I. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng logistics trong vận tả
biển tại Việt Nam.
1. Thuận Lợi:
“Chi phí logistics ở Việt Nam chiếm khoảng 1/5 GDP”
(Ông Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)
Theo Ông Nguyễn Văn Thể “Hiện nay, chưa có thống kê một cách chính xác Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp logistics. Rất nhiều doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh loại hình dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận… là những dịch vụ trong chuỗi cung ứng.
Theo nhiều tài liệu, hiện nay cả nước có khoảng 1.200 doanh
nghiệp và 25 trên 30 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới tham gia đầu tư và kinh doanh dưới nhiều hình thức.
Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua, Bộ Giao thông Vận
tải đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới đã nghiên cứu trong nhiều đề án, dự án hỗ trợ thể chế nhằm nâng cao hiệu quả vận tải đa phương thức và logistics, trong đó đã xác định chi phí logistics ở Việt Nam là 20,9% GDP, trong đó chi phí cho vận tải chiếm 56%.
Đây là con số không tồi so với các nước đang phát triển, nhưng
là rất cao ở các nước phát triển, chi phí logistics từ 9% đến 15% GDP.
Bộ Giao thông Vận tải xác định dịch vụ logistics chỉ thực sự phát
triển khi chúng ta có nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, coi cảng biển là đầu mối tập trung, kết nối tất cả các phương thức vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường ống”.
“Doanh nghiệp logistics Việt chưa tìm được nhiều tiếng nói chung”
Theo ông Trần Tuấn Anh “Trong năm 2014, Bộ Công Thương dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 154,4 tỷ USD, tăng trưởng 16% so với năm 2013. Về cơ bản, năm 2014 sẽ duy trì cán cân thương mại tương đối cân bằng, xuất siêu có thể lần đầu tiên vượt mức 1 tỷ USD.
(Ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương)
Việc giảm chi phí logistics sẽ góp phần tích cực tăng sức cạnh
tranh của hàng hóa của một quốc gia. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa thực sự tìm được nhiều tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chưa tạo ra sự gắn bó đầy đủ, thúc đẩy phát triển chung cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong
nước đang phải chịu các loại phí cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế”.
“Kết nối với chuỗi cung cấp toàn cầu còn hạn chế”
Theo bà Victoria Kwakwa “Kinh tế Việt Nam luôn đạt được mức tăng trưởng cao, nhưng trong vài năm vừa qua tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với các nước trong khu vực, khi đất nước các bạn sắp gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm sau.
(Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam)
Trong bối cảnh đó, làm thế nào tiếp tục tăng trưởng khả
năng cạnh tranh Việt Nam trên trường quốc tế, tham gia chuỗi gia trị toàn cầu là những điều hết sức quan trọng.
Với chính sách mở cửa và tăng trưởng, các bạn đã đạt
được sự tăng trưởng mạnh và nhanh. Xuất khẩu của Việt Nam trong thập niên qua tăng trưởng liên tục, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nan cũng tăng trưởng hơn nhiều.
“Vận tải biển Việt Nam chưa có dấu hiệu phục hồi”:
“Tính đến tháng 9/2014, Việt Nam có tổng cộng 44 cảng biển các loại, trong đó có 14 cảng biển loại 1, 23 cảng biển loại 2 và 13 cảng biển loại 3, bao gồm khoảng 219 bến cảng với gần 44 km cầu cảng và hàng chục khu chuyển tải.
(Ông Bùi Thiên Thu, Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam)
Về tình hình vận tải biển Việt Nam, tính đến ngày
30/6/2014, đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam có khoảng 1.700 tàu với tổng trọng tải 6,9 triệu DWT và tổng dung tích là 4,3 triệu GT.
Trong 4 năm gần đây, khi tốc độ phát triển tàu
containner trên thế giới đạt trung bình 6,8%/năm, thì tốc độ phát triển tàu containner của Việt Nam chỉ đạt trung bình khoảng 1,1%.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng
chung của thế giới, ngành vận tải biển Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi tích cực, giá cước vận tải nhìn chung thấp, nguồn hàng khan hiếm, chi phí hoạt tăng cao là khó khăn chung của các doanh nghiệp vận tải biển.
Trước những khó khăn nói trên, để tăng cường chức
năng quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận tải biển, trong năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức hai hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp cảng biển, doanh nghiệp vận tải biển, thông qua hội nghị để các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Bộ đã xem xét các kiến nghị, đề xuất của các doanh
nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp để tháo gỡ những bất cập, hỗ trợ các doanh nghiệp có thể sản xuất, kinh doanh thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, khai thác hiệu quả cảng biển, qua đó xem xét tiến hành rà soát lại quy hoạch phát triển cảng biển, phát triển các đội tàu biển trong cả nước để báo cáo Chính phủ có sự điều chỉnh”.
Thuận lợi hóa thương mại tại các quốc gia
ASEAN:
Các lợi ích thu được trong việc thuận lợi hóa thương
mại có thể được đánh giá thông qua các chi phí giao dịch thương mại, bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí chuẩn bị các giấy tờ thông quan tại hải quan, chi phí vận chuyển hàng hóa, hay chi phí tài chính… Chi phí gián tiếp được hiểu là các chi phí cơ hội trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ người bán tới người mua.
Lợi ích tới chính phủ Lợi ích tới người mua bán