9. Luận văn bao gồm
1.6. nghĩa của việc quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
viên
Chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp CNH - HĐH, yêu cầu của việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao càng cấp thiết hơn bao giờ hết thì vai trò của người thầy càng hết sức quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên, công tác giáo dục nói chung, công tác quản lý đội ngũ giáo viên nói
riêng càng phải được tăng cường. Tại kết luận hội nghị TW VI ( khóa IX ) cũng đã khăng định: “Giáo viên (nhà giáo) và cán bộ QLGD là lực lượng nòng cốt thực hiện chất lượng và hiệu quả giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu. Bởi vậy, cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý về mọi mặt, đặc biệt phải chú trọng đúng mức việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của đội ngũ cán bộ này.
Công tác quản lý cán bộ nói chung, quản lý đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng đến sự thành bại của việc phát triển sự nghiệp
giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhìn lại chặng đường mấy chục năm qua chúng ta đã đạt được những thành tựu cơ bản trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên trong đào tạo, xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều yếu kém. Chất lượng đội ngũ giáo viên còn một bộ phận khá lúng túng về phương pháp dạy học, giáo dục; đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa thừa, mất cân đối về cơ cấu. Do vậy, Hội nghị TW VI (khóa IX) đã chủ trương có một chương trình về: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện” nhằm đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đú số lượng, cân đối cơ cấu, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
Kết luận chương 1
Để nâng cao chất lượng giáo dục THPT thì một trong những yếu tố quan trọng là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng vói quy mô đào tạo ngày càng tăng, yêu cầu của xã hội ngày càng lớn. Hồ Chủ Tịch đã từng nói “không cỏ thầy giáo thì không cỏ giáo dục..”. Rõ ràng phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục.
Trong chương 1, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra được một số vấn đề cơ bản sau: Đã đưa ra được một bức tranh tổng thể về vấn đề nghiên cứu, thông qua đó xác định được nội dung cần nghiên cứu tiếp của đề tài; Đã xác định được chức năng, nhiệm vụ và các yêu cầu chuẩn đối với đội ngũ giáo viên trường THPT; Muốn nâng cao được chất lượng quản lý đội ngũ giáo viên THPT thì cần phải làm tốt một số nội dung sau:
- Quản lý công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ giáo viên.
- Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên.
- Quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên. - Quản lý công việc phát triển cơ cấu, đội ngũ giáo viên (Quy hoạch, quy mô, cơ cấu, trình độ).
Từ đó có cơ sở để nghiên cứu, đánh giá đầy đủ thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THPT quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2
THựC TRẠNG VÈ CHẮT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT QUẬN 3, THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH 2.1. Đặc đỉêm kinh tế, xã hội, hoạt động giáo dục và đào tạo quận 3,
thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Đặc điếm tình hình kinh tế, xã hội
Trước 1975, Quận 3 là một quận mang tính cư trú, hành chính. Một trong các quận trung tâm Sài Gòn có các cơ quan đầu não của chính quyền Mỹ - Ngụy và sứ quán nước ngoài. Phong trào đấu tranh cách mạng lan rộng trong từng ngõ hẻm, đường phố. Nơi sinh ra những người con cách mạng kiên
cường anh dũng như Lê Văn Sỹ, Trần Quốc Thảo, Nguyễn Văn Trỗi ... và những người mẹ suốt đời hy sinh cho cách mạng đã đi vào thi ca như "Người mẹ Bàn Cờ". Là nơi đặt Bộ chỉ huy tiền phương trong đợt tống tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 (Phở Bình số 7 Lý Chính Thắng).
Ngày nay, trên đà phát triển của đất nước, với những bước chuyển mình Quận 3 đã trở thành một quận có nền kinh tế tăng trưởng tốt, trật tự xã hội ổn định và có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của thành
phố.
Quận 3 nằm ở trung tâm thành phố có diện tích 4,9km2, có địa giới hành chánh: phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp quận 1, phía Tây giáp quận 10. Dân số quận 3 hiện nay khoảng
Quảng Đức tự thiêu, có nhà bảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút nhiều khách tham quan.
về mặt tổ chức hành chính, Quận 3 có 14 phường, từ phường 1 đến phường 14. Trụ sở ủy ban nhân dân quận 3 được đặt tại tòa nhà 185 Cách Mạng Tháng 8 (nơi trước giải phóng là tòa Đại sứ Campuchia). về giao thông đường bộ: mật độ đường sá dày đặc, có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy ngang qua như đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh sang Campuchia, đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1 xuyên Việt, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi sân bay Tân Sơn Nhất, về giao thông đường sắt: Ga Sài Gòn nằm trên địa bàn quận 3 là ga đầu mối giao thông của thành phố và các tỉnh phía Nam đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam - Bắc.
