Triệu chứng bệnh đốm nâu gây hại cây cà chua

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm vòng alternaria solani và đốm nâu stemphylium solani hại cà chua vụ đông 2014 tại vĩnh phúc (Trang 41 - 43)

*Bệnh đốm Cercospora fuligena Roldan

Vết bệnh lúc đầu mờ, lõm, sau lan rộng, mô bị bệnh chuyển thành màu hơi vàng xám. Nấm gây hại cả mặt trên và mặt dưới của lá, lá bị bệnh nặng có thể rụng. Nấm mọc thành đám màu xám nhạt ở dưới mặt lá. Trên lá non, vết bệnh lúc

đầu nhỏ, sau tăng nhanh, xuất hiện quầng vàng ở xung quanh, mô bị bệnh ở mặt trên và mặt dưới lá đều bị chết. Trong điều kiện khí hậu ẩm nấm sinh ra nhiều bào tử phân sinh, khi nhìn qua kính hiển vi có thể thấy bào tử nấm trên mặt lá. Vết bệnh lan rộng trên lá non, không bị giới hạn bởi gân lá, có thể làm rách lá.

Bào tử lan truyền trong không khí, rơi trên lá cà chua, sự xâm nhiễm xảy ra nhanh nhưng triệu chứng được thể hiện chậm sau 2 tuần, bệnh thường xuyên xuất hiện ở các lá phía gốc, bệnh phát triển mạnh khi thời tiết ấm và ẩm ở các tháng 4, 5 trên cà chua xuân hè và tháng 9, 10 trên cà chua vụđông.

* Bệnh thối xám (Botrytis cinerea Pers.)

Trên lá, bệnh thường xuất hiện từđầu lá chét, sau đó lan theo gần chính vào phía trong và phát triển rộng, mô bị bệnh chết khô, có màu xám. Phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ có màu vàng nhạt. Khi trời ẩm trên mặt vết bệnh xuất hiện nhiều bào tử phân sinh.

Trên thân, cành vết bệnh lúc đầu là chấm nhỏ, màu nâu đen sau đó lan rộng gây thắt thân, cành; vết bệnh có màu xám, phần thân và cành phía trên vết bệnh bị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Trên hoa, nấm xâm nhập vào đài hoa sau đó lan rộng ra cuống hoa làm hoa chết khô, rụng. Trên quả, lúc đầu vết bệnh là đốm nhỏ, mờ sau đó vết bệnh lan rộng dần, đường kính có thể rộng 1,5 – 3 cm, bệnh thường xuất hiện trên vai quả, gần núm quả hoặc từ núm quả ở thời kỳ quả già. Mô quả bị bệnh thối mềm, trên vết bệnh xuất hiện lớp nấm mốc xám, mịn như nhung, đó là sợi nấm, cành bào tử và bào tử phân sinh. Trên cây khi quả tiếp xúc với lá bệnh hoặc cành bệnh, nấm sẽ lan vào quả và gây rụng quả.

Ở miền Bắc vào khoảng tháng 2, 3 khi trời mát, có mưa phùn là điều kiện thích hợp để bệnh phát sinh, phát triển trên cà chua đông xuân ở giai đoạn cuối vụ

hoặc trên cà chua xuân hè ở giai đoạn đầu vụ.

* Bệnh thán thư cà chua(Colletotrichum coccodes (Wallr.) S. Hughes)

Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước, hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0,5 - 2 cm, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám.

Bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm, và có những chấm nhõ li ti màu

đen nhô lên.

Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc trong ruộng tưới nhiều nước. Bệnh thường gây hại trên trái đang hoặc đã chín, đôi khi trên trái già khi có mưa nhiều hoặc ẩm độ không khí cao.

3.2. Kết quả xác định nấm gây bệnh đốm vòng, nấm gây bệnh đốm nâu, điều tra tỉnh hình bệnh đốm vòng và đốm nâu hại cà chua vụđông ở Vĩnh Phúc. tra tỉnh hình bệnh đốm vòng và đốm nâu hại cà chua vụđông ở Vĩnh Phúc.

3.2.1. Kết qu xác định nm gây bnh đốm vòng và nm gây bnh đốm nâu hi cà chua cà chua

Chúng tôi đã áp dụng nguyên tắc Kock. để xác định nấm gây bệnh đốm vòng và nấm gây bệnh đốm nâu hại cà chua.

Chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu lá cà chua có triệu chứng điển hình của bệnh đốm vòng và đốm nâu (như hình 3.3 và hình 3.4) đem mẫu lá bệnh về phòng thí nghiệm, rửa sạch dưới vòi nước. Sau đó thấm khô lá và vết bệnh bằng giấy thấm

đã vô trùng, để mẫu lá bệnh trong hộp ẩm ở 260C, sau 2 ngày, bào tử nấm mọc trên vết bệnh, lấy bào tử vào lam, đậy lamen và quan sát dưới kính hiển vi quang học, chụp ảnh bào tử (hình 3.5, 3.6), sau đó lấy bào tử nấm cấy trên môi trường PSA theo phương pháp cấy đơn bào tử, sau 10 ngày nấm phát triển kín đĩa cấy và hình thành bào tử, lấy bào tử này lây bệnh nhân tạo trên cà chua và lại thu được triệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

chứng điển hình của bệnh đốm vòng và bệnh đốm nâu, lại phân lập được bào tử

giống như bào tử từ vết bệnh ngoài tự nhiên. Căn cứ vào tài liệu

-H.L. Barnet, Bany B.Hunter,1998, Illusstrated Genera of Imperfect Fungi, The American Phytopathologycal Society Press, P.61 - 178

- J.B.Jone,R.E.Stall,T.A.Zitter,1993, Compendium of Tomato Diseases.The American Phytopathologycal Society Press, p.9-24

Nấm gây bệnh đốm vòng được xác định là Aternaria solani, nấm gây bệnh

đốm nâu được xác định là Stemphylium solani.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm vòng alternaria solani và đốm nâu stemphylium solani hại cà chua vụ đông 2014 tại vĩnh phúc (Trang 41 - 43)