Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 35 - 48)

2010- 2014

3.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

- Cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, thị trường tiêu thụ nông sản, dịch vụ và cơ sở hạ tầng xã hội (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi,...).

2.3.2. Tình hình qun lý và s dng đất ca huyn Trc Ninh giai đon 2010 - 2013 2010 - 2013

- Tình hình quản lý đất đai huyện Trực Ninh.

- Tình hình biến động đất nông nghiệp trong các năm quạ

2.3.3. Thc trng công tác dn đin huyn Trc Ninh phc v xây dng nông thôn mi

- Công tác tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửạ - Kết quả dồn điền đổi thửa ở huyện Trực Ninh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 - Đánh giá hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới

2.3.4. Đề xut mt s gii pháp nhm nâng cao hiu qu s dng đất nông nghip sau dn đin đổi tha trên địa bàn huyn Trc Ninh nghip sau dn đin đổi tha trên địa bàn huyn Trc Ninh

Đánh giá các tồn tại và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới ở Trực Ninh và các huyện có điều kiện tương tự như huyện Trực Ninh.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chn đim nghiên cu

Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến tính chính xác, khách quan và tính thực tiễn của kết quả nghiên cứụ Việc chọn điểm nghiên cứu bao gồm chọn vùng và chọn hộ nghiên cứụ

ạ Chọn vùng nghiên cứu:

Theo kết quả nghiên cứu địa hình và vùng sinh thái của các xã trong huyện, chọn điểm 2 xã riêng biệt bao gồm 1 xã chuyên trồng lúa nước và 1 xã trồng màu để đánh giá thực trạng dồn điền đổi thửạ

b. Chọn hộ nghiên cứu:

Đây là bước cuối cùng trong quá trình chọn điểm nghiên cứu, hộ nghiên cứu phải mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Các hộ được lựa chọn thuộc nhóm hộ trung bình về kinh tế và quy mô sản xuất. Mỗi xã lựa chọn 50 hộ ngẫu nhiên theo các xóm đểđánh giá khách quan, trung thực.

- Xã Trực Chính được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của xã có đất trồng màu với diện tích 80,32 hạ Đây là xã nằm ở ven đê sông Hồng, khu trồng màu nằm riêng biệt.

- Xã Trực Hùng được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của xã chuyên trồng lúạ Đây là xã có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ nên sản xuất nông nghiệp thuận lợi và cho năng suất caọ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

2.4.2. Phương pháp điu tra thu thp s liu th cp

Thu thập tài liệu có sẵn như: báo cáo tổng kết kinh tế- xã hội của huyện, niên giám thống kê các năm, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của huyện, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Trực Ninh….các tài liệu thu thập từ các cơ quan chuyên môn: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và PTNT, chi cục thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các số liệu về thực trạng công tác dồn điền đổi thửạ

2.4.3. Phương pháp điu tra s liu sơ cp

Các hộ được phỏng vấn theo phiếu với bộ câu hỏi soạn sẵn. Ở hai xã điểm, chọn ngẫu nhiên 50 hộ thuần nông để phỏng vấn.

Các nông hộđược phỏng vấn: thông qua lãnh đạo địa phương, trên cơ sở các tiêu chí đặt ra phục vụ mục đích để nghiên cứu đề tài; lựa chọn ngẫu nhiên 100 hộ nông dân. Các hộ của 2 xã đều có đất sản xuất nông nghiệp, có các điều kiện phát triển nông nghiệp khác nhaụ

Nội dung chính của phiếu điều tra nông hộ là: tình hình sản xuất nông nghiệp trước và sau khi DÐÐT, đánh giá việc thực hiện DÐÐT của địa phương và đề xuất kiến nghị của người dân về công tác DÐÐT.