Từ một quận hành chánh cư trú, từ 1975 đến nay, Quận 3 đã tập trung phát triển kinh tế trên cả lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực thương mại dịch vụ, trở
thành một quận tự cân đối ngân sách và đóng góp cho ngân sách thành phố. Tổng thu ngân sách hàng năm đều tăng chủ yếu thu thuế từ các khu vực kinh tế.
Trên lĩnh vực kinh tế, khi tiếp quản vào năm 1975, quận 3 chỉ có 30 cơ sở công nghiệp nhỏ, 10 cơ sở tiểu thủ công nghiệp và khoảng 3000 hộ kinh doanh cá thể, đến nay có 1.119 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sản xuất nhiều ngành hàng và hơn 18.098 cơ sở kinh doanh thương mại & dịch vụ
với doanh thu đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hợp tác, quận luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho các hợp tác xã hoạt động. Nhiều hợp tác xã hình thành từ năm 1975 đến nay vẫn duy trì được
hoạt động và có bước phát triển vững mạnh như hợp tác xã Thương mại quận,
trường học được đầu tư sửa chữa nâng cấp xây mới như: trường Đô Lương, trường Trần Văn Đang, trường Phan Văn Hân, trường Lương Thế Vinh, trường Trần Quốc Thảo, Kỳ Đồng, Phan Đình Phùng... xây dựng cầu Trần quang Diệu, hồ bơi Kỳ Đồng, Trung tâm Y tế quận 3, cải tạo nâng cấp các chợ, mở tuyến đường Nguyễn Thượng Hiền giải tỏa mở rộng đường Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan nối dài, thực hiện tráng bê tông nhựa nóng và ciment 100% các đường hẻm, thực hiện cuộc vận động nhân dân hiến đất mở rộng hẻm, chỉnh trang vỉa hè trên các tuyến đường chính... Thực hiện xong chương trình giải tỏa cải tạo nhà trên kênh và ven kênh Nhiêu Lộc và giải tỏa mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hiện quận đang tập trung xây dựng 1 số chung cư cao tầng (20 - 25 tầng) đẻ giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở của nhân dân.
2.1.2. Đặc diêm tình hìnli hoạt động của ngành giáo dục
Trong khoảng 1 0 - 1 5 năm gần đây khi nền kinh tế của quận phát triển mạnh mẽ, ngành giáo dục quận 3 được sự quan tâm hỗ trợ tận tình của ủy ban nhân dân thành phố cùng các tổ chức đoàn thế, xã hội trong quận. Nhiều cơ sở
giáo dục đã được quy hoạch, sắp xếp hợp lý hơn, một số đơn vị được xây dựng mói.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 3 với đội ngũ cán bộ , chuyên viên nhiều kinh nghiêm, tận tâm với ngành giáo dục nên đã có nhiều hoạt động hành chính, nhiều giải pháp làm tốt công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện các chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên của ngành, giúp đội ngũ thầy cô giáo an tâm công tác.
Chất lượng giáo dục đào tạo có những tiến bộ rõ nét, quy mô mạng lưới
giáo dục. Ngày càng xuất hiện nhiều gương giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, đạt các giải thưởng cao của thành phố. Hiệu suất đào tạo bậc THPT luôn đạt 98% trở lên. Công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả bước đầu đáng trân trọng. Bên cạnh những thành tựu đạt được về giáo dục, cũng còn có nhiều hạn
chế như: cơ sở vật chất của ngành nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; có những dấu hiệu biểu hiện sự suy thoái đạo đức trong học sinh, sản phẩm của giáo dục chưa đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
2.1.3. Khái quát về các trường THPT quận 3, thành pho HÒ Chí
Minh
Trên địa bàn quận 3 có tất cả 5 trường trung học phổ thông trong đó: 3 trường công lập; 2 trường công lập tự chủ tài chính và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Các trường được phân bố đều khắp trên địa bàn dân cư. Qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học sinh luôn đạt trên 98%. Nhiều trường trên địa bàn quận trở thành những trường điểm, trường chuyên giàu truyền thống dạy và học của thành phố, được nhận những phần thưởng cao quý của Nhà nước như trường THPT Lê Quý Đôn, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường THPT Marie Curie.
Trường Trung học Phổ thông Marie Curie là một trường phổ thông trung học công lập ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những
trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn và là trường duy nhất không thay đối tên ban đầu do thực dân Pháp đặt. Trường được đặt tên theo nhà khoa học Marie Curie. Trường bắt đầu mở cửa từ năm 1918, là trường dành riêng cho nữ sinh. Năm 1997, trường được chuyển thành trường THPT bán công.
Năm 2007, trường được đổi lại thành trường THPT công lập. Đồng thời, đồng phục nữ sinh của trường sẽ là váy dài xanh, áo trắng vào các ngày thường, thứ 2 đầu tuần và các ngày lễ mặc áo dài, nam mặc quần xanh, áo trắng, mang giày bata, học quốc phòng và thể dục cả nam lẫn nữ đều mặc đồng phục thể dục
Tuy là một trường bán công, trường Marie Curie là một trong số các trường có chất lượng đào tạo, thi cử và kỷ luật khá cao. Hiện giờ, cùng với trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường Marie Curie là một trong 3 trường THPT có dạy Pháp văn của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2 lớp Pháp văn và 2 lớp song ngữ (Anh-Pháp) trong tổng số 30 lớp ở mỗi khối.
