Diễn biến bệnh đốm nâu trên cà chua Savior vụ đông năm 2014 tạ

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm vòng alternaria solani và đốm nâu stemphylium solani hại cà chua vụ đông 2014 tại vĩnh phúc (Trang 46)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Nhìn vàng bảng 3.3 ta thấy bệnh đốm nâu trên giống cà chua Savior bắt đầu xuất hiện sau trồng từ tuần 1 đến 2 tuần. Ở giai đoạn cây con, bệnh xuất hiện với tỷ

lệ thấp. Ở kỳ điều tra ngày 16/9/2014 giai đoạn cây con TLB là 0,63% và CSB là 0,13%. Bệnh phát sinh, gây hại mạnh từ thời kỳ quả non đến quả chín. Vào thời kỳ

quả non TLB là 6,94%, CSB là 2,07 %, đến thời kỳ quả chín bệnh đạt đỉnh điểm ở

kì điều tra ngày 18/11/2014 với TLB đạt 11,41% và CSB đạt 3,57%.

Tháng 11 lúc này thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển và việc chăm sóc không tốt làm bệnh càng lây lan và phát triển nhanh.

3.2.3. Kết qu điu tra nh hưởng ca mt s yếu t, k thut canh tác và sinh thái đến bnh đốm vòng và đốm nâu hi cà chua vđông năm 2014 Vĩnh Phúc thái đến bnh đốm vòng và đốm nâu hi cà chua vđông năm 2014 Vĩnh Phúc

3.2.3.1. Kết quả điều tra ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh đốm vòng và

đốm nâu hại cà chua Savior vụđông 2014 tỉnh Vĩnh Phúc

Cà chua là loại cây trồng có khối lượng thân lá lớn, thời gian sinh trưởng dài, khả năng ra hoa, quả rất lớn, năng suất trên đơn vị diện tích cao, thành phần các chất hoá học trong quả phong phú. Khi ra hoa, quả thì cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng, vừa sinh trưởng sinh thực nên có nhu cầu lớn đối với các chất dinh dưỡng. Vì vậy, cần bổ sung kịp thời những chất dinh dưỡng dễ tiêu, sử dụng các dạng phân khoáng như phân đạm và kali, các chế phẩm có nguyên tố vi lượng.

Việc nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh đốm vòng và đốm nâu cũng góp phần không nhỏ cho sản xuất cà chua. Liều lượng phân bón và phương pháp bón là điều kiện quan trọng đảm bảo năng suất và chất lượng cao. Từ đó, tôi tìm hiểu ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh đốm vòng và đốm nâu trên cây cà chua. Kết quảđược thể hiện như sau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh đốm vòng hại cà chua Savior vụđông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng

Lượng phân Ure

220 kg/ha 260 kg/ha 300 kg/ha TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 10/9/2014 Cây con 2,14 0,43 3,90 0,78 4,98 1,00 17/9/2014 Cây con 2,98 0,77 5,62 1,46 6,54 1,62 24/9/2014 Phân cành 3,84 1,15 6,26 2,03 7,22 2,38 1/10/2014 Phân cành 5,59 1,77 7,47 2,49 8,64 2,82 8/10/2014 Nụ 5,97 2,08 8,07 2,69 9,77 3,16 15/10/2014 Ra hoa 6,00 2,08 9,33 3,29 10,56 3,64 22/10/2014 Quả non 6,06 2,11 9,87 3,57 11,31 4,11 29/10/2014 Chín xanh 6,73 2,41 9,95 3,84 12,73 4,74 05/11/2014 Chín vàng 7,60 2,74 10,78 4,19 14,00 5,09 12/11/2014 Chín đỏ 8,12 2,95 11,94 4,52 14,78 5,46 19/11/2014 Chín đỏ 8,20 3,00 12,26 4,73 15,08 5,77

Hình 3.9. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh đốm vòng hại cà chua Savior vụđông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Qua bảng 3.4 cho thấy, bệnh đốm vòng xuất hiện trên cả 3 liều lượng bón

đạm, tuy nhiên ngay ở giai đoạn cây con, mức độ nhiễm bệnh đốm vòng ở 3 công thức đã thấy sự khác biệt rõ rệt. Trên công thức bón Ure 220 kg/ha TLB là 2,14% và CSB là 0,43%, trên công thức bón Ure 260 kg/ha có TLB là 3,90% và CSB là 0,78%, và công thức bón Ure 300 kg/ha có TLB và CSB lần lượt là 4,98% và 1,00%. Mức độ

gây hại ở công thức 300 kg/ha là lớn nhất so với 2 công thức còn lại.

