Đặc điểm nồng độ sắt và cacbon hữu cơ tổng số (TOC)

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng môi trường nước thuộc (Trang 37 - 39)

Bảng 3.3. Giá trị trung bình của nồng độ Fe và cacbon hữu cơ tổng số tại các khu vực trong các mùa

Giá trị Khu vực

Nồng độ Fe tổng số (mg/l) TOC (mg/l)

Xuân Hạ Thu Đông Xuân Hạ Thu Đông Khu vực 1 0,33 0,29 0,16 0,17 17 0 51 8 Khu vực 2 0,46 0,29 0,26 0,44 16 18 56 14 Khu vực 3 0,24 0,38 0,13 0,22 13 26 40 11 Khu vực 4 0,57 0,17 0,10 0,28 9 24 53 14 Khu vực 5 0,84 0,28 0,14 0,30 8 23 33 12 QCVN 08:2008 (A2) 1 - Tiêu chuẩn cho NTTS < 0,3 -

38

Nồng độ Fe tại tất cả các khu vực trong 4 mùa đều nhỏ hơn TCCP so với QCVN 08:2008 (1 mg/l). Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn nồng độ Fe tổng số dùng trong NTTS thì ở một số vị trí có hàm lƣợng vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là vào mùa xuân (bảng 3.3). Đặc biệt, nồng độ Fe cao nhất tại khu vực 5 vào mùa xuân cao hơn 2 lần so với TCCP trong NTTS. Sự tăng đột biến này của hàm lƣợng Fe trong mùa xuân tại khu vực 5 có thể là do sự ô nhiễm từ các nguồn thải đột xuất vào nƣớc sông Đào rồi đổ vào sông Đáy.

Cacbon hữu cơ tổng số TOC trong mùa thu là cao nhất và tƣơng đối đồng đều tại các khu vực. Sự tăng cao đột biến của TOC vào mùa thu là do đây là thời điểm lƣợng mƣa đã tăng đến mức cao nhất gây xáo trộn các lớp hữu cơ dƣới bùn đáy và làm tăng hữu cơ tổng số trong các mẫu khảo sát. Theo một số tài liệu nƣớc ngoài thì các vực nƣớc tự nhiên thƣờng có TOC dao động trong khoảng 1-30 mg/l và U.S. EPA đƣa ra hàm lƣợng TOC quy định cho nƣớc uống không vƣợt quá 4 mg/l [17]. Nhƣ vậy, so với kết quả thu đƣợc tại bảng 3.3, hàm lƣợng TOC trong LVS Nhuệ-Đáy dao động khá mạnh và cao hơn nhiều so với các vực nƣớc tự nhiên khác trên thế giới, đặc biệt là vào mùa thu. Hiện tại, tác giả chƣa tìm thấy tài liệu nào quy định về giới hạn của TOC trong nƣớc đối với NTTS hay đời sống sinh vật thủy sinh. Tuy nhiên, theo quan sát của bản thân và so sánh với các vực nƣớc tự nhiên khác trên thế giới, hàm lƣợng TOC trong nƣớc tại các điểm thu mẫu trên ao và sông khá cao và không phù hợp cho việc NTTS cũng nhƣ cho đời sống của các sinh vật thủy sinh. Cần thiết phải có các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này để có thể đƣa ra một tiêu chuẩn mang tính chất tham khảo cho ngành NTTS nói riêng và cho việc bảo vệ đời sống sinh vật thủy sinh nói chung.

39

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng môi trường nước thuộc (Trang 37 - 39)