Tương quan giữa các yếu tố lý hóa với nồng độ Pb

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng môi trường nước thuộc (Trang 55 - 57)

Ta xét tƣơng quan bội trung bình 4 mùa: Sau khi chạy chƣơng trình phần mềm thống kê GraphPad Instat thì kết quả là không có tƣơng quan bội giữa các yếu tố lý hóa và nồng độ Pb trong nƣớc. Tuy nhiên, khi xét riêng rẽ từng yếu tố thì thấy nhiệt độ và DO có thể hiện mối tƣơng quan với hàm lƣợng Pb trong nƣớc ở mức độ khá chặt chẽ (bảng 3.7; p<0,05).

Bảng 3.7. Tương quan bội giữa các yếu tố lý – hóa và nồng độ Pb

Biến số Giá trị P

Trung bình 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông

Tổ hợp - - - - - B:pH - - - - - C:Eh - - - - - D:t 0.0067 0.0075 - 0.0148 - E:DO 0.0230 - - - - F:Nồng độ Fe - - - - - G:TOC - - - - -

Nhƣ vậy, đối với Pb ta không tìm thấy bất kỳ mối tƣơng quan nào giữa các yếu tố lý – hóa với nồng độ Pb xét trung bình 4 mùa cũng nhƣ xét riêng các mùa.

* Nhận xét chung:

Dƣới đây là bảng hệ số tƣơng quan (r) giữa các thông số lý - hóa trung bình 4 mùa với nồng độ các KLN trung bình 4 mùa:

56

Bảng 3.8. Hệ số tương quan giữa các yếu tố lý – hóa và nồng độ các KLN

Giá trị r pH tb Eh tb T tb DO tb Fe tb TOC tb pH tb 1,0000 Eh tb -0,6595* 1,0000 T tb 0,0963 0,3184* 1,0000 DO tb 0,3940 -0,2155* 0,4990* 1,0000 Fe tb -0,1203 0,2196* -0,0969 -0,2689 1,0000 TOC tb 0,1396 -0,2428* 0,1353 0,0493 -0,0970 1,0000 Cu tb -0,0069 -0,1008 -0,4372* -0,1918 0,3984* -0,0503 Zn tb 0,0561 -0,1255 -0,2429 -0,0553 0,1270 -0,0065 Cd tb 0,1453 -0,0743 -0,0582 0,1043 -0,0473 0,0184 Pb tb 0,0017 -0,0014 -0,2670* 0,1277* 0,0218 -0,1098

Dựa vào bảng 3.8, ta không chỉ thấy đƣợc mối tƣơng quan giữa các yếu tố lý - hóa với nồng độ của các KLN trong nƣớc mà ta còn thấy đƣợc mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố lý - hóa với nhau. Giá trị âm “-” biểu thị cho tƣơng quan nghịch, còn các giá trị dƣơng biểu thị mối tƣơng quan thuận. Khi giá trị r càng gần tới 1 thì mối tƣơng quan càng mật thiết. Giá trị pH và Eh có mối tƣơng quan nghịch rất mật thiết với nhau, khi pH tăng thì Eh giảm và ngƣợc lại. Nhiệt độ và DO cũng có tƣơng quan thuận chặt chẽ, khi nhiệt độ tăng dẫn đến DO tăng theo. Những mối tƣơng quan này phản ánh đúng quy luật trong tự nhiên. Ngoài ra cũng quan sát thấy các mối tƣơng quan giữa Eh với DO, Fe và TOC (bảng 3.8).

Qua các phân tích trên ta thấy rằng các yếu tố lý - hóa trong nƣớc ảnh hƣởng nhiều nhất tới sự tồn tại của Cu trong môi trƣờng nƣớc, ảnh hƣởng ít tới các KLN còn lại: Zn, Cd và Pb. Sự tƣơng quan thuận chặt chẽ giữa nồng độ Cu và nồng độ Fe thể hiện sự tồn tại đồng thời của chúng trong các dòng thải đổ vào LVS cũng nhƣ trong các hợp chất hữu cơ nằm ở trầm tích sông và bùn đáy ao.

57

Mặc dù có mối tƣơng quan nghịch giữa nhiệt độ và nồng độ các KLN nghiên cứu, đặc biệt là nồng độ Cu nhƣng kết quả đó không phản ánh đƣợc sự phụ thuộc của nồng độ các KLN nghiên cứu vào nhiệt độ. Mối tƣơng quan này chỉ thể hiện rằng, các vị trí lấy mẫu vào thời điểm có nhiệt độ cao (buổi trƣa, chiều) thì ngẫu nhiên lại là vị trí có nồng độ các KLN nghiên cứu thấp. Còn thực tế sự biến động của nồng độ các KLN theo nhiệt độ thì phải xét tại cùng 1 vị trí trong các mùa khác nhau, và đó là tƣơng quan thuận nhƣ đã xét ở mục 3.2.

Trong đa số các trƣờng hợp, khi xét riêng mối tƣơng quan của các yếu tố lý - hóa tới các KLN thì có những tác động nhất định nhƣng khi xét tổng thể các mối tƣơng quan của các yếu tố này thì không tìm thấy sự tƣơng quan của chúng với nồng độ các KLN trong nƣớc. Chứng tỏ đã có sự tƣơng tác qua lại và ảnh hƣởng lẫn nhau giữa các yếu tố lý - hóa đó đến sự tồn tại và nồng độ các KLN. Vì vậy, việc sử dụng mô hình hồi quy bội cho việc đánh giá sự ảnh hƣởng của các yếu tố lý - hóa tới nồng độ các KLN trong nƣớc ở LVS là hợp lý và cho kết quả gần với tự nhiên hơn so với xét từng yếu tố riêng biệt.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng môi trường nước thuộc (Trang 55 - 57)