III. Mối quan hệ vận tải biển và logistics.
3. Thực tiễn áp dụng logistics trong doanh nghiệp giao nhận, vận tải biễn Việt Nam.
nghiệp giao nhận, vận tải biễn Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, trên thị trường giao nhận, vận tải biển của Việt Nam đã xuất hiện dịch vụ logistics. Trong các DN được khảo sát, đã có 67% số DN đã áp dụng việc cung cấp dịch vụ logistics, 22% sè DN cho biết đang triển khai để đưa vào ứng dụng dịch vụ này trong hoạt động giao nhận, vận tải biển trong DN mình.
Nguyên nhân là bởi vì hiện nay các DN này phải phụ thuộc vào các điểm chuyển tải hàng hoá ở nước ngoài do Việt Nam chưa có cảng trung chuyển quốc tế nên hàng phải chuyển ra cảng trung chuyển quốc tế ở nước ngoài để chuyển đến cảng đích chứ không thể trực tiếp chuyên chở tới cảng đích.
Muốn hoạt động logistics được phát triển đúng với vị trí của nó trong lĩnh vực giao nhận, vận tải biển thì các DN này cần phải có thời gian và vốn lớn để triển khai, vì hệ thống logistics không đơn giản chỉ là việc lắp ghép các công việc đơn lẻ trong hoạt động giao nhận và vận tải lại mà đó là sự vận hành một chuỗi liền mạch nhằm tạo ra hiệu quả lớn nhất có thể.
Hiện nay, các DN giao nhận, vận tải biển vẫn đảm nhiệm việc cung cấp dịch vụ kinh doanh kho bãi trong nội địa. Có rất ít các công ty XNK có kho bãi riêng của mình ở cảng để phục vụ cho công tác gom hàng mà hầu như các công ty này đều phụ thuộc vào người giao nhận trong việc cung cấp kho bãi cho họ để gom hàng chờ xuất khẩu, nhập khẩu. Hệ thống kho bãi của các cảng lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng là phát triển nhất, còn các cảng khác, quy mô kho bãi không đáng kể.
Quy mô kho bãi của một số cảng trong cả nước CẢNG Diện tích kho Đơn vị: m2 Diện tích bãi Đơn vị: m2 Cẩm Phả 200,000 200,000 Quảng Ninh 10,000 142,000 Đình Vũ 40,000 200,000 B12 56,000 23,000 Hải Phòng 51,202 598,000 Bến Thuỷ Nghệ Tĩnh 22,000 180,500 Cam Ranh 11,000 30,000 Đà Nẵng 29,204 173,610 Quy Nhơn 20.120 205.000 Sài Gòn 53,887 225,839 Bến Nghé 10,080 200,000 Tân Cảng 596,550 2,953,600 Cần Thơ 22,529 28,000