Bào tử nấm S.solani nảy mầm

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm vòng alternaria solani và đốm nâu stemphylium solani hại cà chua vụ đông 2014 tại vĩnh phúc (Trang 66)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

3.3.3. Kh năng gây bnh nhân to ca nm A. solani, nm S. solani đối vi cà chua HT 144

Giống cà chua HT 144 của tác giả PGS.TS Nguyễn Hồng Minh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam lai tạo. Giống HT 144 là dạng cây sinh trưởng hữu hạn, cây cao trung bình, thưa đốt, cho thu hoạch kéo dài.

Từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch quảđầu khoảng 55 – 60 ngày. Giống sai quả, khối lượng quả trung bình 10 – 13 gram/quả, năng suất cao 42 – 56 tấn/ha. Cây chịu nóng tốt, chịu bệnh vi sinh trung bình, dạng quả nhỏ, chín đỏ đẹp. Quả chắc, vận chuyển và bảo quản tốt. Quả có độ brix cao, thịt quả dày, chắc mịn, phục vụ

nhu cầu ăn tươi sống và đóng hộp.

Ở miền Bắc vụ sớm gieo từ 5/8 đến 30/8. Vụ xuân gieo từ tháng 1 đến tháng 12. Vì vậy, chúng tôi tiến hành gây bệnh nhân tạo của nấm A. solani gây bệnh

đốm vòng và nấm S. solani gây bệnh đốm nâu trên giống cà chua HT 144 trong điều kiện nhà lưới. Kết quảđược thể hiện ở bảng 3.17 và bảng 3.18.

Bảng 3.17. Khả năng gây bệnh nhân tạo của nấm A. solani trên lá đối với một số

giống cà chua lai HT 144 trong nhà lưới

Số cây thí nghiệm Phương pháp lây Bộ phân cây cà chua Sốđiểm lây bệnh Sốđiểm phát bệnh sau khi lây bệnh

Tỷ lệ phát bệnh sau khi lây bệnh (%)

3 ngày 5 ngày 7 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày

10 Có sát thương Lá 30 7 23 28 23,33 76,67 93,33 Cành 30 8 19 26 26,67 63,33 86,67 Thân 30 7 22 26 23,33 73,33 86,67 Quả 30 9 21 27 30,00 70,00 90,00 10 Không sát thương Lá 30 6 11 13 20,00 36,67 43,33 Cành 30 4 10 13 13,33 33,33 43,33 Thân 30 4 8 12 13,33 26,67 40,00 Quả 30 3 9 11 10,00 30,00 36,67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Qua bảng số liệu 3.17 chúng tôi thấy: Ở công thức có sát thương nấm dễ dàng xâm nhập qua vết thương có sẵn và gây bệnh. Vì vậy biểu hiện bệnh nhanh thời gian tiềm dục của bệnh từ 2 – 3 ngày. Nấm di chuyển từ môi trường nhân tạo sang môi trường lá cà chua dễ dàng, đồng thời cũng là môi trường thích hợp cho nấm phát triển.

Ở công thức không có sát thương nên thời gian biểu hiện bệnh chậm hơn công thức 1, nấm mất một thời gian phá hủy bề mặt lá rồi mới chui vào sau đó lá cà chua mới bị phát bệnh nên thời gian tiềm dục lâu hơn từ 3 – 4 ngày. Lúc đầu vết bệnh nhỏ, sau to dần, đường kính vết bệnh đến 1 – 2 cm, vết bệnh nặng có thể lan hết cả lá gây chết khô lá cà chua. Ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe là quầng màu vàng. Sau 7 ngày lây nhiễm, tỷ lệ phát bệnh sau khi lây nhiễm ở trên lá ở 2 phương pháp đều lớn hơn tỷ lệ phát bệnh sau khi lây nhiễm ở trên cành, thân, quả.

