XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH GAS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ HẬU GIANG

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh gas của công ty cổ phần vật tư hậu giang trong giai đoạn 20132015 (Trang 56 - 60)

- Cách thức đặt hàng và giao nhận hàng

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH GAS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ HẬU GIANG

PHẦN VẬT TƢ HẬU GIANG

5.1 LỰA CHỌN THỊ TRƢỜNG MỤC TIÊU

Các khách hàng mục tiêu của công ty bao gồm là: công ty xây dựng, khách hàng thương mại và người tiêu dùng lẻ ở Cần Thơ, Hậu Giang. Do đó, các thị trường chủ yếu là các Quận Ninh Kiều, Quận Cái Răng, Quận Bình Thủy và Quận Trà Nóc của TP. Cần Thơ, Thành Phố Vị Thanh, Huyện Phụng Hiệp và Thị trấn Bảy Ngàn của Hậu Giang

5.2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KINH DOANH

Mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty bao gồm cả mục tiêu tài chính: tăng lợi nhuận ròng và mục tiêu marketing.

- Tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm gas: đây là mục tiêu quan trọng nó quyết định doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty cần phải có kế hoạch cụ thể, hợp lý để nâng cao sản lượng tiêu thụ sản phẩm, đặt ra mục tiêu cụ thể sản lượng năm sau tăng 20% sản lượng năm trước, từ đó công ty mới có mục tiêu phấn đấu, giúp công ty ngày càng hoàn thiện hơn, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

- Tăng khả năng nhận biết của khách hàng về thương hiệu gas HAMACO, nâng cao mức độ trung thành của khách hàng: đây là điều rất quan trọng có quyết định đến việc khách hàng có hài lòng với sản phẩm gas của công ty hay không? Khách hàng có lựa chọn sản phẩm gas của HAMACO khi tiếp tục mua hàng lần kế tiếp hay mãi mãi tin dùng và luôn luôn lựa chọn sản phẩm của công ty hay không?. Do đó, đây cũng là một mục tiêu khác quan trọng trong việc kinh doanh của công ty.

- Tăng mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ: ngày nay đời sống người tiêu dùng càng cao nên nhu cầu sử dụng gas của người tiêu dùng cũng từ đó tăng theo. Họ không những quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn rất quan tâm đến chất lượng dịch vụ sản phẩm, họ sẵn sàng loại bỏ sản phẩm của công ty bạn ra khỏi danh sách mua hàng khi chất lượng phục vụ của bạn không làm hài lòng họ.

- Mở rộng kênh phân phối vào các tỉnh ở khu vực ĐBSCL như: Vĩnh Long, Bạc Liêu,… và các quận huyện ở TP. Cần Thơ, Quận Ô Môn, huyện Phong Điền,…

5.3 XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƢỢC

5.3.1 Phân tích ma trận SWOT, xác định các phƣơng án chiến lƣợc

55

Bảng 5.1: Ma trận SWOT của công ty HAMACO.

SWOT

Cơ hội (O)

1. Kinh tế chính trị ổn định 2. Nguồn nguyên liệu dồi dào 3. Nhu cầu sử dụng gas vẫn còn tăng

4. Khách hàng tiềm năng lớn còn ở nhiều thị trường

5. Thu nhập quốc dân tăng

Đe dọa (T)

1. Đối thủ cạnh tranh tương đối mạnh

2. Giá gas biến động, đang có xu hướng tăng trở lại 3. Sản phẩm thay thế đa dạng, phù hợp với nhiều thị hiếu của người tiêu dùng

4. Lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng.

Điểm mạnh (S)

1. Nhân lực có tri thức cao, kinh nghiệm, tay nghề cao 2. Chất lượng sản phẩm được đảm bảo.

3. Khả năng tài chính mạnh, có nhiều nhà đầu tư

4. Hoạt động Marketing năng động linh hoạt. 5. Uy tín thương hiệu 6. Khả năng cung ứng 7. Giá cạnh tranh 8. Hệ thống phân phối Chiến lƣợc (SO) S1,2,4,5 + O2,3,4 chiến lược thâm nhập thị trường. S1,2,3,4,5 + O1,2,3,4 chiến lược phát triển thị trường S2,4,7,8 + O1,2,4 chiến lược quảng bá hình ảnh công ty

Chiến lƣợc (ST)

S2,7,8 + T2,3 chiến lược phát triển sản phẩm.

S3,5,7,8+ T1,2,3,4 chiến lược hội nhập theo chiều ngang. Điểm yếu (W) 1. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 2. Khả năng duy trì khách hàng Chiến lƣợc WO W1,2 + O3,4 chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Chiến lƣợc WT W1,2 + T1,2,3,4 chiến lược marketing

56

5.3.2 Các chiến lƣợc hình thành từ ma trận SWOT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược SO

- Chiến lược thâm nhập thị trường (S1,S2,S4,S5,O2,O3,O4) với chiến lược này công ty tận dụng điểm mạnh là nhân sự, chất lượng sản phẩm, hoạt động marketing, uy tín thương hiệu để tăng thị phần hiện nay với cơ hội là nguồn nguyên liệu dồi dào, nhu cầu sử dụng gas tăng, khách hàng tiềm năng lớn giúp cho công ty có thể tiêu thụ một sản lượng lớn, thu hút được các nhà phân phối.

