Nâng cao hiệu suất quá trình :
Một trong các cơ hội nhằm giảm lượng chất thải trong khai thác và chế biến cá đó là việc tăng hiệu suất quá trình, nó sẽ giảm lượng chất thải và tăng lượng sản phẩm bằng cách cho nhiều sản phẩm hơn trên cùng một khối lượng nguyên liệu đầu vào. Ví dụ, một cái máy cắt đầu cá đã được phát minh có thể tách thịt từ cổ, má và các khu vực khác, trước đây được coi là khó khăn khi thực hiện. Những cách khác làm tăng hiệu quả của quá trình giảm thiểu chất thải bao gồm, các máy móc thu hồi thịt từ các thiết bị trong quá trình băm, sử dụng máy li tâm để thu hồi cá trong nước rửa, và sử dụng hệ thống tuyển nổi để thu hồi thịt cua trong quá trình chế biến.
Bán các phụ phẩm :
Một mục tiêu giảm thiểu chất thải cho ngành công nghiệp này đó là việc chuyển đổi chất thải chế biến cá thành các sản phẩm phụ có thể bán được. Surimi và cá xay là những ví dụ gần đây của những sản phẩm được tạo thành tử các phần ít có giá trị của cá trước đây. Chitin và chitosan, các hóa chất chiết xuất từ vỏ cua và tôm, sản xuất ra polime chitinous tương tự với xenlulozo. Chitosan có thể sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và những các ứng dụng trong y tế khác.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551 65
Chất thải có thể phân hủy có thể được sử dụng làm thức ăn cho cá hoặc lợn cũng như làm phân bón hữu cơ. Dầu cá có thể được sử dụng như một loại nhiên liệu. Một vài công ty đá bán mai tôm để bầy thực phẩm trong các nhà hàng. ..
Các cơ hội khác:
Kiểm toán giảm thiểu chất thải trong các công đoạn của nhà máy có giá trị trong việc xác định các cơ hội giảm thiểu. Giảm thiểu bao bì, nhiên liệu, hóa chất làm sạch và sự lưu giữ và vận chuyển chất thải có ý nghĩa trong giảm thiểu vật chất và chi phí vận chuyển chất thải ra khỏi nhà máy.
3.3 Sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản 3.3.1 Mối liên hệ giữa 3R và SXSH trong CBTS
SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Đây là giải pháp mang tính chủđộng và tiên phong trong việc ngăn ngừa ô nhiễm. [5]
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn chính là việc ứng dụng các biện pháp 3R trong từng trường hợp cụ thể nhằm đạt được những mục đích về môi trường và kinh tế. Trong quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn đối với từng công đoạn cần cân nhắc việc áp dụng các giải pháp 3R, BATs, BEPs sao cho phù hợp về mặt kinh tế mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu về môi trường.
BATs thường được xem như là mục tiêu cho quá trình nghiên cứu áp dụng sxsh. Với điều kiện hiện có về kinh tế và kỹ thuật của cơ sở chế biến thủy sản, nhóm chuyên gia đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp. Chẳng hạn với cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ, vốn đầu tư không nhiều thì việc áp dụng những công nghệ tốt nhất nhằm giảm thiểu chất thải gặp nhiều khó khăn do giá thành của dây chuyền công nghệ cao, sản xuất sạch hơn cần tập trung nhiều hơn vào việc đề xuất những giải pháp mang tính quản lý, những giải pháp sử dụng ít đầu tư ban đầu…
Sản xuất sạch hơn chính là việc áp dụng các giải pháp 3R nhằm giảm thiểu, nâng cao khả năng phòng ngừa ô nhiễm và hạn chế phát thải.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551 66
Áp dụng các giải pháp BEPs trong chế biến thủy sản sẽ làm cho cơ sở đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên khi áp dụng BEPs có thể sẽ mang lại ít hiệu quả về mặt kinh tế, chẳng hạn như các giải pháp bảo quản tốt phế phẩm chế biến tránh phân hủy phát sinh mùi khó chịu … Chính vì vậy cần khuyến khích các cơ sở áp dụng BEPs trong quá trình áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn.