Sau đó bệnh phát triển và gây hại tăng dần qua các thời gian điều tra ở cả 3 công thức. Đến thời kỳ cà chua chín đỏ, cũng chính là thời kỳ bệnh đốm vòng hại nặng nhất trên cây cà chua. Vào thời điểm này, TLB và CSB đạt đỉnh điểm ở cả 3 công thức điều tra, trong đó ở công thức bón Ure 300 kg/ha là cao nhất với TLB là 15,08%, gấp 1,84 lần so với công thức bón Ure 220 kg/ha. CSB trên công thức bón Ure 300 kg/ha đạt 5,77%, cao gấp 1,92 lần CSB trên công thức bón Ure 220 kg/ha.

Theo Howard F. Schwartz and David H. Gent, bệnh đốm nâu là một loại bệnh nguy hiểm và gây hại chủ yếu trên lá. Bệnh trở thành yếu tố hạn chế lớn trong sản xuất cà chua ở Venezuela (C.Carrero, 1997). Bộ lá phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập và gây hại. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm

đến bệnh đốm nâu cũng góp phần không nhỏ cho sản xuất cà chua. Liều lượng phân bón và phương pháp bón là điều kiện quan trọng đảm bảo năng suất và chất lượng cao. Từđó, tôi tìm hiểu ảnh hưởng của lượng phân Ure đến bệnh đốm nâu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh đốm nâu hại cà chua Savior vụđông năm 2014 tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng

Lượng phân Ure

220 kg/ha 260 kg/ha 300 kg/ha TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 10/9/2014 Cây con 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 17/9/2014 Cây con 0,00 0,00 0,55 0,11 1,33 0,27 24/9/2014 Phân cành 1,56 0,31 1,09 0,22 2,76 0,55 1/10/2014 Phân cành 1,60 0,32 2,00 0,40 4,78 0,96 8/10/2014 Nụ 2,44 0,67 2,52 0,60 6,33 1,27 15/10/2014 Ra hoa 2,69 0,75 4,32 1,16 7,55 1,95 22/10/2014 Quả non 3,13 0,96 5,08 1,45 8,11 2,31 29/10/2014 Chín xanh 3,51 1,12 6,42 1,89 9,12 2,64 05/11/2014 Chín vàng 4,45 1,42 7,34 2,19 9,93 2,96 12/11/2014 Chín đỏ 5,14 1,59 8,27 2,51 10,57 3,26 19/11/2014 Chín đỏ 6,95 1,95 8,92 2,98 12,26 3,86

Qua bảng 3.5 chúng tôi thấy bệnh đốm nâu xuất hiện và gây hại ở 3 công thức có sự khác nhau. Ở giai đoạn cây con, ở liều lượng bón phân bón Ure 220 kg/ha bệnh chưa xuất hiện, nhưng ở 2 công thức còn lại là 260 kg/ha và 300 kg/ha bệnh đã xuất hiện với TLB lần lượt là 0,55% và 1,33%. Tiếp theo đến thời kỳ quả non, ở công thức bón Ure 220 kg/ha TLB đạt 3,13%, CSB đạt 0,96 thấp hơn hẳn so với 2 công thức bón phân còn lại. Ở công thức bón phân Ure 260 kg/ha TLB đạt 5,08%, CSB đạt 1,45% và công thức bón phân Ure 300 kg/ha TLB đạt 8,11%, CSB đạt 2,31 %.

Đến thời kỳ quả chín đỏ, đây cũng là thời kỳ bệnh phát triển cao nhất. Ở

công thức bón Ure 300 kg/ha bệnh đốm nâu gây hại với TLB đạt 12,26% gấp 1,37 lần so với công thức bón Ure 260 kg/ha TLB là 8,92%, và gấp 1,76 lần so với công thức bón Ure 220 kg/ha có TLB là 6,95%. CSB ở công thức bón Ure

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

300 kg/ha là 3,86% cao gấp 1,3 lần công thức bón Ure 260 kg/ha với CSB là 2,98% và cao gấp 1,98 lần so với công thức bón Ure 220 kg/ha có CSB là 1,95%. Như vậy, nếu bón thừa đạm làm cà chua dễ bị nhiễm bệnh và phát sinh bệnh nhanh.

