II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển logistics trong vận tải biển tại Việt Nam.
1. Các giải pháp vĩ mô.
Cần ban hành các quy định pháp luật tạo điều kiện
phát triển logistics.
Về phát triển hoạt động logistics nói riêng.
Cho tới nay, Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định về hoạt động logistics còng như các yếu tố hỗ trợ cho logistics như vận tải đa phương thức, thương mại điện tử... Từ thực tế phát triển các hoạt động kinh tế nói chung, chóng ta rót ra một kết luận là ngành nào có các quy định pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, có các chính sách khuyến khích thì ngành đó sẽ phát triển mạnh mẽ, ví dụ như trong lĩnh vực thu hót đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Nhằm xâu chuỗi các hoạt động logistics một cách liền mạch và có hiệu quả thì Bộ GTVT và Bộ Thương mại cần phối hợp thành lập một cơ quan quản lý về logistics và dịch vụ logistics.
Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm :
Hoạch định chính sách và đề xuất các biện pháp phát triển logistics của Việt Nam trong điều kiện hội nhâp quốc tế.
Đề xuất việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho logistics và dịch vụ logistics.
Nghiên cứu đề xuất các quy định pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics và các vấn đề về giao dịch trong dịch vụ logistics.
Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nhất là thương mại điện tử và công nghệ truyền dữ liệu áp dụng trong logistics.
Đăng ký và cấp phép cho người kinh doanh logistics.
Giúp đỡ thành lập và phát triển các nhà kinh doanh dịch vụ logistics quốc gia.
Về thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK:
Để hoạt động hải quan ngày càng hiệu quả và góp phần tích cực vào việc hỗ trợ thực hiện tốt
hơn nữa hoạt động logistics thì bên cạnh việc thực thi các quy định trong Luật Hải quan thì Nhà nước cũng cần giải quyết một số vướng mắc phát sinh từ Luật này. Chính phủ nên ban hành Nghị định về địa bàn hoạt động Hải quan và quan hệ giữa Hải quan với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thi hành Luật Hải quan, Nghị định qui định cụ thể phạm vi tổ chức hoạt động của Hải quan, Quyết định về khai Hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục Hải quan để tăng cường hiệu quả trong tổ chức triển khai các hoạt động nghiệp vụ Hải quan về kiểm tra sau thông quan, ứng dụng tin học trực tiếp phục vụ công tác nghiệp vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về Hải quan từ các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục.
Về việc quản lý Hải quan đối với hoạt động xuất nhập
khẩu, xuất nhập cảnh tại cảng chuyên dùng
Về thủ tục hàng hóa chuyển cảng
Về hoạt động giám sát hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu Đối với việc xuất nhập khẩu vỏ container
Địa điểm làm thủ tục Hải quan Về niêm phong Hải quan
Cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đồng
bộ và tiên tiến:
Cho dù Nhà nước ban hành các chính sách khuyến khích nhưng nếu
dịch vụ logistics của Việt Nam vẫn còn yếu kém, hiệu quả chưa cao thì cũng không thể thu hót được người XNK sử dụng dịch vụ trong nước.
Chúng ta phải có các chính sách đầu tư và phát triển đồng bộ để tránh
tình trạng không tương thích giữa cơ sở hạ tầng với phương thức vận chuyển container gây ra tình trạng ùn tắc container tại cảng Hải Phòng như đã nêu ở trên. Phát triển hệ thống logistics phải tập trung vào 2 bộ phận chính, bao gồm cơ sở hạ tầng vật chất, cơ sở hạ tầng thông tin.
Liên kết các hiệp hội ngành nghề có liên quan để phát huy
vai trò sẵn có của họ.
Đối với ngành dịch vụ hàng hải, hiện nay chóng ta có 4 Hiệp hội ngành
nghề: Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội cảng biển Việt Nam, Hiệp hội đại lý môi giới hàng hải Việt Nam và Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam. Trong thời gian qua các hiệp hội đã tích cực hoạt động, đại diện cho quyền lợi của hội viên trong các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước.
Ngoài ra, các Hiệp hội còn tham gia tích cực vào các hoạt động hội nhập,
hợp tác giao thông vận tải tại ASEAN - Điều này sẽ tạo tiền đề cho phát triển VTĐPT và dịch vụ logistics tại Việt Nam.
Xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu của hoạt động logistics
Dịch vụ logistics là một ngành dịch vụ phức tạp và mang tính quốc tế cao.
Vì vậy, muốn kinh doanh dịch vụ logistics có hiệu quả trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, chúng ta phải hiểu biết đầy đủ và thực hiện nhuần nhuyễn các công đoạn của logistics. Cho nên việc xây dựng nguồn nhân lực là một nhân tố rất quan trọng góp phần quyết định đến sự phát triển của ngành dịch vụ này.
Yêu cầu đối với người cán bộ làm công tác logistics trong vận tải biển là
vừa phải hiểu biết về hoạt động logistics, lại vừa phải có kiến thức về thương mại quốc tế và giao nhận vận tải quốc tế.