Thực trạng về quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng ngũ giáo viên ở các trường THPT quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46)

9. Luận văn bao gồm

2.3. Thực trạng về quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

2.3.1. Công tác giáo dục đạo đức, chỉnh trị tư tưởng

Hàng năm trong kế hoạch của các trường THPT quận 3 và theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với Ban tuyên giáo, Quận ủy quận 3 yêu cầu bắt buộc tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên của ngành phải tập trung học tập chính trị trong hè theo tinh thần chỉ thị số 34/CT-TW ngày 30/5/1998 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng về “Tăng cường công tác phát triến Đảng viên trong tnrờng học”. Đặc biệt từ

năm học 2009 - 2010 đến nay, công tác này được chú trọng khi có cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chỉ Minh”, cuộc vận

động

'Hai không” với bốn nội dung, và cuộc vận động ‘Moi thầy giảo, cô giảo là một tấm gưong đạo đức tự học và sáng tạo”.

nhận thức đầy đủ hơn về vai trò trách nhiệm, từ đó thực hiện những yêu cầu đặt ra cho bản thân và có định hướng tốt hơn trong công tác.

Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được giáo viên thực hiện tốt. Theo thống kê, trong 3 năm qua trong quận 3 chưa có giáo viên vi phạm pháp luật, không có giáo viên vi phạm an toàn giao thông và sinh con thứ ba.

Việc chấp hành quy chế cúa ngành, quy định của cơ quan, đơn vị: Cán bộ, giáo viên được quán triệt quy chế của ngành: nội quy và những quy định của nhà trường ngay từ đầu năm học và khi có những chủ trương mới. Do đó, đa số giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn. Theo đánh giá của Hiệu trưởng số giáo viên đạt tỷ lệ khá, tốt là 90%, trung bình chiếm 5%.

Đa số giáo viên có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị và luôn luôn là tấm gương cho các thế hệ học sinh noi theo. Đội ngũ giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng tốt thể hiện việc tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng thường xuyên của ngành, có nhu cầu và kế hoạch đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ý thức tự tìm tòi, học hỏi đế vận dụng phương pháp mới vào công tác giảng dạy - giáo dục học sinh vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.

Ket quả điều tra cho thấy đa số thầy cô giáo ý thức được vai trò, vị trí của người thầy khi lên lớp cũng như trong cuộc sống, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức để xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo và có trách nhiệm dìu dắt thế hệ trẻ, cư xử thân thiện với nhân dân và với phụ huynh học sinh.

2.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

Bồi dưỡng thường xuyên, hiện nay đã thực hiện xong chu kỳ III. Là chương trình bồi dưỡng giúp giáo viên tiếp nhận những kiến thức mới về chủ

bộ môn. Hình thức học tập trong chương trình “Bồi dưỡng thường xuyên” là học

tập trung trong hè. Địa điểm học theo sự phân công của Sở Giáo dục, giáo viên

tìmg bộ môn học tập trung tại một trường nào đó. Kết thúc mỗi học phần giáo viên phải tham dự làm bài kiếm tra đánh giá bằng diêm số. Trong hình thức bồi

dưỡng thường xuyên còn kết họp cả hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề. Bồi dưỡng thay sách giáo khoa, là hình thức được tiến hành mỗi khi có những thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học. Nói cách khác đây là hình thức bồi dưỡng những cái mói cho giáo viên THPT đế cập nhật hóa kiến thức, kỹ năng và phương pháp, giúp giáo viên giảng dạy tốt những vấn đề mới trong sách giáo khoa. Hình thức bồi dưỡng tập trung giáo viên theo từng bộ môn, nghe báo cáo viên trình bày và thảo luận các vấn đề chuyên môn. Đợt học tập bồi dưỡng thay sách giáo khoa có ưu điểm 100% giáo viên THPT quận 3 tham gia đầy đủ, tuy nhiên đội ngũ báo cáo viên chưa chuyên nghiệp, báo cáo chưa thuyết phục vì thực tế báo cáo viên cũng là những giáo viên trong quận nhưng được tập huấn trước sau đó báo cáo lại.

Hiện nay có nhiều môn học như Vật lý, Hóa học, Sinh học, tiếng Anh thực hiện kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho học sinh , tuy nhiên để thực hiện việc kiểm tra trắc nghiêm khách quan, giáo viên tự mày mò, không có cơ sở khoa học. Vì vậy, để cho giáo viên hiểu rõ về hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, Hiệu trưởng của các trường đã phối hợp mời các chuyên gia trường Đại học Quốc Gia đến trường tập huấn về cách thức soạn đề, xây dựng ngân hàng đề, kiêm tra, đánh giá đề trắc nghiệm. Ngoài ra các trường còn mời chuyên viên của công ty tin học Schoolnet hướng dẫn giáo viên sử dụng phần mềm soạn đề thi trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Hàng năm các trường thường kết hợp với Quận ủy quận 3 tố chức các đợt bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ giáo viên bằng cách mời các chuyên gia báo cáo cho giáo viên.