2.4.4. Phương pháp thng kê, x lý và phân tích s liu

ạ Các phương pháp xử lý số liệu

Đây là phương pháp thống kê từ các số liệu, tài liệu thu thập từ công tác điều tra, phỏng vấn và các tài liệu về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Từ đó tiến hành tổng hợp, phân tích, nhận xét đánh giá và đưa ra kết quả nghiên cứụ

b. Các tiêu chí đánh giá công tác DÐÐT phục vụ xây dựng nông thôn mới - Tình hình phát triển sản xuất trên quy mô lớn

- Tình hình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu và phương thức sản xuất

2.4.5. Phương pháp kho sát thc địa

Tiến hành điều tra thực địa tại hai xã điểm về tình hình sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, thực trạng đồng ruộng, hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

3.1.1. Điu kin t nhiên

* V trí địa lý

Trực Ninh là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam thành phố Nam Định, có toạ độ địa lý từ 20008’37’’ đến 20020’52’’ vĩ độ Bắc và từ 106010’28’’ đến 106019’45’’ kinh độĐông có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Bình, lấy sông Hồng làm ranh giới;

Phía Đông Bắc giáp huyện Xuân Trường, lấy sông Ninh Cơ làm ranh giới; Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Nghĩa Hưng, Nam Trực;

Phía Nam và Đông Nam giáp với huyện Hải Hậụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Trực Ninh có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hộị Diện tích tự nhiên của huyện 143,5 km2. Dân số trung bình 177.498 người, mật độ dân số 1.231 người/km2 gồm 21 đơn vị hành chính 19 xã và 2 thị trấn. Thị trấn Cổ Lễ là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của huyện. Trực Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hộị Đất đai màu mỡ (được phù sa sông Hồng và sông Ninh Cơ bồi đắp), khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho Trực Ninh phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, theo hướng thâm canh và sản xuất hàng hoá.

* Địa hình, địa mo

Trực Ninh là huyện nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, được sông Hồng và sông Ninh Cơ bồi đắp phù sa địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, có độ nghiêng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng Bắc Bộ. Sông Ninh Cơ chia lãnh thổ huyện thành 2 tiểu vùng rõ rệt: vùng Bắc và vùng Nam

Vùng Bắc: nằm bên bờ bắc của sông Ninh Cơ bao gồm 15 xã, thị trấn là thị trấn Cổ Lễ, Trực Chính, Trung Đông, Phương Định, Liêm Hải, thị trấn Cát Thành, Trực Tuấn, Việt Hùng, Trực Đạo, Trực Thanh, Trực Nội, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Thuận, Trực Mỹ. Vùng này địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Các xã Phương Định, Liêm Hải, Việt Hùng, Trực Đạo, Trực Thanh và thị trấn Cổ Lễ nằm ở vùng trũng nên hay bị ngập úng vào mùa mưạ

Vùng Nam của huyện nằm bên bờ nam của sông Ninh Cơ bao gồm 6 xã là Trực Đại, Trực Thái, Trực Thắng, Trực Cường, Trực Chính, Trực Hùng. Vùng này có địa hình nghiêng dần về phía Nam, có dải đất cao dọc ven sông Ninh Cơở các xã Trực Đại, Trực Cường, Trực Phú và Trực Hùng.

Vùng nội đồng có cốt đất cao nằm dọc theo triền sông Hồng và sông Ninh Cơ cho phép bố trí các khu công nghiệp tập trung, các công trình xây dựng cao tầng. Vùng bãi ven sông có khả năng tạo thành các vùng tiểu thủ công nghiệp, các khu sản xuất kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng.

Đất đai phì nhiêu, tạo điều kiện phát triển tiềm năng nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, ở một số vùng đất ven sông trong và ngoài đê có thể phát triển mạnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 trồng màu và cây công nghiệp. Nhìn chung điều kiện địa hình của Trực Ninh tạo ra hệ sinh thái động, thực vật khá đa dạng, phong phú đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hộị

* Khí hu

Trực Ninh mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt

(xuân, hạ, thu, đông);

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 25oC, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20oC từ tháng 8 đến tháng 9. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 19,2oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 năm saụ Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7;

- Độ ẩm: độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm từ 80 - 85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất 90% là (tháng 4), tháng có độẩm thấp nhất 76% là (tháng 11);

- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700 - 1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên caọ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau, có tháng hầu như không có mưạ Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân;

- Nắng: hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1.250-1.400 giờ. Mùa hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.000 - 1.100 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm;

- Gió: hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 - 2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60 - 70%, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, với tần suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bão: do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 trận/năm.

Nhìn chung khí hậu Trực Ninh rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch. Điều kiện khí hậu Trực Ninh rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm.