3.2.2.2. Kết quả điều tra ảnh hưởng của giống cà chua đến bệnh đốm vòng và

đốm nâu hại cà chua vụ đông năm 2014 tại Vĩnh Phúc

Giống cà chua có ảnh hưởng lớn tới sự phát sinh phát triển của các bệnh hại, bệnh có thể nhiễm nặng hay nhẹ tùy vào giống cà chua trong sản xuất. Để

tìm hiều ảnh hưởng của giống cà chua tới sự phát sinh triển hại của bệnh đốm vòng chúng tôi tiến hành điều tra, theo dõi mức độ nhiễm bệnh trên 2 giống cà chua Tre Việt và Savior, kết quả được thể hiện qua bảng 3.6 và bảng 3.7

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của giống cà chua đến bệnh đốm vòng hại cà chua vụđông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Giống Savior Giống Tre Việt TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 12/9/2014 Cây con 2,54 0,51 4,80 0,96 19/9/2014 Cây con 4,36 1,12 5,04 1,11 26/9/2014 Phân cành 5,25 1,58 6,42 1,85 3/10/2014 Phân cành 6,07 2,09 8,28 2,45 10/10/2014 Nụ 6,15 2,02 9,68 2,84 17/10/2014 Ra hoa 6,43 2,19 10,47 3,20 24/10/2014 Quả non 6,69 2,42 11,64 3,76 31/10/2014 Chín xanh 6,76 2,59 11,98 4,09 7/11/2014 Chín vàng 7,19 2,91 12,02 4,29 14/11/2014 Chín đỏ 7,20 2,94 12,45 4,51 21/11/2014 Chín đỏ 7,47 3,16 13,04 5,08

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy bệnh đốm vòng xuất hiện trên cả hai giống cà chua Savior và Tre Việt từ giai đoạn cây con. Mức độ gây hại của bệnh đốm vòng trên hai giống tăng dần từ giai đoạn cây con đến giai đoạn quả chín. Ngay ở giai

đoạn mới xuất hiện bệnh, cả TLB và CSB đốm vòng trên giống Tre Việt đều cao hơn trên giống Savior. Cụ thể, TLB là 4,80%, CSB là 0,96% đối với giống Tre Việt, TLB là 2,54%, CSB là 0,51% đối với giống Savior. Đến thời kỳ ra hoa, TLB đốm vòng trên giống Savior đạt 6,43%, còn trên giống Tre Việt đạt 10,47% cao gấp 1,63 lần. Chỉ số bệnh trên giống Savior và giống Tre Việt ở cùng thời điểm này lần lượt là 2,19% và 3,20%. Đến giai đoạn quả non, tỷ lệ bệnh bệnh đốm vòng trên giống Tre Việt vẫn cao hơn giống Savior một cách rõ rệt. Đến giai đoạn chín đỏ tỷ lệ bệnh

đốm vòng trên giống Tre Việt đã đạt đỉnh điểm 13,04%, gấp 1,75 lần trên giống Savior. Trong khi đó CSB trên giống Tre Việt đạt 5,08%, cao hơn 1,61 lần so với chỉ số bệnh bệnh đốm vòng trên giống cà chua Savior là 3,16%.

Như vậy giống cà chua Tre Việt có mức độ nhiễm bệnh đốm vòng nặng hơn giống Savior.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của giống cà chua đến bệnh đốm nâu hại cà chua vụđông năm 2014 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Savior Tre Việt TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 12/9/2014 Cây con 0,00 0,00 0,00 0,00 19/9/2014 Cây con 0,00 0,00 1,06 0,21 26/9/2014 Phân cành 1,03 0,21 1,60 0,32 3/10/2014 Phân cành 2,04 0,41 2,45 0,49 10/10/2014 Nụ 2,76 0,66 2,94 0,69 17/10/2014 Ra hoa 3,50 0,90 4,21 1,01 24/10/2014 Quả non 5,27 1,15 6,78 1,69 31/10/2014 Chín xanh 5,90 1,52 7,74 2,15 7/11/2014 Chín vàng 7,09 1,96 9,05 2,74 14/11/2014 Chín đỏ 8,49 2,44 10,04 3,10 21/11/2014 Chín đỏ 9,61 2,79 11,35 3,47

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Hình 3.10. Ảnh hưởng của giống cà chua đến bệnh đốm nâu hại cà chua vụđông năm 2014 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đông năm 2014 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Bệnh đốm nâu phát sinh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua, tuy nhiên giai đoạn cây còn còn nhỏ TLB thấp, bệnh phát sinh gây hại mạnh khi cà chua ra hoa đậu quả.

Bệnh phát sinh gây hại ở cả hai giống, nhưng TLB có sự khác biệt rõ rệt: Trong giai đoạn cây con, đối với giống Savior bệnh chưa xuất hiện còn trên giống Tre Việt bệnh đã xuất hiện và gây hại với TLB là 1,06% và CSB là 0,21%.

