Tình hình dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 32)

Với phương châm "Làm từđồng ruộng về làng, từ nhà ra thôn, xóm...", tỉnh Nam Ðịnh lấy công tác dồn điền đổi thửa nhằm tạo ra bước đột phá để xây dựng nông thôn mớị Ðể đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh Nam Ðịnh yêu cầu các địa phương tập trung thực hiện nhiều nội dung, bao gồm: hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất (quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới), trong đó hoạch định từng loại đất theo các nhu cầu sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; khoanh vùng và định ra hệ số để đổi ruộng (do nông dân tự bàn bạc và quyết định); dồn đổi lại quỹđất công nhỏ lẻở các thửa đất trước đây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 thành từng vùng tập trung; xây dựng, phê duyệt phương án và tổ chức thực hiện DÐÐT; hoàn chỉnh hồ sơđịa chính, bảo đảm không để tình trạng ruộng đất không có hồ sơđịa chính hoặc hồ sơ không phù hợp với thực tế sau DÐÐT.

Sau vụ mùa năm 2011 (đợt 1), có 91/209 xã, thị trấn triển khai DĐĐT, trong đó có 84/96 xã, thị trấn xây dựng NTM. Đến hết năm 2011, có 57 xã, thị trấn đã hoàn thành giao đất ngoài thực địa; Hải Hậu là huyện đầu tiên hoàn thành công tác DĐĐT (35/35 xã, thị trấn).

Sau vụ mùa năm 2012 (đợt 2), có thêm 108 xã, thị trấn triển khai; như vậy đã có 199/209 xã, thị trấn (2.999 thôn) triển khai DĐĐT, trong đó có 96 xã, thị trấn xây dựng NTM. Trong 108 xã, thị trấn triển khai trong năm 2012, đến ngày 21/12/2012 đã có 75 xã, thị trấn hoàn thành giao đất ngoài thực địa, 33 xã, thị trấn đang tập trung hoàn thành công trình giao thông thủy lợi nội đồng, bốc thăm vị trí và chuẩn bị giao đất ngoài thực địạ

Ðến tháng 7-2013, đã có 199/200 xã (99,5%) triển khai công tác DÐÐT; trong đó 149 xã (74,9%) và 2.622 thôn, xóm (87,5%) hoàn thành việc DÐÐT. Sáu huyện (Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản và Xuân Trường) thực hiện xong việc giao đất ngoài thực địa ở các thôn, xóm. Các địa phương đều quyết tâm, tập trung cao chỉ đạo làm tốt việc tuyên truyền, vận động các hộ dân thực hiện DÐÐT và vận động các hộ dân góp đất (10 – 15 m2/sào), hàng chục nghìn ngày công, kinh phí (từ 150 nghìn đến 200 nghìn đồng/sào), huy động hàng trăm máy xúc, đào đắp hệ thống đường "từ đồng về nhà" và thủy lợi nội đồng kết hợp chỉnh trang đồng ruộng (Nguyễn Thế Vịnh, 2012).

Kết quả DÐÐT ở các xã đã giao đất tại thực địa cơ bản đạt yêu cầu: Ðã dồn gọn được quỹ đất công; giảm số thửa bình quân (từ 3,27 xuống còn 1,5- 2,5 thửa/hộ); nhiều xã đạt 75 - 80% số hộ chỉ còn một thửạ Trong quá trình DÐÐT, nông dân đã tự nguyện góp hơn 2.361 ha đất (trị giá 4.723 tỷ đồng), hàng trăm nghìn ngày công đào đắp hơn 5.319 km đường giao thông và kênh mương nội đồng, trong đó có gần 700 km được cứng hóa và xây dựng nhiều công trình hạ tầng nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 Sau DÐÐT, trên đồng ruộng Nam Ðịnh có khoảng 14 nghìn phương tiện cơ giới từ máy làm đất đến công cụ gieo thẳng. Theo đó, 100% diện tích đất được làm bằng máy; gần 16% diện tích được gieo thẳng... Toàn tỉnh đã xây dựng 136 mô hình cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích gần 2.000 ha, 9 mô hình sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu; đồng thời xây dựng được 366 trang trại đạt tiêu chí mới của Bộ NN-PTNT, mở ra hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóạ Vụ xuân năm 2014, năng suất lúa đạt gần 70 tạ/ha, tiếp tục là tỉnh trong nhóm đầu về sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

Mặt khác, thông qua DÐÐT các xã đều quy gọn quỹ đất công vào một nơi, tạo nguồn quỹ "đất sạch" để các doanh nghiệp đầu tư về khu vực nông thôn. Ðã có hơn 100 doanh nghiệp đầu tư khoảng 700 tỷ đồng (chiếm 14,3% tổng nguồn vốn xây dựng NTM) để xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng sản xuất, kinh doanh về địa bàn nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bố trí lại cơ cấu lao động, tích tụ ruộng đất và tiêu thụ nông sản (UBND tỉnh Nam Định, 2011).