Tên trường THPT Gi

ỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

Nguyễn Thị Minh

Khai 160 8 0 0 6 0 0 0

Lê Quý Đôn 148 5 0 0 10 0 0 0

Marie Curie 171 6 0 0 12 0 0 0

Nguyễn Thị Diệu 169 8 0 0 9 0 0 0

Lê Thị Hồng Gấm 132 3 0 0 7 0 0 0

49

tại nơi khác. Tổ chức tại trường tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả giáo viên tham gia.

Hiệu trưởng cũng thực hiện đúng nguyên tắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cố gắng sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có. Có thể kết hợp với các trường khác đê thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng và chia sẻ nguồn lực với trường bạn. Làm được điều này Hiệu trưởng đã tiết kiệm được một phần kinh phí cho nhà trường, giúp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Phương pháp này giúp cho các đối tượng chủ động về thời gian và nội dung bồi dưỡng.

Giáo viên có thể hiểu sâu về nội dung cần bồi dưỡng mà không phải mất nhiều thời gian.

Nâng cao chắt lượng đội ngũ giảo viên thông qua thao giảng dạy tốt

Biện pháp quản lý bao gồm:

- Giáo viên dạy thao giảng cấp trường (dạy tốt): Thông thường các trường quy định mỗi giáo viên trong tố dạy tốt 1 tiết trên một học kỳ, giáo viên trong tổ dự giờ, đóng góp, rút kinh nghiệm.

- Giáo viên dạy thao giảng cụm: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh phân chia các trường THPT thành 8 cụm đê sinh hoạt chuyên môn, các trường THPT trong quận 3 sinh hoạt chuyên môn tại cụm 2. Khi có một giáo viên trong trường dạy thao giảng, Hiệu trưởng làm thư mời đại diện các tổ của trường bạn đến dự giờ, đóng góp, rút kinh nghiệm.

Hiệu quả quản lý mang đến là tiết thao giảng thường do giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện và cả tố tham gia đóng góp nên tiết thao giảng

50

Công tác dạy tốt, thao giảng được Phó Hiệu trưởng phụ trách về chuyên

môn của các trường THPT quản lý. Trong năm học 2011 - 2012 số liệu thống kê số tiết dạy tốt, thao giảng của giáo viên các trường THPT quận 3 được thể hiện trong bảng 8:

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua dự gi ờ

Biện pháp quản lý là Ban giám hiệu yêu cầu từ đầu năm học, trong kế hoạch chuyên môn tố trưởng phải có kế hoạch dự giờ các giáo viên trong tố.

Tổ trưởng phải dự giờ mỗi giáo viên 1 tiết / học kỳ. Giáo viên phải dự giờ đồng nghiệp trong tố 2 tiết / học kỳ.

Chỉ tiêu dự giờ được đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm học. Đây là phương pháp bồi dưỡng dễ thực hiện, ít tốn kém.

Đối với giáo viên mới vào ngành, đây là phương pháp hữu hiệu giúp giáo viên nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm sư phạm từ những giáo viên có kinh nghiêm, khắc phục kịp thời những thiếu sót của bản thân.

Thông qua tiết dự giờ có thể đánh giá được năng lực sư phạm của giáo viên. Từ đó đề ra những biện pháp giúp giáo viên khắc phục những hạn chế, đồng thời phát huy những mặt mạnh của giáo viên.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua sinh hoạt tô chuyên

môn

về mặt quản lý, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chuyên môn đối với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và đưa ra các công việc cụ thể của tổ chuyên môn:

Tố chuyên môn sinh hoạt hai lần trong tháng.

Tố trưởng phải lập kế hoạch hoạt động của tổ. Sinh hoạt tổ phải đi sâu vào chuyên môn. Tổ phải có sổ sinh hoạt tổ, sổ sinh hoạt tổ phải gửi về cho Phó hiệu trưởng sau mỗi buổi họp.

Trong mỗi buổi sinh hoạt tổ, tổ trưởng phải kiếm tra việc thực hiện chương trình của các giáo viên, kiểm điểm lại công tác của tổ, rút kinh nghiệm chuyên môn: Thực hiện nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp

giảng dạy, thống nhất kiểm tra đánh giá...

Sinh hoạt tổ chuyên môn còn bao gồm các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, soạn giáo án, đề cương chung của tổ.

Mặt làm được của công tác bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn giúp giáo viên tiến bộ nhanh chóng, nâng cao kiến thức, nghiệp

Thông báo cho giáo viên một số chuẩn mà giáo viên phải đạt được: Yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ: Hoàn thành các đợt bồi dưỡng thường xuyên do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Yêu cầu về tin học: Có chứng chỉ A và chứng chỉ tin học sư phạm do trường Đại học Sư phạm cấp hoặc chứng chỉ của Intel.

Yêu cầu về ngoại ngữ: Chứng chỉ A.

Thêm nữa Hiệu trưởng giao chỉ tiêu phải có học sinh đạt giải học

sinh giỏi cấp thành phố cho các tổ.

Ngoài ra những yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy giáo viên phải tự bồi dưỡng để có thê thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học.