3.3.2 Một số ví dụ về áp dụng SXSH trong CBTS tại Việt Nam
SXSH bắt đầu được áp dụng trong ngành công nghiệp CBTS Việt Nam từ năm 2000 thông qua hoạt động của dự án SEAQIP II. Dự án này nhằm hỗ trợ ký thuật cho các doanh nghiệp CBTS áp dụng SXSH và xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
Dự án Seaqip gồm 2 giai đoạn từ 2000 - 2002 và 2002 – 2005 với tổng số 20 cơ sở CBTS tham gia. Sau quá trình đánh giá SXSH, các giải pháp dã được triển khai, thực hiện nhiều nhất là các giải pháp quản lý nội vi ( 42,68%), và giải pháp kiểm soát tốt hơn dây chuyền công nghệ sản xuất ( 41,23%), sau đó là các giải pháp cải tiến về máy móc thiết bị ( 10,4%). Trong khi đó, các giải pháp thay đổi nguyên vật liệu, thay đổi công nghệ, thu hồi, tái sử dụng và sản xuất sản phẩm phụ ít được thực hiện. Chưa có giải pháp nào về cái tiến sản phẩm được triển khai.
Có thể kểđến một số số ví dụ áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản sau :
Thành phố Hồ Chí Minh: Đây là thành phố lớn nhất cả nước cả về quy mô dân số cũng như tập trung nhiều các khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Có hơn 60% số cơ sở chế biến thủy sản được đặt tại đây. Công ty Argex Sài Gòn là một trong những công ty đặt tại Hồ Chí Minh. Đây là công ty chuyên chế biến các mặt hàng đông lạnh và một số mặt hàng khác phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và tiêu thụ nội địa. Ngay từ năm 2002 công ty đã nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn. Thông qua việc áp dụng các biện pháp như : cải thiện hệ số công suất, sử dụng nước áp suất cao cho các hoạt động làm sạch, thu hồi nước lạnh
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551 67
từ máy làm đá … công ty đã thu được một số kết quả như sau : tổng lượng nước tiêu thụ giảm 10%, lượng nước rửa tiết kiệm khoảng 70%, tương đương với 29 triệu VNĐ/ năm và thời gian hoàn vốn là 6 tháng; tiết kiệm được khoảng 23000 kWh/ năm tương đương với 12 triệu VNĐ và thời gian hoàn vốn là 3,5 tháng. [24]
Tại An Giang : Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản - Thực phẩm – AFIEX. Đây là doanh nghiệp nhà nước chuyên chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy sản đông lạnh như cá tra, cá ba sa, tôm... với tổng sản lượng hàng năm trên 3.000 tấn. Do máy móc cũ và hoạt động lâu năm nên mức tiêu thụ năng lượng cao. Bình quân Nhà máy sử dụng từ 350-400 m3 nước/ngày cho các công đoạn làm sạch nguồn nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến, làm nguội một số thiết bị máy móc, vệ sinh nơi làm việc...; sử dụng khoảng 3 triệu kWh điện/năm (trong đó 85% dùng cho việc làm lạnh hệ thống chế biến). Ngoài ra, còn nhiều công đoạn sản xuất sử dụng năng lượng không hợp lý gây ra tình trạng lãng phí, tiêu hao lớn. Thông qua việc ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, các chuyên gia về kiểm toán năng lượng đã tư vấn cho Nhà máy thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Bảng 3.3 : Các giải pháp áp dụng SXSH tại công ty AFIEX [13]
Mục tiêu Giải pháp I
Tiết kiệm nước
-Theo dõi chặt chẽ chỉ số của đồng hồ nước, phát hiện kịp thời những bất thường, khoán định mức nước sử dụng cho các phân xưởng.
-Sử dụng máy phun nước áp lực để làm vệ sinh, kiểm soát tốt các sự cố nước tần, rỏ rỉ, hư van.