Sự khác biệt rõ rệt được thể hiện ở giai đoạn quả non, trên giống Savior TLB

đạt 5,27% và CSB đạt 1,15% thấp hơn hẳn TLB và CSB của giống Tre Việt lần lượt

đạt 6,78% và 1,69%.

Đến giai đoạn quả chín, TLB trên giống Tre Việt đạt 11,35% cao hơn 1,18 lần TLB trên giống Savior đạt 9,61% và CSB trên giống Tre Việt đạt 3,47% cao hơn 1,24 lần so với CSB trên giống Savior đạt 2,79%.

Như vậy giống Savior có mức độ nhiễm bệnh đốm vòng và đốm nâu ít hơn so với giống Tre Việt. Nguyên nhân có sự khác biệt của bệnh đốm vòng và đốm nâu trên 2 giống đó là do giống Tre Việt có đặc điểm lá mỏng và dày, độ thông thoáng giữa các lá ít nên bệnh phát triển nặng hơn so với giống Savior.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

3.2.2.3. Kết quảđiều tra ảnh hưởng của mật độ trồng cà chua đến bệnh đốm vòng và đốm nâu hại cà chua vụđông năm 2014 tại Vĩnh Phúc

Không chỉ giống cà chua khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh do nấm gây nên mà mật độ trồng cây khác nhau cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát sinh gây hại của bệnh đốm vòng và đốm nâu hại cà chua. Ngoài đồng ruộng, mật độ trồng phổ biến hiện nay là 1000 – 1200 cây/sào Bắc Bộ (khoảng 27750 – 33350 cây/ha). Vì vậy, tôi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh nấm hại cà chua ở 2 mật độ là 28000 cây và 32000 cây. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.8 và bảng 3.9

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng cà chua đến bệnh đốm vòng hại cà chua Savior vụđông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng 28 000 cây/ha 32 000 cây/ha TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 13/9/2014 Cây con 2,41 0,48 5,74 1,15 20/9/2014 Cây con 2,52 0,60 6,04 1,45 27/9/2014 Phân cành 2,96 0,70 7,72 2,05 4/10/2014 Phân cành 3,74 1,06 8,78 2,55 11/10/2014 Nụ 4,08 1,25 8,93 2,63 18/10/2014 Ra hoa 4,72 1,47 11,55 3,59 25/10/2014 Quả non 5,66 1,81 12,98 4,27 1/11/2014 Chín xanh 6,91 2,37 13,97 4,72 8/11/2014 Chín vàng 7,37 2,58 14,90 5,34 15/11/2014 Chín đỏ 7,83 2,81 16,54 6,09 22/11/2014 Chín đỏ 8,41 2,97 16,98 6,62

Kết quả bảng 3.8 cho thấy, bệnh đốm vòng xuất hiện trên cả 2 công thức có mật độ trồng cà chua khác nhau. Vào thời điểm mới xuất hiện TLB và CSB trên công thức mật độ trồng 32 000 cây/ha lần lượt là 5,74% và 1,15%, trong khi đó trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

công thức trồng với mật độ 28 000 cây/ha có TLB là 2,41% và CSB là 0,48%. Sau khi bệnh xuất hiện càng về các giai đoạn sau bệnh đốm vòng càng lây lan nhanh,

đến thời kỳ cây ra hoa, trong khi công thức trồng với mật độ 28 000 cây/ha TLB và CSB lần lượt là 4,72% và 1,47% thì trên công thức trồng mật độ 32 000 cây/ha TLB và CSB là 11,55% và 3,59%. Đến thời điểm cà chua chín đỏ bệnh đốm vòng có TLB và CSB đạt đỉnh điểm trên cả 2 công thức trồng khác nhau. Ở thời điểm này TLB trên công thức có mật độ trồng 32000 cây/ha đạt 16,98%, gấp 2,02 lần TLB ở

công thức trồng với mật độ trồng 28000 cây/ha, còn CSB trên công thức trồng mật

độ 32000 cây/ha là 7,04%, gấp 2,23 lần CSB trên công thức trồng với mật độ 28 000 cây/ha.

Như vậy, ở mật độ trồng 28 000 cây/ha bệnh đốm vòng xuất hiện nhẹ hơn hẳn so với công thức trồng ở mật độ 32 000 cây/ha.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng cà chua đến bệnh đốm nâu hại cà chua

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm vòng alternaria solani và đốm nâu stemphylium solani hại cà chua vụ đông 2014 tại vĩnh phúc (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)