Kể từ năm 2000 tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT của trường luôn thuộc loại cao của thành phố (trên 98%) và năm sau luôn cao hơn năm trước.
Trường Trung học Pho thông Nguyễn Thị Minh Khai (còn được gọi là trường nữ Gia Long, trường nữ sinh Áo Tím) là một trường trung học phổ thông công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập từ năm 1915, cho đến nay trường Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những trường phổ thông lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, trường được đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai. Niên khóa 1978-1979, trường giải thể cấp 2, thu nhận nữ sinh lẫn nam sinh, đổi tên thành Trường Trung học Phố thông Nguyễn Thị Minh Khai cho tới bây giờ.
Năm 2003, trường được đưa vào vào danh mục của 55 công trình đề nghị điều tra xác lập di tích kiến trúc cổ của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh.
về bê dày thành tích: Năm 1989, băng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ); Năm 1999, Huân Chương Lao Động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng; Năm 2003, Huân Chương Lao Động
hạng II do Chủ tịch nước trao tặng, đoạt thành tích cao trong các kì Olympic 30/04, các kì Hội khỏe phù đổng, SEAGAME...; Năm 2006, bằng khen của trung ương Đoàn vì thành tích xuất sắc nhiều năm liên tục; Năm 2007, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Năm 2007-2008, bằng khen và cờ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam; Năm 2008, bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam (nhiệm kỳ III), bằng khen của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, lá cờ đầu ngành Giáo dục Thành phố, cờ đơn vị dẫn đầu khối THPT của Thành Đoàn, nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo, ƯBND TP. HCM. Dự kiến năm 2013, được chủ tịch nước tặng Huân Chương Lao Động hạng I.
Trường hiện tại được tố chức theo mô hình ban giám hiệu với hiệu trưởng là cô Dương Thị Trúc Bạch và các hiệu phó Nguyễn Thị Kim Hoa, Trần Văn Khánh. Giáo viên được phân làm các tố bộ môn chuyên trách Văn học, Sử học, Địa lý, GDCD, Ngoại ngữ, Toán học, Vật Lý, Hoá Học, Sinh Học, Kĩ thuật, Tin Học, Thể dục. Ngoài ra còn có các phòng ban chức năng khác: công đoàn, đoàn thanh niên. Học sinh sẽ thi tuyển vào trường theo quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam, trường có tổng cộng 68 phòng học chia ra làm 3 khối 10-11-12 kèm thêm các phòng khu vực chức năng như thư viện, phòng thí nghiệm, phòng vi tính, phòng bộ môn, phòng thực hành, phòng đồ dùng dạy học, sân chơi, phòng tập Judo, phòng Aerobic...
Từ những năm cuối của thập kỉ trước, trường Trung học phổ thông Minh Khai đã trở thành những trường tiên phong trong phương pháp giảng dạy với hàng loạt đối mới mà nổi bật trong đó là áp dụng các phương pháp dạy học tối ưu nhất hiện tại cùng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng. Với sự phát triển công nghệ thông tin trong trường học, năm 2004, trường đã được tập đoàn INTEL (Mỹ) mời tham gia các dự án và phương pháp học tập mới. Tiếp đến, tập đoàn VVOB (Bỉ) và Microsoữ tiếp tục đề nghị trường tham gia dự án học tập khác vào các năm kế.
Trường THPT Lê Quý Đôn: Cách đây hơn 100 năm, ngày
14/11/1874
Thống Soái Nam Kỳ (Thiếu Tướng hải quân Krantz) ký nghị định mở trường Chasseloup - Laubat (Collège Chasseloup - Laubat), trường Trung học đầu tiên ở Sài Gòn. (Chasseloup - Laubat là người giữ chức Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại, còn gọi là Bộ Thuộc địa - chủ trương cố giữ đất Nam Kỳ không chịu trả cho chính quyền thời vua Tự Đức). Trường dạy từ tiểu học đến tú tài (chương trình Pháp), chia làm 2 khu: Khu dành riêng học trò người Pháp..., gợi là Quartier Européen: khu dành cho học trò Việt có học thêm giờ Tiếng Việt, gọi là khu bản xứ (Quartier indigène). Tất cả đều học chương trình Pháp và thi tú tài Pháp.
Đến năm 1958, trường đổi tên là Lycée Jean - Jacques Rousseau (tên một nhà trí thức Pháp trong phong trào "Ánh Sáng" thế kỷ XVIII).
Năm 1966, trường đổi tên thành Trường Lê Quý Đôn cho đến ngày nay. Đây là trường trung học sớm nhất của Nam Bộ nên thu hút được nhiều học sinh ưu tú mà sau này nhiều người đã thành đạt và còn vang danh tới nay: