III. Các yếu tố tác động tới hoạt động logistics trong vận tải biển tại Việt Nam những năm tớ
7 Đánh giá tổng quát về lĩnh vực logistics
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin có tác động mạnh tới chất lượng dịch vụ vận tải.
Xu hướng giảm bớt khâu giấy tờ trong dịch vụ:
Theo BIMCO (Hiệp hội hàng hải vùng biển Baltic và thế giới), hàng năm toàn thế giới phải sử dụng hàng ngàn tấn giấy dùng trong các công việc của dịch vụ vận tải biển. Một tổ chức mang tên BOLERO SYSTEM đã khởi xướng thực hiện dịch vụ thông qua thương mại điện tử E-COMMERCE thay vì sử dụng giấy tờ theo thông lệ truyền thống.
Xu hướng ứng dụng thương mại điện tử :
Ngày nay, nhiều nghiệp vụ trong ngành vận tải hàng hoá bằng đường biển được thực hiện thông qua Internet như in và lưu chuyển B/L, đặt hàng,... hệ quả là nâng cao hiệu quả công việc, giảm chi phí, các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày một đảm bảo chất lượng và kịp thời hơn. Hiện nay xu hướng các nước là phát triển việc môi giới, tìm tàu, tìm hàng trên mạng thay vì trao đổi thuê tàu, tìm hàng theo kiểu cổ điển trước kia qua bưu điện, telex. Việc đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến, thuê tàu dài hạn cũng được đưa lên mạng và điện tử hoá. So với liên lạc qua Fax và điện thoại thì tất cả những cuộc đàm phán này sẽ đơn giản hơn, nhanh hơn và giảm rất nhiều chi phí
2. Các yếu tố chủ quan.
Hiện nay, các DN vận tải biển VN đang chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng bởi giá cước vận tải và giá cho thuê tàu giảm mạnh, chi phí vận hành nhiên liệu bảo dưỡng ngày càng tăng, nguồn hàng vận chuyển khan hiếm, kinh doanh kém hiệu quả, gần như DN vận tải biển VN đều trong tình trạng thua lỗ. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, giá cước đã sụt giảm từ 50-60% và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Tình trạng tàu không đủ hàng để vận tải hệ số hiệu quả của tàu bình quân chỉ là đạt 50-60%, vào mùa cao điểm chỉ đạt 80%.
DN vận tải VN không chỉ ảnh hướng của cuộc suy thoái mà các công ty vận tải biển lớn trên thế giới cũng chịu ảnh hưởng chung của cuộc suy thoái, tình trạng kinh doanh thua lỗ do giá cước vận tải thấp và nguồn hàng vận tải khan hiếm. Mặc dù có vị trí địa lý thuận lợi hơn so với các nước trong khu vực như Nhật Bản, Indonesia, Malaysia,…, VN đang là điểm kết nối giữa các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là khu vực có tiềm năng là đầu mối trung chuyển hàng hóa quan trọng trong khu vực. Đội tàu biển VN đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, trọng tải, tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quan đạt 35,7% trong giai đoạn 2009-2012.
Thống kê của Cục Đăng kiểm cho biết, VN hiện có 597 chủ tàu thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó chỉ có 33 chủ tàu sở hữu đội tàu có tổng trọng tải trên 10.000 DWT hầu hết là thuộc các tập đoàn kinh tế lớn. Cũng theo số liệu của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTA), đội tàu biển VN đứng thứ 29 trên thế giới và thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, đứng sau các nước Singapore (gấp 15 lần tổng trọng tảu đội tàu VN); Malaysia (gấp 2,9 lần); Philippines (gấp 1,8 lần). Theo xu hướng vận tải biển thế giới trong những năm gần đây theo phương thức vận tải container, trọng tải đội tàu container trên thế giới chiếm tỷ lệ 12,9% đội tàu, giá trị thương mại vận tải chiếm tới 52% giá trị hàng hóa vận tải bằng container. Trong khi đó, đội tàu container của VN chỉ chiếm 3,5% về tải trọng và gần 2% về số lượng so với tổng đội tàu. Có thể thấy rằng, thị phần tàu container của VN quá nhỏ và đã bị bỏ xa so với sự phát triển của ngành hàng hải thế giới.