Đồng thời Ban chấp hành công đoàn cũng đưa ra mức khen thưởng cụ thể nếu giáo viên hoàn thành được các chuẩn trên.

Kết quả đạt được là giáo viên chủ động được thời gian trong việc bồi dưỡng kiến thức, chủ động được nội dung cần bồi dưỡng, nhất là nội dung bồi

dưỡng học sinh giỏi. Phương pháp tự học giúp giáo viên phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình. Do đó trình độ của giáo viên nâng cao một cách có hiệu quả.

Phương pháp tự học ít tốn kém kinh phí.

Hiện nay trong số giáo viên THPT quận 3 có 90% giáo viên đạt chứng chỉ A tin học.

2.3.3. Công tác đánh giá, phàn hại giáo viên

Việc đánh giá, xếp loại giáo viên THPT trong quận 3 thực hiện theo hướng dẫn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT. Đánh giá giáo viên thực hiện hai lần trong một năm

được ở từng tiêu chí vào Phiếu giáo viên tự đánh giá. Bước thứ hai tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại. Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của giáo viên, tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên của tổ vào Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ. Bước thứ ba Hội đồng thi đua xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi giáo viên (Phiếu giáo viên tự đánh giá) và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên trong trường. Hiệu trưởng công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại đến tập thể giáo viên và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản. Trong quá trình đánh giá xếp loại, giáo viên có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của Hiệu trưởng.

Ngoài việc đánh giá giáo viên định kỳ hai lần trong một năm học nói trên, trong công tác quản lý, Hiệu trưởng có thể tham khảo thêm nhiều kênh khác đế đánh giá giáo viên.

Tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Ban giám hiệu thường tổ chức “Diễn đàn lắng nghe học sinh nói” đế qua đó học sinh phát biêu tâm tư nguyện vọng của các em trong quá trình học tập, sinh hoạt tại nhà trường. Thông qua hình thức trao đổi trực tiếp, các em nêu lên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình học tập, Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn trả lời, giải đáp thắc mắc cho các em. Qua diễn đàn, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nắm được nhiều thông tin về tinh thần, thái độ giảng dạy của giáo viên.

Tại trường THPT Lê Quý Đôn, Ban giám hiệu kết hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phòng Tư vấn học đường trong nhà trường đê nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, qua đó nắm bắt tình lành giảng dạy

của giáo viên.

Trường THPT Marie Curie có thế mạnh về công nghệ thông tin, Ban Giám hiệu khai thác thông tin trên íòrum trong trang web của nhà trường.

Một kênh thông tin quan trọng là Hiệu trưởng thường căn cứ vào tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình trong các kỳ thi làm thước đo để đánh giá giáo viên dạy giỏi hay dạy chưa giỏi.

Kết quả của việc đánh giá giáo viên bằng điếm số trung bình của học sinh tạo nên tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT trên địa bàn quận 3 rất cao, cụ thể tỷ lệ

đậu tốt nghiệp THPT năm học 2011 - 2012 là trên 98%

2.3.4. Công tác quy hoạch, phát triến cơ cầu đội ngũ giáo viên

Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà trường nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời gian nhất định. Qua đó lựa chọn những cán bộ thực sự có đức, có tài đê đưa vào nguồn kế cận, dự bị; tìmg bước thử thách, giao nhiệm vụ và đưa đi đào tạo để cán bộ rèn luyện ở trường lớp và trong thực tiễn. Nhìn chung, công tác quy hoạch cán bộ của các trường THPT quận 3 trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt. Hệ thống quản lý giáo dục cơ bản ổn định, các trường THPT đã tham mưu cho Quận ủy, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thực

hiện quy trình bố nhiệm cán bộ quản lý và giáo viên, góp phần giải quyết cơ bản khâu cán bộ, giáo viên trong trường. Nhà trường đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và quy chế phối hợp giữa chuyên môn và công đoàn do đó đã xây dựng được khối đoàn kết nhất trí trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo

trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

Trong tổ chức thực hiện đã có sự chỉ đạo chặt chẽ và đồng bộ, kế thừa và phát triển, tạo nguồn cán bộ, góp phần khắc phục dần tình trạng bị động, lúng túng trong công tác cán bộ. Đội ngũ cán bộ trong quy hoạch nói chung bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, có phẩm chất chính trị vững vàng, được

cao trình độ cho đội ngũ giáo viên của mỗi nhà trường, tuy nhiên việc tuyển dụng

giáo viên lại không tố chức thi tuyển mà do Sở Giáo dục và Đào tạo xét tuyến.

Hàng năm vào cuối tháng 3, Hiệu trưởng các trường làm văn bản báo cáo Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tình hình nhân sự của nhà trường và xin biên chế nhân sự cho năm học kế tiếp. Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào đề xuất của nhà trường, dựa trên số giáo viên xét tuyển để phân bổ giáo viên về cho các trường. Đôi khi Hiệu trưởng hên hệ trực tiếp Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục đẻ xin về một giáo

viên nào đó mà người giáo viên này do quen biết với Hiệu trưởng. Cũng có

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng ngũ giáo viên ở các trường THPT quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w