Hoạt động Marketing của công ty

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh gas của công ty cổ phần vật tư hậu giang trong giai đoạn 20132015 (Trang 36 - 41)

THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HAMACO

4.1.1.2Hoạt động Marketing của công ty

a. Chính sách sản phẩm

Tốc độ tăng trưởng của ngành Gas bình quân từ 15% đến 20% mỗi năm, cho ta thấy nhu cầu sử dụng Gas của người dân ngày càng tăng cao làm xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh Gas với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Từ đó, hình thành nên nhiều sản phẩm Gas để phù hợp với xu hướng tiêu dùng của người dân. Không chỉ phân phối vật liệu xây dựng, HAMACO còn là phân phối LPG (gas đốt) lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm phân phối đa dạng ở hầu hết các hãng LPG uy tín cả trong và ngoài nước như: Elfgas, Petrovietnam gas, Petronas gas, Totalgas,…Bên cạnh đó bếp gas, phụ kiện gas cũng là mặt hàng chủ lực, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, công ty còn có thể lắp đặt, cung cấp hệ thống gas đốt công nghiệp cho nhà hàng, khách sạn và các cơ quan, xí nghiệp.

Bảng 4.2: Tình hình tiêu thụ bình gas và bếp gas từ năm 2010 - 2012

Hình 4.2 Biểu đồ tình hình tiêu thụ bình gas từ năm 2010 - 2012

13.000 11.000 11.000 13.500 12.250 10.990 13.390 2010 2011 2012 Năm

Số lượng bình gas tiêu thụ theo kế hoạch (Tấn) Số lượng bình gas tiêu thụ thực tế (Tấn)

Hàng hóa

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 1. Bình gas (tấn) 13.000 12.250 11.000 10.990 13.500 13.390 2. Bếp gas (cái) 4.200 4.170 4.500 4.560 5.000 5.230

35

Hình 4.3 Biểu đồ tình hình tiêu thụ bếp gas từ năm 2010 - 2012

Nhìn chung tình hình tiêu thụ gas thực tế năm 2012 của công ty có xu hướng tăng so với năm 2010 và năm 2011 nhưng so với kế hoạch thì tình hình tiêu thụ vẫn chưa đạt theo kế hoạch đã đề ra. Sản phẩm bình gas năm 2010 đạt 12.250 tấn sang năm 2011 giảm còn 10.990 tấn, giảm 1.260 tấn, tương đương giảm 10,3%. Đến năm 2012 thì sản lượng tiêu thụ đột ngột tăng mạnh tăng 2.400 tấn tương ứng 21,8% so với năm 2011. Nguyên nhân gây ra sự sụt giảm này là do: đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Hơn nữa do ảnh hưởng của sự tăng giá xăng dầu, giá gas liên tục tăng giảm theo thị trường, sản phẩm thay thế cũng ngày càng được ưa chuộng hơn, làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, mặt hàng bếp gas lại vượt kế hoạch vào 2 năm cuối 2011 và 2012 do nhu cầu sử dụng gas ngày càng tăng cao của người dân nên tình hình tiêu thụ bếp gas vẫn tăng đều qua các năm, năm 2011 đạt 4.560 cái tăng 360 cái tương đương tăng 9,4%. Sang năm 2012 tiếp tục tăng 670 cái tương đương tăng 14,7% so với năm 2011. 4.200 4.500 5.000 4.170 4.560 5.230 2010 2011 2012 Năm

Số lượng bếp gas được tiêu thụ theo kế hoạch (cái) Số lượng bếp gas được tiêu thụ thực tế (cái)

36

Bảng 4.3: Sản lượng tiêu thụ bình gas theo quý 2010 – 2012.

ĐVT: Tấn

Sản lƣợng Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tổng

2010 3.212 2.955 2.695 3.388 12.250

2011 3.077 2.418 2.638 2.857 10.990

2012 3.734 3.449 3.206 3.001 13.390

2013 3.762 3.461 - - -

Nguồn: Phòng kế hoạch – Marketing của công ty HAMACO, 2013

Từ bảng 4.2 ta thấy sản lượng tiêu thụ bình gas tăng giảm không ổn định. Do tình hình kinh tế có nhiều biến động nên người tiêu dùng có phản ứng bằng cách thay đổi thói quen tiêu dùng của mình. Sản lượng gas năm 2011 thấp nhất trong 4 năm gần nhất. Vì trong năm 2011 giá cả của một số mặt hàng biến động như giá xăng, giá vàng,…tăng đột ngột đẩy giá các mặt hàng tăng theo nên sản lượng gas giảm xuống. Nhưng có sự khởi sắc trở lại vào năm 2012 do có dấu hiệu ổn định của nền kinh tế. Đến đầu năm 2013 thì doanh số bán sản phẩm gas vẫn tăng nhưng chỉ tăng nhẹ so với năm 2012 là 28 tấn là do tổ chức nhiều sự kiện lớn, các hoạt động chương trình sôi nổi vào dịp tết Nguyên Đán. Bước sang quý hai năm 2013 thì giảm 301 tấn nhưng vẫn tăng so với năm 2012 cùng quý hai là 22 tấn.

Bảng 4.4: Sản lượng tiêu thụ bếp gas theo quý năm 2010 – 2012.