Ở công thức có sát thương, tỷ lệ phát bệnh sau lây nhiễm ở trên lá là 93,33%, trên cành và thân là 86,67%, trên quả là 90,00%. Ở công thức không sát thương, tỷ

lệ phát bệnh sau lây nhiễm ở trên lá là 43,33%, trên cành là 43,33%, trên thân là 40,00% và trên quả là 36,67%.

Như vậy, khi có vết thương cơ giới, nấm dễ dàng xâm nhập vào cây và gây hại.

Bảng 4.18. Khả năng gây bệnh nhân tạo của nấm S. solani trên giống cà chua lai HT 144 trong nhà lưới

Số cây thí nghiệm Phương pháp lây Bộ phân cây cà chua Sốđiểm lây bệnh Sốđiểm phát bệnh sau khi lây bệnh Tỷ lệ phát bệnh sau khi lây bệnh (%) 3 ngày 5 ngày 7 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày

10 Có sát thương Lá 30 8 20 24 26,67 66,67 80,00 Cành 30 7 17 23 23,33 56,67 76,67 Thân 30 8 21 24 26,67 70,00 80,00 Quả 30 9 18 25 30,00 60,00 83,33 10 Không sát thương Lá 30 5 11 17 16,67 36,67 56,67 Cành 30 4 8 15 13,33 26,67 50,00 Thân 30 3 8 13 10,00 26,67 43,33 Quả 30 3 9 10 10,00 30,00 33,33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

Tỷ lệ phát bệnh sau khi lây nhiễm ở công thức có sát thương sau 3 ngày ở

trên lá, cành, thân, quả lớn hơn so với công thức không có sát thương. Sau 3 ngày tỷ lệ phát bệnh trên lá đạt 26,67 đối với công thức có sát thương, với công thức không có sát thương tỷ lệ phát bệnh trên lá chỉđạt 16,67%.

Tỷ lệ phát bệnh tăng dần ở cả 2 công thức lây nhiễm có sát thương và không có sát thương sau 5 ngày và 7 ngày. Sau 7 ngày tỷ lệ phát bệnh sau lây nhiễm ở

công thức có sát thương trên lá đạt 80,00% còn ở công thức không có sát thương trên lá chỉđạt 56,67%.

Như vậy, công thức có sát thương có tỷ lệ phát bệnh cao hơn hẳn so với công thức không có sát thương.

3.4. Kết quả khảo sát hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng trừ bệnh đốm vòng và đốm nâu hại cà chua vòng và đốm nâu hại cà chua

3.4.1. nh hưởng ca mt s thuc đến t l ny mm ca bào t nm A. solani và nm S. solani và nm S. solani

Để xác định hiệu lực ức chế của một số thuốc đối đến tỷ lệ nảy mầm của bào tử

nấm A. solani và nấm S. solani, chúng tôi đã tiến hành làm thí nghiệm với 4 công thức. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của một số thuốc đến tỷ lệ nảy mầm của bào tử

nấm A. solani trên môi trường PSA

STT Công thức thí nghiệm Nồng độ (%) Tỷ lệ nảy mầm của bào tử (%) 2 giờ 4 giờ 10 giờ 24 giờ 1 Ridomil gold 68WG 0,05 0 3,4 5,5 8,2 2 Antracol 70 WP 0,05 0 4,5 6,8 7,4 3 Score 250 EC 0,05 0 2,5 5,6 6,2 4 Đối chứng ( Nước cất) 35,3 78,6 82,6 87,3 Số liệu bảng 3.19 cho thấy: Các thuốc có khả năng ức chế tỷ lệ nảy mầm của bào tử nấm A. solani, thể hiện qua số liệu sau:

Sau 2 giờ, số lượng bào tử này mầm ở công thức đối chứng là 35,3%, trong khi đó ở các công thức xử lý thuốc thì bào tử chưa nảy mầm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Sau 4 giờ, số lượng bào tử ở công thức xử lý thuốc Ridomil gold 68WG là 3,4%, Antracol 70 WP là 4,5 %, Score 250 EC là 2,5 %, ở công thức đối chứng tỷ lệ bào tử này mầm là 78,6%.

