3.2.1 Mô tả chung về thông tin nhân khẩu học của giới trẻ
Đề tài khảo sát 382 khách hàng là giới trẻ đã từng mua hàng qua mạng tại thành phố Cần Thơ. Trong 382 đối tượng được phỏng vấn, có 181 giới trẻ là nam (chiếm 47,4%) và 201 khách hàng là nữ (chiếm 52,6%).
Hình 3.1 Cơ cấu giới tính của giới trẻ mua sắm trực tuyến
Vềnhóm độ tuổi: do đối tượng là giới trẻnên đề tài tiến hành nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến trên 3 nhóm độ tuổi: từ 16 – 17 tuổi (chiếm 33,0%), 18 – 22 (chiếm 41,1%) tuổi và 23 – 30 tuổi (chiếm 25,9%). Năng động và thích nghi với cái mới nên những người trẻđang là mục tiêu mà nhiều
Nam 47,4%
Nữ 52,6%
41
nhãn hàng muốn chinh phục. Đây chính là lý do nghiên cứu khảo sát trên 3 nhóm độ tuổi này.
Hình 3.2 Cơ cấu độ tuổi của giới trẻ mua sắm trực tuyến
Về nghề nghiệp: Tương ứng với 3 nhóm độ tuổi, giới trẻ tham gia phỏng vấn chủ yếu là học sinh (38,7%), sinh viên/học viên (38,5%) và người đi làm ở các ngành nghề khác nhau, tác giả chủ yếu tiếp cận đến các giới trẻ có mức độ sử dụng và tiếp cận Internet cao. Do tính tiếp xúc thường xuyên với Internet, nên những đối tượng này sẽ có khảnăng mua hàng trực tuyến.
Hình 3.3 Cơ cấu nghề nghiệp của giới trẻ mua sắm trực tuyến Học sinh 38,7% Sinh viên/Học viên 38,5% Công chức/Viên chức 10,5%
Nhân viên văn phòng 7,6% Nhân viên bán hàng 2,9% Tự kinh doanh, buôn bán nhỏ 1,6% Công nhân/Lao động phổ thông 0,3% 16-17 tuổi 33,0% 18-22 tuổi 41,1% 23-30 tuổi 25,9%
42
Về chi tiêu hàng tháng: do phần lớn đáp viên được phỏng vấn là học sinh, sinh viên chưa đi làm nên chi tiêu dưới 2 triệu/tháng chiếm tỷ lệ chủ yếu với 63,1%. Các đáp viên còn lại là người đi làm, có thu nhập nên chi tiêu ở mức cao hơn từ 2 – 4 triệu (chiếm 30,9%), trên 4 triệu (6,0%).
Hình 3.4 Chi tiêu hàng tháng của giới trẻ
3.2.2 Phân tích mức độ sử dụng Internet và thói quen mua sắm trực tuyến tuyến
Qua kết quả phân tích cho thấy phần lớn giới trẻ truy cập Internet với thời gian từ 1 – 3 giờ/ngày (chiếm 46,6%). Phần lớn giới trẻ tham gia phỏng vấn là học sinh, sinh viên nên những đối tượng này thường sử dụng Internet nhiều vào các hoạt động nghiên cứu, nghe nhạc, đọc truyện…Việc tìm kiếm các trang web để phục vụ nhu cầu chính và thời gian lướt web dài sẽlàm tăng cơ hội và ý định đến với mua hàng qua mạng. Do phần còn lại là những đáp viên đã đi làm chủ yếu là những công việc có tính tiếp cận với Internet cao như công chức/viên chức, nhân viên văn phòng nên thời gian truy cập Internet trung bình/ngày của họthường là trên 3 giờ/ngày (chiếm 41,9%).