ĐVT: Cái

Sản lƣợng Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tổng

2010 964 1.010 1.051 1.145 4.170

2011 1.231 1.003 1.186 1.140 4.560

2012 1.469 1.378 1.196 1.187 5.230

2013 1.595 1.396 - - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng kế hoạch – Marketing của công ty HAMACO, 2013

Qua bảng số liệu trên ta thấy quý 1 năm 2010 có sản lượng tiêu thụ bếp gas là thấp nhất. Sang các quý tiếp theo thì sản lượng có tăng lên đáng kể. Đến năm 2013, sản lượng tiêu thụ quý một tăng 126 cái, 364 cái, 601 cái so với các năm 2012, 2011 và 2010. Tiếp sang quý hai thì sản lượng tiêu thụ có tăng so với các năm 2012, 2011, năm 2010 là 18 cái, 393 cái và 386 cái nhưng giảm 199 cái so với quý 1 của năm

37

2013. Dự đoán của các chuyên gia là sản lượng tiêu thụ bếp gas sẽ tăng thêm ở các quý còn lại do nhu cầu tiêu dùng vẫn còn cao.

b. Chính sách giá

Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng nó vẫn được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Biết được điều đó nên công ty đã có những chính sách giá rất linh hoạt với từng loại sản phẩm, luôn hướng đến từng đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của từng khách hàng ở từng khu vực khác nhau. HAMACO đã áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi như: giảm giá, chiết khấu, tặng quà, cho trả chậm, ưu đãi đối với khách hàng thân thiết có mối quan hệ hợp tác lâu dài với công ty.

Bảng 4.5: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm gas của công ty.

ĐVT: triệu đồng Năm Bình gas Bếp gas Doanh thu Số lượng (tấn) Thành tiền (triệu đồng) Giá bình quân (triệu đồng/tấn) Số lượng (cái) Thành tiền (triệu đồng) Giá bình quân (triệu đồng/tấn) 2010 12.250 170.754,988 13,939 4.170 1.186,433 0,285 171.941,421 2011 10.990 199.754,988 18,176 4.560 1.204,301 0,264 200.959,289 2012 13.390 210.987,433 15,757 5.230 1.298,433 0,248 212.285,865

38

Bảng 4.6: Bảng giá bán lẻ

ĐVT: đồng

STT Tên Hàng Hóa Định

Lượng Giá Bán Lẻ Giá không quà

01 Elf gas Sài Gòn 12,5 kg 350.000 333.000

02 Gas Petronas 12 kg 304.000 287.000

03 Gas Sài Gòn Petro(SP) 12 kg 304.000 287.000

04 Gas PetroVietnam(PVN) 12 kg 304.000 287.000 05 Gas Vinagas 12 kg 304.000 287.000 06 Gas Sài Gòn 12 kg 304.000 287.000 07 Gas Total 12 kg 307.000 290.000 08 Gas VT 12 kg 307.000 290.000 09 Gas Shell 12 kg 332.000 315.000 10 Gas Shell 11,5 kg 302.000 285.000

11 Gas Petroli mex 12 kg 312.000 295.000

12 Gas Petroli mex 13 kg 358.000 341.000

13 Elf gas 39 kg 1.053.500

14 Gas Total, Petronas 45 kg 1.146.500

15 Gas Petrolimex 48 kg 1.297.000

Nguồn: phòng Kế hoạch Marketing công ty HAMACO

Quà tặng gồm: 1 bịt đường 0,5 kg + 01 chai nước rửa chén

Nhìn chung doanh thu từ việc kinh doanh gas của công ty đều tăng qua các năm. Qua bảng 4.3 ta thấy sản lượng gas năm 2011 giảm so với năm 2010 là 1.260 tấn, tuy nhiên doanh thu từ việc bán gas bình của năm này lại tăng lên rất cao, tăng 29.000.000 đồng, kéo theo đơn giá bình quân mỗi tấn gas cũng tăng theo từ 13,939 triệu đồng/tấn lên 18,176 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của giá xăng dầu làm giá gas tăng cao, nhu cầu của người dân giảm đáng kể, kéo theo giá bình quân bếp cũng giảm. Đến năm 2012, do ảnh hưởng của giá gas thế giới, chính sách nhằm điều chỉnh giá của nhà nước làm cho giá gas có xu hướng giảm xuống, đồng

39

thời nhu cầu của người dân tăng cao, làm tăng sản lượng tiêu thụ gas, cũng như bếp gas trên thị trường và từ đó doanh thu cũng tăng trong năm này.

Sau 4 tháng liên tục tăng giá, với mức tăng tổng cộng khoảng 126.000 đồng/bình 12 kg, bước sang tháng 12/2012, giá gas bất ngờ giảm 12.000 đồng/bình 12 kg. Ngay đầu năm 2013, giá gas lại tiếp tục có xu hướng giảm, người tiêu dùng tiếp tục nhận được tin vui khi giá gas giảm thêm bình quân 7.000 đồng/bình 12 kg. Trong thời gian này, giá bán lẻ các loại gas bình 12 kg chỉ dao động ở mức 421.000 – 424.000 đồng/bình 12 kg.

c. Chính sách phân phối

Đối với một doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa luôn là một vấn đề quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì việc đưa hàng hóa ra thị trường là điều hết sức quan trọng. Biết được tầm quan trọng của việc phân phối tới việc tiêu thụ hàng hóa của công ty, nên HAMACO đã sớm đầu tư vào kênh này nhằm đem lại hiệu quả, lợi nhuận cao trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hiện nay, kênh phân phối của công ty cũng khá hoàn thiện và đem lại hiệu quả tương đối cao cho công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Cấu trúc kênh phân phối

Ghi chú: Các nhà phân phối khác ở trên sơ đồ là: Hakia, Cường Thịnh,

Huy Hoàng, Bình Minh đều ở TP.Cần Thơ.

Hình 4.4 Cấu trúc kênh phân phối của công ty HAMACO

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh gas của công ty cổ phần vật tư hậu giang trong giai đoạn 20132015 (Trang 36 - 41)