-Trang bị lại các dụng cụ vệ sinh cho phù hợp
-Thay đổi tập quán vệ sinh ( thu gom CTR trước khi rửa) -Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
R1 R1 R1 R1 R1 Thu hồi CTR
-Tận thu máu, mỡ, vụn cá trong khu chế biến làm phế phẩm. R3
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551 68
điện cấp đông.
-Sửa lại phao khống chế mức nước của máy đá vẩy, -Lắp đặt thiết bị làm lạnh nước chế biến,
-Lắp thêm giàn lạnh NH3 cho kho lạnh 250 T,
-Làm lạnh NH3 lỏng cho thiết bị cấp đông ở các phân xưởng; biến tần cho quạt 2 giàn,
-Ngăn gió lạnh thoát ra từ băng tái đông; ghép chung kho lạnh phân xưởng với máy đá vẩy….
R1 R1 R1 R1 R1 Chú thích : I loại giải pháp; R1 : giải pháp giảm thiể;, R3 : giải pháp tái chế.
Với việc thực hiện đồng bộ những giải pháp trên, Nhà máy đã tiết kiệm chi phí xử lý nước sạch và nước thải rất lớn (khoảng 142 triệu đồng/năm). Theo đó, Nhà máy chỉđầu tư một khoản kinh phí rất ít để thiết lập hệ thống kiểm soát điện năng tiêu thụ và các giải pháp nhỏ để tiết kiệm năng lượng (khoảng hơn 330 triệu đồng/năm) là đã có thể yên tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả công tác quản lý của doanh nghiệp, nâng cao ý thức của từng công nhân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường một cách rõ rệt. [13]
Tỉnh Quảng Nam : Đã có một số công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn như Công ty TNHH Đông Phương, chế biến thuỷ hải sản và dây chuyền sản xuất bánh nhân thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu; Công ty TNHH Việt Tiến, sản xuất nước mắm đóng chai và một số sản phẩm thực phẩm khác tuỳ theo nhu cầu của thị trường ; Công ty TNHH Hải Vi, chế biến cá ngừ tẩm gia vị xuất khẩu ; công ty TNHH Seo Nam, chế biến thủy sản đông lạnh … Các dự án sản xuất sạch hơn tại các công ty này do Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam phối hợp với Hợp phần sản xuất sạch hơn Bộ Công thương thực hiện. Danh sách các giải pháp áp dụng được trình bày trong phụ lục.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551 69
3.3. Các đề xuất áp dụng 3R 3.3.1 Các giải pháp quản lý chung
Các giải pháp quản lý chung có thể áp dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu sử dụng, đem lại các hiệu quả kinh tế cao hơn trong khi thực hiện tốt hơn các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Cải tiến hợp lý hoá công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, phát huy các cải tiến sáng tạo kỹ thuật nhằm giảm tỷ lệ thải.
- Giáo dục cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên về ý thức bảo vệ môi trường, học tập các luật về bảo vệ môi trường, các qui định, nghịđịnh cần được quan tâm, qua đó phát huy ý thức sáng tạo của mọi người trong việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, cải tiến sản xuất để bảo vệ môi trường và cũng là bảo vệ sức khoẻ của chính mình.
- Có các quy định và định mức cụ thể trong việc sử dụng hóa chất và nguyên liệu, giáo dục và có các hình thức kiểm tra, xử phạt, khen thưởng kịp thời và thường xuyên về nhận thức của cán bộ công nhân viên trong vấn đề sử dụng an toàn và tiết kiệm nguồn năng lượng, nguyên liệu và hoá chất.
- Có các biện pháp phòng tránh sự cố rủi ro môi trường, tập huấn cho công nhân các biện pháp đó và thường xuyên nhắc nhở bằng việc đặt các biển báo, bảng nội qui, qui định, v.v. Các thiết bị an toàn lao động cần được cung cấp kèm theo hướng dẫn cụ thể cho công nhân trực tiếp hướng dẫn sử dụng như mặt nạ, găng tay chống ăn mòn, tạp dề, giày ủng, v.v.
- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, có kế hoạch phối hợp kịp thời với cơ quan phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm của địa phương, đồng thời có kế hoạch tập huấn thường xuyên về các phương án phòng chống cháy nổ.
- Tiến hành thường xuyên các đợt đi học tập, trao đổi kinh nghiệm, thông tin đổi mới về công nghệ, thiết bị, qui trình sản xuất, các giải pháp quản lý và xử lý chất thải mới với các đơn vị chức năng trong và ngoài nước.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551 70
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra định kì sức khoẻ của công nhân, có chế độ bồi dưỡng thích hợp theo các qui định của nhà nước cho các công nhân làm việc trong các bộ phận có môi trường độc hại tiềm năng.
Các giải pháp quản lý, hiện nay đang trở thành một trong những công cụ mạnh, một phương thức phù hợp dễđược chấp nhận bởi các dự án mới đầu tư ngay trong giai đoạn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các giải pháp này, nếu được thực hiện tốt, không tỏ ra tiêu tốn chi phí lớn mà hiệu quả đem lại có thể rất cao, góp phần giải quyết được phần không nhỏ các tác động môi trường của ngành chế biến thủy sản, mà phần lớn trong sốđó gây ra do quá trình sản xuất không tuân thủđúng các qui định sản xuất, sử dụng nước lãng phí và thiếu kế hoạch, thiếu kiểm tra, đặc biệt là ở các cơ sở sản xuất lớn của nhà nước nhiều hơn là ở các cơ sở tư nhân.
3.3.2 Các giải pháp kỹ thuật
Tùy với điều kiện cụ thể của từng công ty, sau khi tiến hành nghiên cứu có thể áp dụng các giải pháp đã nêu trong bảng 3.1, và các giải pháp sản xuất sạch hơn đã ứng dụng tại một số công ty và có kết quả tại Việt Nam được nêu trong bảng 3.3, phần phục lục 2, 3.
3.3.3 Đề xuất tái chế
Chất thải từ chế biến cá là nguồn nguyên liệu giàu các amino axit thiết yếu và các chất khác. Vì vậy tất cả các phần phế phẩm từ cá nên được đem tái chế thay vì thải bỏ. Một số cách tái chế có thểđược liệt kê dưới đây :
Chiết xuất các chất hóa sinh và các được phẩm. Chiết xuất các chất màu phụ gia.
Sản xuất genlatin từ da và xương
Chất thải rắn được đem sản xuất bột cá và dầu cá Đem làm thức ăn gia súc đã qua ủ.
Sản xuất phân compost
Sử dung trực tiếp như phân bón. Nhiên liệu sinh học và biogas
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551 71
Trong khuôn khổ của luận văn này em xin trình bày một số cách tái chế dưới đây.
3.3.3.1 Chế biến bột cá, dầu cá
Sơđồ dây chuyền công nghệ chế biến bột cá và dầu cá được trình bày trong hình 3.1
Giải thích dây chuyền công nghệ :
a. Sản xuất bột cá
Phế liệu thuỷ sản được chuyển vào thiết bị nấu và được nấu ở nhiệt độ 95 – 100oC. Quy trình nấu sẽ giải phóng dầu và nước, có thể tách phần lớn dầu và nước khỏi pha rắn bằng thiết bị lọc hoặc bằng máy ép hoặc ly tâm.
Lọc và ép Nấu Phế liệu Sấy khô Hình 3.2 : Sơđồ quy trình sản xuất bột cá và dầu cá Nghiền Bột cá đã bao gói Bao gói Dịch ép Máy tách Ly tâm Dầu cá Tinh lọc dầu
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551 72
Lọc và ép: Sản phẩm từ quy trình này là cá đóng thành bánh ép và nước dầu. Phần bánh ép được tiếp tục làm khô và nghiền bánh cá ép để sản xuất bột cá. Phần nước lẫn dầu được sử dụng để sản xuất dầu cá.