Bảng 3.1 Thống kê thời gian truy cập Internet trung bình/ngày của giới trẻ
Thời gian sử dụng Internet Tần số % giá trị % tích lũy
Dưới 1 giờ 44 11,5 11,5
1 – 3 giờ 178 46,6 58,1
3 – 5 giờ 96 25,1 83,2
Trên 5 giờ 64 16,8 100,0
Tổng 382 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013
0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% < 1 triệu 1 - < 2
triệu 2 - < 3 triệu 3 - < 4 triệu > 4 triệu 33,5% 29,6% 21,7% 9,2% 6,0% Chi tiêu
43
Phần lớn giới trẻ mua sắm trực tuyến dưới 3 lần trong năm là chủ yếu (chiếm 65,7%) và dưới 6 lần trong năm (90,1%). Điều này được giải thích là do giới trẻ chỉ mua sắm qua mạng khi có hàng mới hay mua vào dịp ưu đãi, có chương trình khuyến mãi.
Bảng 3.2 Thống kê số lần mua sắm trực tuyến trong 1 năm của giới trẻ
Số lần mua sắm trực tuyến Tần số % giá trị % tích lũy
1 – 3 lần 251 65,7 65,7
4 – 6 lần 93 24,3 90,1
7 – 10 lần 23 6,0 96,1
Trên 10 lần 15 3,9 100,0
Tổng 382 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013
Tác giả kết hợp phân tích thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày của giới trẻ với số lần mua sắm trực tuyến qua bảng 3.3 để xem có mối liên hệ giữa 2 yếu tố này hay không; nếu có, thì mối liên hệđó như thế nào và có ảnh hưởng gì đến việc mua sắm trực tuyến.
Bảng 3.3 Thống kê phối hợp giữa thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày với số lần mua sắm trực tuyến Số lần mua sắm trực tuyến Tổng 1 – 3 lần 4 – 6 lần Trên 7 lần Thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày Dưới 1 giờ N 40 4 0 44 % 15,9 4,3 0 11,5 1 – 3 giờ N 129 38 11 178 % 51,4 40,9 28,9 46,6 3 – 5 giờ N 54 30 12 96 % 21,5 32,3 31,6 25,1 Trên 5 giờ N 28 21 15 64 % 11,2 22,6 39,5 16,8 Tổng N 251 93 38 382 % 100 100 100 100
Chi bình phương (pearson) 39,376
Giá trị p-value 0,000
Giá trị Gamma 0,464
Giá trị p-value 0,000
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013
Giá trị gamma = 0,464 cho thấy có mối liên hệ thuận chiều giữa thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày với số lần mua sắm trực tuyến trong 1 năm. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu n = 382, để kiểm định xem có thể suy diễn kết luận này cho tổng thể thực hay không, ta phải kiểm
44
định với giả thuyết H0: không có mối liên hệ giữa thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày với số lần mua sắm trực tuyến trong 1 năm trong tổng thể. Với mức ý nghĩa p-value = 0,000; ta có thể bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy, có thể kết luận có mối liên hệ giữa thời gian sử dụng Internet trung bình/ngày với số lần mua sắm trực tuyến trong 1 năm trong tổng thể. Với những giới trẻ mua sắm trực tuyến nhiều hơn 7 lần trong năm, thì thời gian sử dụng Internet càng nhiều thì số lần mua sắm trực tuyến sẽcàng tăng. Điều này cho thấy, khi giới trẻ truy cập Internet càng nhiều, chịu tác động của Internet marketing càng lớn, thì khả năng họ hình thành ý định và đi đến quyết định mua hàng trực tuyến của doanh nghiệp càng cao.
Các sản phẩm được giới trẻ mua trực tuyến nhiều nhất là: quần áo/giày dép/túi xách ba lô/trang sức (80,1%), đồ công nghệ và điện tử (46,9%), dịch vụ chuyên môn (33,8%), sách/văn phòng phẩm (29,3%), đặt chỗ khách sạn/tour du lịch (28,3%), mỹ phẩm/thực phẩm chức năng (23,0%). Do tính chất đa dạng về mẫu mã, giá khuyến mãi hấp dẫn, cùng với tính thuận tiện trong quá trình tìm kiếm, tra cứu sản phẩm muốn mua đã làm cho việc kinh doanh những sản phẩm qua mạng này thành công. Nhiều giới trẻ đã không ngần ngại mua sản phẩm, dù không có nhu cầu, đơn giản vì mức giá rẻ và lời mô tả sản phẩm hấp dẫn.