Sau 24 giờ, tỷ lệ bào tử nảy mầm ở các công thức xử lý thuốc có tăng lên nhưng rất nhỏ. Ở công thức xử lý thuốc Ridomil gold 68WG tỷ lệ nảy mầm đạt 8,2% , ở công thức Antracol 70 WP là 7,4% và công thức Score 250 EC là 6.2%.Ở công thức đối chứng tỷ lệ nảy mầm của bào tửđạt 87,3%.

Như vậy, thuốc Score 250 EC có khả năng ức chế bào tử nảy mầm lớn nhất, tiếp theo là đến thuốc Antracol 70 WP và Ridomil gold 68WG.

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của một số thuốc đến tỷ lệ nảy mầm của bào tử nấm S. solani trên môi trường PSA

STT Công thức thí nghiệm Nồng độ (%) Tỷ lệ nảy mầm của bào tử (%) 2 giờ 4 giờ 10 giờ 24 giờ 1 Ridomil gold 68WG 0,05 0 0 4,5 7,2 2 Antracol 70 WP 0,05 0 2,5 5,8 6,4 3 Score 250 EC 0,05 0 0 4,6 6,8 4 Đối chứng ( Nước cất) 23,5 57,8 71,7 86,5

Số liệu ở bảng chúng tôi thấy sau 2 giờ xử lý thuốc, bào tửở công thức xử lý thuốc chưa nảy mầm, trong khi đó ở công thức đối chứng, tỷ lệ nảy mầm của bào tử đạt 23,5%.

Sau 24 giờ, tỷ lệ nảy mầm ở công thức Antracol 70 WP đạt nhỏ nhất với 6,4%, ở công thức Score 250 EC là 6,8% và Ridomil gold 68WG là 7,2%. Trong khi đó tỷ lệ nảy mầm ở công thức đối chứng đạt 86,5 %

Như vậy thuốc Antracol 70 WP dùng ở liều lượng 0,05% có khả năng ức chế bào tử nảy mầm lớn nhất so với thuốc Score 250 EC và Ridomil gold 68WG ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

3.4.2. Kết qu phòng tr bnh đốm vòng, đốm nâu hi cà chua trên đồng rung bng mt s thuc tr nm bng mt s thuc tr nm

Đểđánh giá hiệu lực của một số thuốc trừ nấm đối với bệnh đốm vòng và đốm nâu hại cà chua trên đồng ruộng, chúng tôi đã sử dụng thuốc Ridomil gold 68WG, thuốc Antracol 70 WP, thuốc Score 250 EC. Phun khi bệnh xuất hiện trên đồng ruộng với tỷ lệ bệnh khoảng 5%. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.21, bảng 3.22.

Bảng 3.21. Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bệnh đốm vòng hại cà chua Savior vụđông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

STT Công thức thí nghiệm Liều lượng

Chỉ số bệnh (%) Hiệu lực phòng trừ (%) sau phun Trước phun Sau phun 7 ngày 14 ngày 21 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày

1 Ridomil Gold 68 WG 2,5 kg/ha 1,52 1,71 1,83 1,95 37,17b 50,66b 55,64b 2 Antracol 70WP 1,5 kg/ha 1,55 1,58 1,59 1,64 43,34c 58,04c 63,50c 3 Score 250 EC 0,5 l/ha 1,54 1,88 1,95 2,26 32,13a 48,19a 49,46a 4 Đối chứng Không phun 1,57 2,81 3,84 4,54 CV % 2,2 LSD0,05 1,85 Hình 3.15. Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bệnh đốm vòng hại cà chua Savior vụđông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

