Kiến của người dân về việc thực hiện công tác dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 84 - 86)

2010- 2014

3.3.5. kiến của người dân về việc thực hiện công tác dồn điền đổi thửa

Sau DĐĐT đồng ruộng được cải tạo, kiến thiết lại thuận lợi cho công tác áp dụng cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật hiện đại vào đồng ruộng góp phần giải phóng sức lao động và có cơ hội chuyển sang lao động tại các ngành nghề khác tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, sau DĐĐT hệ số sử dụng đất được nâng lên, những trang trại tổng hợp với quy mô lớn đã giải quyết được một lực lượng lao động nông nghiệp nhàn rỗị Vì vậy, người dân đều phấn khởi vì hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn trước khi DĐĐT.

Bảng 3.17: Ý kiến của người dân về quy trình và mức độ minh bạch của công tác DĐĐT Nội dung Ý kiến Trực Chính Trực Hùng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Về tuân thủ quy trình thực hiện DĐĐT Đúng quy trình 50 100 50 100 Không đúng quy trình 0 0 0 0 Về việc đảm bảo tính công khai dân chủ trong thực hiện DĐĐT

Công khai, minh

bạch 49 98 50 100

Không công

khai, minh bạch 1 2 0 0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 Đồng tình khá cao với ý kiến về quy trình và tính minh bạch của công tác DĐĐT tuy nhiên sau khi bàn giao các thửa ruộng cho hộ dân ngoài thực địa, công tác cấp GCN QSDĐ cho người dân còn chậm. Tất cả các hộ được hỏi đều trả lời chưa được cấp GCN QSDĐ sau khi thực hiện DĐĐT. Đây cũng là nội dung quan trọng của công tác DĐĐT để các hộ dân yên tâm đầu tư sản xuất.

Trong thời đại hiện nay, kinh tế thị trường phát triển đòi hỏi sản xuất nông nghiệp cũng phát triển theo hướng hàng hóạ Vì thế, sau khi DĐĐT một số hộ gia đình có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. Xã Trực Chính có 11/50 hộ, xã Trực Hùng có 6/50 hộđược hỏi muốn nhận thêm đất để phát triển sản xuất.

Nhằm cải thiện điều kiện sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương sau khi DĐĐT, các hộ gia đình có một số kiến nghịđể thuận lợi cho sản xuất. Ý kiến cụ thể của các hộđược thể hiện trong hình 3.8

Hình 3.8: Kiến nghị của hộ dân để cải thiện điều kiện sử dụng

đất nông nghiệp

Mặc dù điều kiện sản xuất phát triển hơn, giá trị sản xuất tăng cao hơn so với trước DĐĐT nhưng người dân vẫn cần có tư vấn kỹ thuật, tư vẫn hỗ trợ chuyển đổi cây trồng vật nuôi, hỗ trợ vốn để mở rộng sản xuất và một số ngyện vọng khác. Trong đó, nguyện vọng lớn nhất của người dân là hỗ trợ về vốn để mở rộng sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 xuất. Khi đã có tư liệu sản xuất là đất đai, người dân cần có tiền để đầu tư cải tạo đất, nhập giống mới và đầu tư máy móc, phân bón... phục vụ quá trình sản xuất. Vì thế, cần có các biện pháp để giúp đỡ người dân sử dụng đất hiệu quả, tăng năng xuất cây trồng và mở rộng quy mô sản xuất.

3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)