hình thức, thiếu tính sáng tạo và khả năng

áp dụng trong thực tiễn là hạn chế.

Việc đánh giá, xếp loại giáo viên cũng còn chưa thực sự khách quan, vẫn còn nể nang. Công tác bồi dưỡng để chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã có đầu tư nhưng hiệu quả chưa cao, chính sách và các điều kiện đế phát triển đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều bất cập.

Ket luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề:

- Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục trên địa bàn quận 3 thành

phố Hồ Chí Minh. Định hướng phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo quận 3. Quy mô và chất lượng đào tạo THPT quận 3.

- Thực trạng về số lượng, cơ cấu, phấm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ giáo viên THPT quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.

- Thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên THPT quận 3 thành phố Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực: Giáo dục đạo đức, chính trị tư tưởng: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, đánh giá, phân loại giáo viên; quy hoạch, phát triển cơ cấu

đội ngũ giáo viên; quản lý cơ sở vật chất và các phương tiện đảm bảo điều kiện làm việc cho giáo viên; thực hiện chế độ, chính sách và công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

Qua nghiên cứu thực trạng, tác giả cũng đã nêu được một số ưu diêm trong công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT quận 3 như: Bố trí giáo viên khéo léo để giảng dạy cho hơn 6000 học sinh đạt kết quả

cao trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đại bộ phận giáo viên THPT qua công tác bồi dưỡng chính trị tư tưởng đều có nhận thức tốt, có ý thức vươn lên

giáo viên còn chưa triệt để; đánh giá, xếp loại giáo viên nhiều lúc chưa khách quan; chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn còn thấp; công tác đào tạo bồi dưỡng chưa đi vào chiều sâu; kinh phí đầu tư cho các hoạt động giáo dục còn hạn chế; cơ sở vật chất chưa tốt, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy còn thiếu...

Qua nhiều năm nghiên cứu tìm tòi, người viết luận văn đã tìm ra một số

giải pháp khả thi đê nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT và bước đầu

thực hiện đạt được hiệu quả, khắc phục những mặt hạn chế trước đây trong công tác bồi dưỡng đội ngũ cả về chuyên môn qua thao giảng dạy tốt, qua dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn khoa học và năng lực sư phạm. Nhiệm vụ chiến lược này cần được triển khai đồng bộ hoặc ít nhất là trên toàn quận 3 thành phố Hồ Chí Minh đẻ tạo ra bước phát triển chung có thực chất và có chiều

Chương 3

MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT QUẬN 3

THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng ngũ giáo viên ở các trường THPT quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w