Kết quả bảng 3.21 cho thấy, các thuốc hóa học có ảnh hưởng khác biệt đối với bệnh đốm vòng hại cà chua. Cụ thể sau 7 ngày phun thuốc CSB đốm vòng ở công thức sử dụng thuốc Antracol 70WP là thấp nhất đạt 1,58%, ở công thức sử dụng thuốc Score 250 EC CSB là 1,88%, còn ở công thức đối chứng CSB cao hơn là 2,81%. Đến 14 ngày sau phun thuốc Antracol 70WP vẫn là thuốc tốt nhất, CSB đốm vòng chỉ là 1,59%, thuốc Score 250 EC có CSB cao nhất trong 3 công thức sử dụng thuốc hóa học đạt 1,95%. Đến 21 ngày sau phun CSB công thức đối chứng đã tăng 2,26%, trong khi đó ở công thức sử dụng thuốc Antracol 70WP CSB chỉ đạt 1,64%, còn công thức sử dụng thuốc Score 250 EC CSB là 2,26%.

Hiệu lực trừ bệnh đốm vòng của thuốc hóa học cao nhất trên công thức sử

dụng thuốc Antracol 70WP, vào 7 ngày sau phun hiệu lực thuốc đạt 43,50%, thấp nhất là công thức Score 250 EC với hiệu lực 32,20%. Đến 14 ngày sau phun hiệu lực trừ bệnh của thuốc Antracol 70WP đã đạt 58,10%. Hiệu lực trừ bệnh đốm vòng cao nhất vào 21 ngày sau phun, đạt 62,91% ở công thức sử dụng thuốc Antracol 70WP, công thức sử dụng thuốc Score 250 EC đạt hiệu lực trừ bệnh đốm vòng thấp nhất, chỉ đạt 49,44% và công thức sử dụng thuốc Ridomil Gold 68 WG hiệu lực đạt 55,65%.

Bảng 3.22. Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bệnh đốm nâu hại cà chua Savior vụđông năm 2014 tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

STT Công thức thí nghiệm Liều lượng Chỉ số bệnh (%) Hiệu lực phòng trừ (%) sau phun Trước phun Sau phun 7 ngày 14 ngày 21 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày

1 Ridomil Gold 68 WG 2,5 kg/ha 1,60 1,70 1,84 2,05 32,24b 38,68b 45,23b

2 Antracol 70WP 1,5 kg/ha 1,63 1,68 1,70 1,76 36,06a 44,56a 54,36a

3 Score 250 EC 0,5 l/ha 1,63 1,99 2,01 2,27 23,52c 33,98c 40,32c

4 Đối chứng Không phun 1,59 2,55 2,96 3,73

CV % 1,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

Hình 3.16. Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bệnh đốm nâu hại cà chua Savior vụđông năm 2014 tại huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc Savior vụđông năm 2014 tại huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc

Kết quả bảng 3.22 cho thấy, vào 7 ngày sau phun CSB bệnh đốm nâu hại cà chua ở các công thức sử dụng thuốc hóa học đã giảm đi so với công thức đối chứng không phun thuốc. Vào 7 ngày sau phun CSB thấp nhất trong 3 công thức phun thuốc là công thức sử dụng thuốc Antracol 70WP và Ridomil Gold 68 WG với CSB là 1,69%, thuốc có hiệu quả phòng trừ thấp nhất là Score 250 EC với CSB là 1,99%, còn công thức đối chứng có CSB là 2,58%. Đến 14 ngày sau phun các công thức sử dụng thuốc hóa học đều làm giảm CSB một cách rõ rệt so với công thức đối chứng. Đến 21 ngày sau phun CSB thấp nhất là ở công thức sử dụng thuốc Antracol 70WP với CSB là 1,77%, trong khi đó CSB ở các công thức xử lý thuốc Ridomil Gold 68 WG và Score 250 EC lần lượt là 2,02% và 2,27%, công thức đối chứng CSB đạt 3,77%.

