II) Các yếu tố bên ngoà
7. Khách hàng tiềm năng lớn 33 939 8 Thu nhập quốc dân tăng 3 4 12 4
5.4.1.3 Chiến lược giá
Có thể nói trong hoạt động kinh doanh, giá cả là một phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện tại giá gas trên thị trường đang biến đổi liên tục theo chiều hướng tăng giảm bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng gas của người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty. Vì thế cần có một chiến lược giá phù hợp để khách hàng thấy dễ dàng quyết định khi sử dụng gas của công ty. Hiện tại cơ bản công ty nên duy trì chiến lược định giá đang áp dụng, nhưng cần phải định giá linh hoạt phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của nước ta, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, căn cứ trên từng khu vực khác nhau mà có chính sách định giá khác nhau, nhưng phải đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của công ty.
- Chiến lược giá đối với khách hàng trực tiếp: áp dụng giá bán đúng theo quy định của Sở Công Thương và Sở Tài chính niêm yết giá từ công ty sản xuất. Với mức giá tốt nhất hỗ trợ khách hàng kết hợp với tặng nhiều phần quà hấp dẫn.
- Chiến lược giá đối với khách hàng bán lẻ: chính sách giá được áp dụng cơ bản và được hưởng chiết khấu trực tiếp theo sản lượng đặt hàng hoặc theo hợp đồng đăng ký sản lượng. Ngoài ra khi nhận hàng và trả đúng vỏ còn được hưởng chiết khấu (với mức 2.500 đồng/vỏ). Công ty có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi về giảm giá ưu đãi trong các tuần lễ tết hoặc đối với những khách hàng tin dùng sản phẩm của công ty. Công ty sẽ tổ chức các chương trình phiếu tích lũy điểm cho khách hàng, khi điểm đạt một mức nào đó theo quy định của công ty thì khách hàng sẽ được phần quà hấp dẫn từ phía công ty.
- Chiến lược giá đối với đại lý phân phối sỉ và lẻ: thực hiện khung chiết khấu sản lượng tháng và chia sẻ sản lượng được tính sát với giá vốn, khung chiết khấu sản lượng tháng. Nhằm thúc đẩy các đối tượng khách hàng này lấy càng nhiều hàng hưởng mức chiết khấu càng cao. Từ đó góp phần làm tăng sản lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận của công ty.
65
Chiết khấu phần trăm hàng tháng cho đại lý công ty nên có bảng sản lượng cụ thể để những khách hàng là đại lý có thể dựa vào đó mà biết được mức chiết khấu công ty dành cho họ cụ thể như:
Bảng 5.4: Mức chiết khấu cho đại lý phân phối sỉ và lẻ năm 2013
Số lượng (bình) Chiết khấu (VND/bình)
Từ 80 – trên 100 1.500
Trên 200 2.000
Trên 300 2.600
Trên 500 3.200
Với những chiết khấu như vậy sẽ giúp công ty ổn định được sản lượng tiêu thụ, duy trì khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, công ty nên thiết kế thêm giá sản phẩm công ty trên website, thêm giá bán dưới mỗi sản phẩm, để người tiêu dùng có thể tham khảo. Phát triển thêm hệ thống bán hàng trên website chính của công ty.
Công ty cần xem xét đến việc giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận thông qua các giải pháp: lựa chọn nhà cung cấp có giá thành thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm, đầu tư trang thiết bị, máy móc phải đảm bảo tính lâu dài, tránh gia tăng chi phí đột biến khi phát sinh các hư hỏng hay lạc hậu công nghệ. Công ty cũng cần cân nhắc ký khi lựa chọn mua các trang thiết bị này để tránh việc lãng phí, nếu không cân nhắc và lựa chọn kỹ có thể làm gia tăng các chi phí phát sinh không cần thiết như việc bảo trì, sửa chữa, thay thế sẽ thường xuyên xảy ra. Rà soát lại bộ máy nhân sự để tổ chức một bộ máy tổ chức gọn nhẹ hiệu quả cao.
Ngoài ra, đối tượng khách hàng chính của công ty là khách hàng thương mại, họ thường mua với số lượng lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ của công ty, vì vậy công ty cần dành một khoảng hoa hồng ưu đãi cho các nhà phân phối trung gian này.