* Thu văn

Chếđộ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của sông Hồng, sông Ninh và chếđộ thuỷ triềụ Trực Ninh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với mật độ mạng lưới sông ngòi vào khoảng 0,7- 0,9 km/km2. Các dòng chảy đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hiện tại sông Hồng, sông Ninh Cơ là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn huyện qua các cống dưới đê như: Cống Cổ Lễ, cống Lộ Xuyên, cống Thốp (Trực Đại), cống Sẻ (Trực Phú)…Hệ thống sông ngòi Trực Ninh, gồm:

a) Mạng lưới sông chính

- Sông Hồng chảy qua Trực Ninh dài khoảng 6,5 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, là phần hạ lưu có độ rộng lớn khi có lũ kết hợp với triều cường nước tập trung về nhanh.

- Sông Ninh Cơ được tách ra từ sông Hồng, làm ranh giới giữa huyện Xuân Trường, huyện Hải Hậu và huyện Trực Ninh, dài khoảng 24 km (đoạn chảy qua Trực Ninh). Sông chảy quanh co uốn khúc có nhiều bãi bồi ven sông. Hàng năm sông Ninh Cơ chuyển khoảng 7 tỷ m3 nước, 15 triệu tấn phù sa từ sông Hồng.

b) Các sông trong đồng

Đều chảy theo hướng nghiêng của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam và đều bắt nguồn từ các cống đê sông, dòng chảy các con sông này đều do con người điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 khiển theo yêu cầu của sản xuất, có thể phân các sông trong đồng thành hai khu vực: Khu vực Bắc sông Ninh Cơ và khu vực Nam sông Ninh Cơ.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhiều tuyến sông nội đồng khác phân bốđều khắp trên địa bàn các huyện theo hình xương cá, rất thuận lợi cho việc chủđộng tưới tiêu, sinh hoạt dân sinh.

c) Thuỷ triều

Thuỷ triều Trực Ninh thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,5 - 1,7 m, lớn nhất là 3,3 m, nhỏ nhất là 0,1 m. Do gần biển nên nước ở sông Hồng, sông Ninh Cơđều bịảnh hưởng của thuỷ triềụ Mỗi chu kỳ thuỷ triều 13 - 14 ngày, về mùa hanh nhất là từ tháng giêng đến tháng tư hàng năm thuỷ triều đã gây nhiễm mặn, ảnh hưởng tới đồng ruộng, đất bị nhiễm mặn tập trung ở các xã phía nam sông Ninh Cơ.

* Th nhưỡng

Trực Ninh có tổng diện tích đất tự nhiên là 14.354,6 ha, về thổ nhưỡng đất đai Trực Ninh chia thành 2 vùng. Vùng đất phía tả sông Ninh Cơ gồm 15 xã, vùng hữu sông Ninh Cơ gồm 6 xã. Đất đai gồm 2 nhóm chính: nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; nhóm đất phèn chiếm diện tích nhỏ. Nhìn chung đất của Trực Ninh chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có nhiều tính chất tốt thích hợp cho nhiều loại thực vật phát triển.

Theo kết quảđiều tra, khảo sát, phân loại đất theo tiêu chuẩn Quốc tế (FAO- UNESCO) tỉnh Nam Định năm 2002, đất Trực Ninh bao gồm các nhóm và đơn vị phụ như sau:

a) Nhóm đất phù sa - Fluvisols (FL)

Diện tích 9.647 ha, chiếm 97,6% diện tích các đơn vịđất và 67,2% diện tích tự nhiên của huyện.

Phân bố: gặp ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất của huyện Trực Ninh.

Nhóm đất phù sa được hình thành do quá trình lắng đọng các vật liệu phù sa của hệ thống sông Hồng. Hệ thống đê của các dòng sông chia đất phù sa thành 2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi hàng năm.

Đất phù sa của huyện được chia thành 3 đơn vịđất sau:

- Đất phù sa trung tính ít chua - Eutric Fluvisols (FLe) - Đất phù sa glây - Gleyic Fluvisols (FLg)

- Đất phù sa có tầng đốm rỉ - Cambic FLuvisols (FLb)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 35 - 48)