- Chiến lược phát triển thị trường (S1,S2,S3,S4,S5,O1,O2,O3,O4): tận dụng thế mạnh là nhân sự, chất lượng sản phẩm, khả năng tài chính, hoạt động marketing và uy tín thương hiệu. Công ty đã tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, nhu cầu sử dụng gas tăng, khách hàng tiềm năng lớn và tình hình kinh tế chính trị ổn định để tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường, mở rộng hệ thống kinh doanh gas tới tỉnh thành lân cận, nhằm cung cấp đầy đủ sản phẩm cho khách hàng.

- Chiến lược quảng bá hình ảnh công ty (S2,S4,S7,S8,O1,O2,O4): Công ty nên tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty rộng hơn với việc tận dụng nguồn lực sẵn có kết hợp với môi trường, các cơ hội cũng như nhu cầu khách hàng mà đưa hình ảnh sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty đến với khách hàng nhanh hơn.

Chiến lược ST

- Chiến lược phát triển sản phẩm (S2,S7,S8,T2,T3) với sự cạnh tranh gay gắt của ngành hàng này thì công ty cần nắm bắt kịp thời thông tin thị trường, khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cần phải có một chiến lược dịch vụ tốt để tác động đến tâm lý khách hàng. Công ty nên kết hợp điểm mạnh về chất lượng sản phẩm, giá cạnh tranh và hệ thống phân phối để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời công ty cần khắc phục các mối đe dọa từ biến động của giá gas và sản phẩm thay thế.

- Chiến lược hội nhập theo chiều ngang (S3,S5,S7,S8,T1,T2,T3,T4) đó là sự kết hợp của khả năng tài chính, hoạt động marketing, uy tín thương hiệu, khả năng cung ứng, giá cạnh tranh và hệ thống phân phối, công ty cần phát huy tận dụng những điểm mạnh này để ứng phó với các đe dọa đối thủ cạnh tranh, giá gas biến động, sản phẩm thay thế, lạm phát, lãi suất ngân hàng cao.

Chiến lược WO

- Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu (W1,W2, O3, O4) để cạnh tranh trên thị trường công ty cần chú trọng đến khâu xây dựng và phát triển thương hiệu.

57

Công ty cần tận dụng các cơ hội về nhu cầu sử dụng gas, khách hàng tiềm năng còn lớn, chú trọng đầu tư nhiều hơn cho các dịch vụ hỗ trợ khách hàng và khả năng duy trì khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng.

Chiến lược WT

- Chiến lược marketing (W1, W2, T1, T2, T3, T4) công ty cần xây dựng một kế hoạch marketing phù hợp với từng thị trường, từng sản phẩm. Bên cạnh việc quảng cáo trên tivi, radio, báo, quảng cáo ngoài trời trên các pano, áp phích, quảng cáo tại các điểm công cộng (bến xe, siêu thị,…) phát tờ rơi, quảng cáo trên internet góp phần đem hình ảnh công ty gần với mọi nhà, mọi gia đình.

Với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì công ty cần thành lập một hệ thống cửa hàng đại diện cho công ty nhiều hơn nhằm cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng giúp thương hiệu của công ty đến gần khách hàng hơn.

5.3.3 Lựa chọn chiến lƣợc dựa trên ma trận QSPM

Nhận xét: qua phân tích ma trận QSPM nhóm SO chiến lược lựa chọn là chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược phát triển thị trường vì có số điểm TAS lần lượt là 215 điểm và 221 điểm

58

Bảng 5.2: Ma trận QSPM của công ty nhóm chiến lược SO

Yếu tố quan trọng Phân loại Chiến lƣợc lựa chọn Chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng Chiến lƣợc quảng bá hình ảnh AS TAS AS TAS AS TAS I) Các yếu tố bên trong

1. Nhân sự 3 4 12 4 12 3 9 2. Chất lượng sản phẩm 3 3 9 3 9 4 12 3. Khả năng tài chính 4 4 16 4 16 4 16 4. Hoạt động marketing 3 3 9 4 12 3 9 5. Uy tín, thương hiệu 3 2 6 3 9 3 9 6. Khả năng cung ứng 4 3 12 3 12 3 12 7. Giá cạnh tranh 3 4 12 4 12 3 9 8. Hệ thống phân phối 3 4 12 3 9 2 6 9. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 2 4 8 4 8 3 6 10. Khả năng duy trì khách hàng 2 3 6 3 6 4 8

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh gas của công ty cổ phần vật tư hậu giang trong giai đoạn 20132015 (Trang 56 - 60)