Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm vòng alternaria solani và đốm nâu stemphylium solani hại cà chua vụ đông 2014 tại vĩnh phúc (Trang 31 - 34)

2.4.2.1. Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của một số bệnh nấm hại lá cà chua

Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh theo phương pháp điều tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT; chọn công thức đại diện, tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần, điều tra theo 5 điểm chéo góc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

tính tỷ lệ bệnh (%) và đánh giá mức độ phổ biến của bệnh, mỗi điểm lấy 10 cây, đếm toàn bộ số lá 10 cây, tính tỷ lệ bệnh( %)

+ : Tỷ lệ bệnh < 10% ++ : Tỷ lệ bệnh : 10 - 25% +++: Tỷ lệ bệnh > 25%

2.4.2.2. Điều tra diễn biến bệnh đốm vòng A. solani và bệnh đốm nâu S. solani hại cà chua trên đồng ruộng

Chọn công thức cà chua, điều tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT: Chọn điểm đại diện, điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm lấy 10 cây, đếm toàn bộ số lá 10 cây, tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%).

* Phương pháp thu thập mẫu bệnh

Chọn ruộng cà chua bị bệnh thu thập những cây có triệu chứng bệnh điển hình.

2.4.2.3. Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật canh tác, sinh thái đến đến bệnh đốm vòng A. solani và S. solani hại cây cà chua vụ đông 2014 tại Vĩnh Phúc

* Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh đốm vòng A. solani và bệnh đốm nâu S. solani hại cà chua: Giống điều tra: Savior Thí nghiệm gồm 3 công thức: - CT1 : 220 kg Ure/ha - CT2 : 260 kg Ure/ha - CT3 : 300 kg Ure/ha

Chỉ tiêu the dõi: TLB (%) và CSB (%)

* Điều tra ảnh hưởng của giống cà chua đến bệnh đốm vòng A. solani và bệnh đốm nâu S. solani hại cà chua

Thí nghiệm gồm 2 công thức: - CT 1 : Giống Tre Việt - CT 2 : Giống Savior

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

* Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh đốm vòng A. solani và bệnh đốm nâu S. solani hại cà chua

Giống điều tra: Savior Thí nghiệm gồm 2 công thức

- CT 1 : 28 000 cây/ha - CT 2 : 32 000 cây/ha

Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%) và CSB (%)

* Ảnh hưởng của chếđộ luân canh đến bệnh đốm vòng A. solani và bệnh đốm nâu

S. solani hại cà chua

Giống điều tra: Savior

Thí nghiệm gồm 3 công thức luân canh: - CT1 : Lúa xuân – Lúa mùa – Cà chua - CT2 : Lạc xuân – Lúa mùa – Cà chua - CT3 : Đất chuyên canh trồng cà chua

Chỉ tiêu theo dõi: Tính TLB (%) CSB (%)

*Ảnh hưởng của địa hình (tiểu vùng sinh thái) đến bệnh đốm vòng A. solani và bệnh đốm nâu S. solani hại cà chua

Giống điều tra : Savior Thí nghiệm gồm 3 công chức

- CT1 : Địa hình trung du : huyện Yên Lạc - CT2 : Địa hình đồng bằng: huyện Tam Dương - CT3 : địa hình miền núi : huyện Tam Đảo

2.4.2.4. Khảo sát hiệu lực ức chế của thuốc đối với sự phát triển của nấm A. solani, S. solani trên môi trường PSA.

- Nấu môi trường PSA, hấp vô trùng, để nguội 500C.

- Hòa thuốc ở lượng cần thiết vào 5 ml nước vô trùng lắc đều, sau đó đổ vào 100 ml môi trường PSA để nguội ở 500C, lắc đều, sau đó đổ ra 3 đĩa Petri để nguội,

đột khoanh nấm có đường kính 5 mm cấy vào giữa hộp, bọc màng polyetylen kín miệng hộp, theo dõi sự phát triển của nấm bằng cách đo đường kính sau cấy 2, 4, 6, 8, 10 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

2.4.2.5. Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh nấm đốm vòng A. solani và bênh đốm nâu S. solani của 3 loại thuốc hóa học

Giống thí nghiệm: Savior (Mật độ: 28.000 cây/ha). Thí nghiệm tiến hành gồm 4 công thức:

Công

thức Tên thuốc Tên hoạt chất

Liều lượng (kg/ha)

Công ty sản xuất 1 Ridomil Gold 68 WP Metalaxyl M

+ Mancozeb 2,5 Syngenta

Viet Nam Ltd. 2 Antracol 70WP Propineb 1,5 Bayer

Viet Nam Ltd. 3 Score 250 EC Difenoconazole 0,5 ( lít/ha) Syngenta

Viet Nam Ltd. 4 Đối chứng Không phun

Thí nghiệm bố trí diện hẹp được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), diện tích mỗi ô thí nghiệm 30 m2, mỗi công thức nhắc lại 3 lần.

Thời điểm xử lý thuốc: Khi tỷ lệ bệnh > 5%.

Chỉ tiêu theo dõi: tính chỉ số bệnh (%) trước khi phun và sau khi phun 7, 14, 21 ngày. Từ đó xác định hiệu lực phòng trừ của thuốc đối với bệnh đốm vòng, đốm nâu bằng công thức Henderson- Tilton.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm vòng alternaria solani và đốm nâu stemphylium solani hại cà chua vụ đông 2014 tại vĩnh phúc (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)