Bảng 3.4 Các sản phẩm được giới trẻđã từng mua sắm trực tuyến
Sản phẩm Giới tính Tổng Nam Nữ N % N % N % Thực phẩm/Đồ uống 26 14,4 33 16,4 59 15,4 Đồ gia dụng 31 17,1 21 10,4 52 13,6 Đồ công nghệ và điện tử 103 56,9 76 37,8 179 46,9 Quần áo/Giày dép/Túi xách, ba lô/Trang sức 132 72,9 174 86,6 306 80,1 Mỹ phẩm/Thực phẩm chức năng 11 6,1 77 38,3 88 23,0
Sách/văn phòng phẩm 59 32,6 53 26,4 112 29,3
Nhạc/video/DVD/Games 31 17,1 13 6,5 44 11,5 Vé máy bay/ Vé xem phim/ Vé ca nhạc 20 11,0 15 7,5 35 9,2
Đặt chỗ khách sạn/tour du lịch 50 27,6 58 28,9 108 28,3
Dịch vụspa và làm đẹp 32 17,7 44 21,9 76 19,9
Dịch vụchuyên môn (đào tạo trực tuyến…) 70 38,7 59 29,4 129 33,8
Khác 0 0,0 2 1,0 2 0,5
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013
Trong số các trang web, mà giới trẻ đã từng mua sắm trực tuyến, diễn đàn mạng xã hội là nơi thu hút nhiều giới trẻ mua sắm nhất với 70,1%. Mạng xa hội được xem là phương tiện thông tin đại chúng đi liền với mua sắm.
45
Trước tiên cần thấy rằng mạng xã hội ảnh hưởng đến khảnăng thành công của chiến dịch tiếp thị trực tuyến trên hai khía cạnh: giúp lan truyền thông tin tích cực, mới lạ về sản phẩm, cũng như những phản hồi từ người tiêu dùng tiềm năng; khảnăng của mạng xã hội là giúp kết nối cá nhân, giúp người này “gặp” người khác, từđó làm tăng khảnăng những thành viên mới tham gia vào cộng đồng. Do tính chất lan rộng của mạng xã hội, đã khiến cho nhiều giới trẻ biết đến nhiều shop online hơn, dần dần cảm thấy gần gũi với hình thức mua sắm trực tuyến và đi đến quyết định mua sắm. Nơi thu hút giới trẻ mua sắm kếđến là qua các website bán hàng hóa chuyên dụng và dịch vụ chuyên môn với 59,1%. Nhiều giới trẻ cho rằng đây là nơi mà sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và loại hình dịch vụđược phục vụ chuyên nghiệp hơn. Vì vậy, các website này cũng mạng lại cho mình, một lượng lớn khách hàng. Các website mua hàng theo nhóm cũng chiếm 51,7% lượng hàng mua qua mạng do tính chất nhiều ưu đãi của hình thức mua này. Cuối cùng, sàn giao dịch điện tử cũng thu hút 51,2% giới trẻ mua sắm trực tuyến. Lý do mà giới trẻ quan tâm đến website này có lẽ vì tính chất dễ so sánh giá cả và nhận được thông tin thực tế về sản phẩm từ nhiều người bán khác nhau. Điều này, sẽ giúp giới trẻ có những quyết định tốt hơn trong loại hình mua sắm này.