Sau 7 ngày phun thuốc hiệu lực của các thuốc hóa học đối với bệnh đốm nâu ở

công thức xử lý Antracol 70WP với hiệu lực đạt 35,97%, tiếp theo là công thức xử lý Ridomil Gold 68 WG có hiệu lực đạt 32,63% và thấp nhất là Score 250 EC có hiệu lực

đạt 23,37%. Đến 14 ngày sau phun hiệu lực của các thuốc đều tăng lên, trong đó hiệu lực trừ thuốc cao nhất vẫn là công thức sử dụng thuốc Antracol 70WP với hiệu lực 44,48% và hiệu lực thấp nhất vẫn là thuốc Score 250 EC. Đến ngày thứ 21 sau phun hiệu lực của các thuốc đạt cao nhất. Trong đó thuốc Antracol 70WP đạt hiệu lực trừ

bệnh đốm nâu cao nhất là 54,20%, sau đó là thuốc Ridomil Gold 68 WG với hiệu lực 45,03%, thuốc có hiệu lực thấp nhất là thuốc Score 250 EC với hiệu lực đạt 40,26%.

Như vậy thuốc Antracol 70WP loại thuốc phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây cà chua rất tốt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Thành phần bệnh nấm hại trên cây cà chua vụđông năm 2014 tại Vĩnh Phúc chúng tôi phát hiện có 9 bệnh nấm hạicà chua là bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ gốc mốc trắng, bệnh mốc sương, bệnh héo vàng, bệnh đốm vòng, bệnh đốm lá, bệnh thối xám và bệnh thán thư. Trong đó bệnh mốc sương, bệnh đốm vòng, bệnh đốm nâu hại cà chua xuất hiện phổ biến trên đồng ruộng.

2. Bệnh đốm vòng, đốm nâu trên giống Savior trồng đại trà vụ đông năm 2014 tại Vĩnh Phúc xuất hiện gây hại từ giai đoạn cây con đến quả chín. Bệnh phát sinh, phát triển nặng nhất vào thời kỳ quả chín.

3. Ảnh hưởng của một số yếu tố, kỹ thuật canh tác và sinh thái đến bệnh đốm vòng và đốm nâu hại cà chua vụđông năm 2014 tại Vĩnh Phúc

+ Lượng phân đạm có ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của bệnh đốm vòng và đốm nâu. Với lượng phân Ure khác nhau thì mức độ phát sinh gây hại của bệnh có sự khác biệt rõ rệt. Khi bón Ure 220 kg/ha thì mức độ nhiễm bệnh bệnh

đốm vòng và đốm nâu thấp hơn so với bón Ure ở liều lượng 260 kg/ha và 300 kg/ha.

+ Giống cà chua có ảnh hưởng lớn tới sự phát sinh phát triển của các bệnh hại, bệnh có thể nhiễm nặng hay nhẹ tùy vào giống cà chua trong sản xuất. Giống Savior có TLB và CSB thấp hơn so với giống Tre Việt nguyên nhân là do giống Tre Việt có đặc điểm lá mỏng và dày, độ thông thoáng giữa các lá ít nên bệnh đốm vòng và đốm nâu phát triển nặng hơn.

+ Mật độ trồng có ảnh hưởng rõ nét đến sự phát sinh gây hại của bệnh đốm vòng và đốm nâu. Ở mật độ trồng 28 000 cây/ha tỷ lệ nhiễm bệnh đốm vòng và đốm nâu ít hơn so với trồng ở mật độ 32 000 cây/ha.

+ Chế độ luân canh có ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của bệnh đốm vòng và đốm nâu. Khi ruộng cà chua luân canh với cây lúa nước thì mức độ nhiễm bệnh đốm vòng và đốm nâu thấp hơn so với đất chuyên canh trồng cà chua.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm vòng alternaria solani và đốm nâu stemphylium solani hại cà chua vụ đông 2014 tại vĩnh phúc (Trang 66)