Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây cà chua

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm vòng alternaria solani và đốm nâu stemphylium solani hại cà chua vụ đông 2014 tại vĩnh phúc (Trang 38 - 40)

*Bệnh sương mai cà chua (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary)

Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở rìa lá tạo thành vết xám xanh nhạt sau đó lan rộng vào phiến lá. Phần giữa vết bệnh chuyển màu nâu đen và xung quanh vết bệnh thường có lớp cành bào tử màu trắng xốp bao phủ như một lớp mốc trắng như

sương muối làm cho lá chết lụi nhanh chóng.

Nguồn bệnh lây lan trên đồng ruộng là bào tử phân sinh và sợi nấm. Nhiệt độ

thích hợp là 18 – 22 oC; ẩm độ cần cho sự xâm nhập là bão hòa, ẩm độ cho sự phát triển là không nhỏ hơn 76%.

Mức độ phát sinh phát triển của bệnh còn thuộc vào mùa vụ, giống cũng như đất đai, phân bón. Nói chung vụ đông xuân bị nặng hơn vụ hè thu; đất trũng, đất xấu, tầng canh tác mỏng dễ nhiễm bệnh nặng; bón nhiều N, ít kali thì nhiễm bệnh càng nặng.

*Héo vàng cà chua (Fusarium oxysporium)

Bệnh hại ở gốc thân và cổ rễ. Ở gốc thân vết bệnh có màu nâu xám, cắt ngang thân các bó mạch có màu nâu xám, trên vết bệnh thường bao phủ một lớp nấm màu nâu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Khi bị bệnh bộ lá bị héo vàng loang lổ. Lúc đầu cây có thể héo ban ngày và ban đêm hồi phục, về sau cây héo rũ chết gục trên đồng ruộng, bộ lá có màu vàng.

Nhiệt độ thích hợp 25-30 0C, ẩm độ cao. Nguồn bệnh tồn tại trong đất dạng sợi nấm, bào tử phân sinh lớn và bào tử hậu.

*Bệnh đốm vòng (Alternaria solani Ell. & Mart)

Trên lá, vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở lá già có hình tròn hoặc hình bầu dục, có vòng đồng tâm, màu nâu đen. Lúc đầu, vết bệnh nhỏ, sau to dần, đường kính vết bệnh đến 1-2 cm. Khi trên lá có nhiều vết bệnh, các vết liên kết với nhau hình thành vết lớn không định hình, khu vực xung quanh lá chuyể vàng, Khi cây bị bệnh nặng lá phía dưới chết và rụng sớm khiến các chùm quả phơi bày ra bị rám nắng

Trên thân, vết bệnh hình bầu dục, lõm, màu nâu xám cũng có các vòng đồng tâm như vết bệnh trên lá. Chỗ phân cành thường dễ bị bệnh làm cho gãy gục, chết khô

Trên quả, vết bệnh thường ở núm quả, tai quả, lúc đầu nhỏ, sau to dần, cũng có các vòng đồng tâm, trên vết bệnh xuất hiện khối bào tử màu đen, mượt như

nhung bao phủ. Bệnh gây hại ở cả giai đoạn quả xanh và quả chín.

Bào tử phân sinh nảy mầm trong giọt nước sau 1-2 giờ ở phạm vi nhiệt độ

16-34°C, nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát triển là 26-28°C. Nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khí khổng hoặc vết thương hoặc trực tiếp qua biểu bì. Từ 13°C, nấm có thể xâm nhập và gây bệnh, nhiệt độ càng cao thì sự xâm nhập và gây bệnh càng dễ

dàng. Trong điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thích hợp, ẩm ướt) thì thời kỳ tiềm dục của bệnh là 3-4 ngày và sau đó 3-4 ngày nấm có thể sinh bào tử mới. Thông thường thời kỳ tiềm dục kéo dài 8-10 ngày. Trời càng nhiều mưa và sương thì bảo tử phân sinh hình thành càng nhiều.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm vòng alternaria solani và đốm nâu stemphylium solani hại cà chua vụ đông 2014 tại vĩnh phúc (Trang 38 - 40)