Bảng 3.5 Các trang web mà giới trẻđã từng mua sắm trực tuyến
Các trang web đã từng mua trực tuyến Sự trả lời % từng hình thức
N %
Qua các website bán hàng hóa chuyên dụng và dịch
vụ chuyên môn (thegioididong.com, dienmay.com…) 225 24,5 59,1 Sàn giao dịch điện tử (123, enbac.vn, vatgia.vn,
ebay.vn…) 195 21,2 51,2
Website mua hàng theo nhóm (muachung.com,
nhommua.com, cungmua.com…) 197 21,5 51,7
Diễn đàn mạng xã hội (facebook, zingme, twitter..) 267 29,1 70,1 Các ứng dụng mua hàng trực tiếp cài đặt trên mobile 34 3,7 8,9
Tổng 918 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013
Tại Cần Thơ, facebook là một trong các mạng xã hội được giới trẻ tại Cần Thơ chọn làm nơi mua sắm do tính phổ biến và thân thiện với người sử dụng. Vì vậy facebook là nơi mà giới trẻ mua sắm thường xuyên nhất với 65,4%. Khuyenmaicantho.com cũng là nơi thu hút nhiều giới trẻ là học sinh và sinh viên do giá rẻ phù hợp với túi tiền và sản phẩm đa dạng.
46
Bảng 3.6 Tên trang web mà giới trẻthường mua sắm trực tuyến
Tên trang web bạn thường mua sắm trực tuyến Sự trả lời % từng trang web N % Khuyenmaicantho.com 115 12,6 30,1 Sieuthisocantho.com 43 4,7 11,3 Vatgia.com 67 7,3 17,5 5giay.vn 18 2,0 4,7 Nhommua.com 99 10,8 25,9 Muachung.vn 72 7,9 18,8 Muaban.net 18 2,0 4,7 123mua.vn 70 7,7 18,3 Facebook 250 27,3 65,4 Khác 163 17,8 42,7 Tổng 915 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013
Hình thức thanh toán các sản phẩm dịch vụ đặt hàng qua mạng của giới trẻ chủ yếu là tiền mặt khi nhận hàng (86,4%). Điều này cho thấy, họ vẫn còn dè dặt và lo lắng ởngười bán trực tuyến khi mua qua mạng. Giới trẻ cảm thấy an toàn, nhận đúng hàng đã đặt mua thì mới trả tiền. Chuyển khoản qua ngân hàng cũng là hình thức thanh toán dần được giới trẻ sử dụng (55,5%), do họđã thấy được phần nào lợi ích của phương thức thanh toán này và cũng dần đặt niềm tin nơi người bán sau nhiều lần giao dịch trực tuyến.
Bảng 3.7 Hình thức thanh toán các sản phẩm dịch vụ đặt hàng qua mạng của giới trẻ Hình thức thanh toán các sản phẩm dịch vụđặt hàng qua mạng Sự trả lời % từng hình thức N % Tiền mặt khi nhận hàng 330 48,2 86,4
Ví điện tử (ngân lượng, bảo kim, paypal…) 22 3,2 5,8 Chuyển khoản qua ngân hàng 212 31,0 55,5 Thẻ cào (thẻđiện thoại, thẻ game…) 102 14,9 26,7
Thẻ thanh toán 18 2,6 4,7
Tổng 684 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013
Giá cả, chất lượng sản phẩm, chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới, thương hiệu, giao hàng miễn phí, hình ảnh trực quan sinh động và thanh toán nhanh chóng là những điều mà giới trẻ quan tâm khi mua sắm trực tuyến. Với người bán, họ quan tâm đến thông tin sản phẩm chi tiết, rõ ràng, chân thật; uy tín người bán, danh mục sản phẩm đa dạng và phương thức thanh toán, khả năng giải quyết sự cố, thời gian trả lời nhanh và phương thức vận chuyển. Dù
47
là mua hàng qua mạng, giới trẻ cũng có những đòi hỏi ở sản phẩm như mua hàng truyền thống.
Bảng 3.8 Những yếu tố mà giới trẻ quan tâm khi mua sắm trực tuyến và quan tâm ởngười bán hàng trực tuyến
Yếu tố giới trẻ quan tâm Sự trả lời % từng yếu tố
N %
Những yếu tố giới trẻ quan tâm khi mua sắm trực tuyến
Sản phẩm mới 258 13,9 67,5
Thương hiệu 244 13,2 63,9
Chương trình khuyến mãi 262 14,2 68,6
Giá cả 352 19,0 92,1
Chất lượng sản phẩm 300 16,2 78,5
Giao hàng miễn phí 192 10,4 50,3
Hình ảnh trực quan sinh động 108 5,8 28,3
Thanh toán nhanh chóng 135 7,3 35,3
Tổng 1851 100,0
Những yếu tố giới trẻ quan tâm ởngười bán hàng trực tuyến
Thông tin sản phẩm chi tiết, rõ ràng và chân thật 363 21,3 95,0 Danh mục sản phẩm đa dạng 285 16,7 74,6
Uy tín người bán 299 17,5 78,3
Khảnăng giải quyết sự cố 195 11,4 51,0
Thời gian trả lời nhanh 188 11,0 49,2
Phương thức thanh toán 214 12,6 56,0
Phương thức vận chuyển 161 9,4 42,1
Tổng 1705 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013
Cả nam giới và nữ giới đều quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn các tiêu chí khác khi mua hàng qua mạng. Điều này, được giải thích là do phần lớn nam giới mua các sản phẩm đồ điện tử và nữ giới sử dụng các loại hình dịch vụ mua qua mạng như dịch vụ làm đẹp, spa; các loại sản phẩm như mỹ phẩm nên họ quan tâm nhiều hơn về chất lượng dịch vụhơn là giá cả.
Uy tín người bán là yếu tốquan tâm hàng đầu của cả nam giới và nữ giới khi mua sắm qua mạng. Đây là điều cốt lõi, lôi kéo giới trẻ tiếp tục mua sắm trực tuyến. Họ hy vọng sản phẩm, dịch vụ mà họ nhận được đúng như những gì mà nhà cung cấp dịch vụ mô tả và những cam kết về sản phẩm, dịch vụ.
48
Bảng 3.9 Yếu tố mà giới trẻ quan tâm nhất khi mua sắm trực tuyến và quan tâm nhất ởngười bán hàng trực tuyến
Yếu tố quan tâm nhất
Giới tính Tổng
Nam Nữ
N % N % N %
Những yếu tố giới trẻ quan tâm khi mua sắm trực tuyến
Sản phẩm mới 7 3,9 9 4,5 16 4,2
Thương hiệu 8 4,4 7 3,5 15 3,9
Chương trình khuyến mãi 42 23,2 46 22,9 88 23,0
Giá cả 41 22,7 53 26,4 94 24,6
Chất lượng sản phẩm 71 39,2 84 41,8 155 40,6 Giao hàng miễn phí 2 1,1 1 0,5 3 0,8 Hình ảnh trực quan sinh động 6 3,3 0 0,0 6 1,6 Thanh toán nhanh chóng 4 2,2 1 0,5 5 1,3
Những yếu tố giới trẻ quan tâm ởngười bán hàng trực tuyến
Thông tin sản phẩm chi tiết, rõ ràng
và chân thật 39 21,5 62 30,8 101 26,4 Danh mục sản phẩm đa dạng 45 24,9 54 26,9 99 25,9
Uy tín người bán 74 40,9 77 38,3 151 39,5
Khảnăng giải quyết sự cố 3 1,7 2 1,0 5 1,3 Thời gian trả lời nhanh 8 4,4 2 1,0 10 2,6
Phương thức thanh toán 8 4,4 4 2,0 12 3,1
Phương thức vận chuyển 4 2,2 0 0,0 4 1,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013
49
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TÁI MUA SẮM TRỰC TUYẾN NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TÁI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA GIỚI TRẺ
4.1.1 Đánh giá sơ bộđộ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach alpha
Để tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến của giới trẻ tại thành phố Cần Thơ, tác giả đã tiến hành lược