Trong quá trình DÐÐT đã xuất hiện nhiều mô hình hay với những cách làm sáng tạo, làm phong phú, sinh động quá trình XDNTM trên mọi miền quê ở Nam Ðịnh. Sau khi có quy hoạch XDNTM, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, xã Giao Hà (huyện Giao Thủy) tiến hành làm toàn bộ hệ thống đường ra đồng, thủy lợi nội đồng. Theo đó, các phương tiện cơ giới phục vụ cho sản xuất có thểđến mọi xứ đồng, việc đi lại của người dân thuận tiện nên không còn cảnh "ngại ruộng xa, không muốn trả ruộng gần". Cán bộ, đảng viên đều tự nguyện nhận ruộng xa, nhường ruộng gần và tốt cho bà con. Vì vậy ở Giao Hà không phải dùng đến giải pháp "bốc thăm" để nhận ruộng, sau DÐÐT tình làng, nghĩa xóm càng thêm bền chặt.

Có thể nói, quá trình DÐÐT đã làm thay đổi tư duy và chuyển dần tập quán sản xuất truyền thống sang cơ giới hóa đồng ruộng, sản xuất nông nghiệp hàng hóạ Ðồng thời tạo ra bước đột phá để nông dân Nam Ðịnh thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng NTM, CNH - HÐH nông nghiệp, nông thôn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 2.1. Đối tượng

Công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định.

2.2. Phạm vi

Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2010 - 2014.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá điu kin t nhiên và thc trng phát trin kinh tế - xã hi giai

đon 2010 - 2014

2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn và tài nguyên đất.

2.3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

- Cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, thị trường tiêu thụ nông sản, dịch vụ và cơ sở hạ tầng xã hội (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi,...).

2.3.2. Tình hình qun lý và s dng đất ca huyn Trc Ninh giai đon 2010 - 2013 2010 - 2013

- Tình hình quản lý đất đai huyện Trực Ninh.

- Tình hình biến động đất nông nghiệp trong các năm quạ

2.3.3. Thc trng công tác dn đin huyn Trc Ninh phc v xây dng nông thôn mi

- Công tác tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửạ - Kết quả dồn điền đổi thửa ở huyện Trực Ninh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 - Đánh giá hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới

2.3.4. Đề xut mt s gii pháp nhm nâng cao hiu qu s dng đất nông nghip sau dn đin đổi tha trên địa bàn huyn Trc Ninh nghip sau dn đin đổi tha trên địa bàn huyn Trc Ninh

Đánh giá các tồn tại và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới ở Trực Ninh và các huyện có điều kiện tương tự như huyện Trực Ninh.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chn đim nghiên cu

Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến tính chính xác, khách quan và tính thực tiễn của kết quả nghiên cứụ Việc chọn điểm nghiên cứu bao gồm chọn vùng và chọn hộ nghiên cứụ

ạ Chọn vùng nghiên cứu:

Theo kết quả nghiên cứu địa hình và vùng sinh thái của các xã trong huyện, chọn điểm 2 xã riêng biệt bao gồm 1 xã chuyên trồng lúa nước và 1 xã trồng màu để đánh giá thực trạng dồn điền đổi thửạ

b. Chọn hộ nghiên cứu:

Đây là bước cuối cùng trong quá trình chọn điểm nghiên cứu, hộ nghiên cứu phải mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Các hộ được lựa chọn thuộc nhóm hộ trung bình về kinh tế và quy mô sản xuất. Mỗi xã lựa chọn 50 hộ ngẫu nhiên theo các xóm đểđánh giá khách quan, trung thực.

- Xã Trực Chính được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của xã có đất trồng màu với diện tích 80,32 hạ Đây là xã nằm ở ven đê sông Hồng, khu trồng màu nằm riêng biệt.

- Xã Trực Hùng được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của xã chuyên trồng lúạ Đây là xã có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ nên sản xuất nông nghiệp thuận lợi và cho năng suất caọ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

2.4.2. Phương pháp điu tra thu thp s liu th cp

Thu thập tài liệu có sẵn như: báo cáo tổng kết kinh tế- xã hội của huyện, niên giám thống kê các năm, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của huyện, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Trực Ninh….các tài liệu thu thập từ các cơ quan chuyên môn: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và PTNT, chi cục thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các số liệu về thực trạng công tác dồn điền đổi thửạ

2.4.3. Phương pháp điu tra s liu sơ cp

Các hộ được phỏng vấn theo phiếu với bộ câu hỏi soạn sẵn. Ở hai xã điểm, chọn ngẫu nhiên 50 hộ thuần nông để phỏng vấn.

Các nông hộđược phỏng vấn: thông qua lãnh đạo địa phương, trên cơ sở các tiêu chí đặt ra phục vụ mục đích để nghiên cứu đề tài; lựa chọn ngẫu nhiên 100 hộ nông dân. Các hộ của 2 xã đều có đất sản xuất nông nghiệp, có các điều kiện phát triển nông nghiệp khác nhaụ

Nội dung chính của phiếu điều tra nông hộ là: tình hình sản xuất nông nghiệp trước và sau khi DÐÐT, đánh giá việc thực hiện DÐÐT của địa phương và đề xuất kiến nghị của người dân về công tác DÐÐT.

2.4.4. Phương pháp thng kê, x lý và phân tích s liu

ạ Các phương pháp xử lý số liệu

Đây là phương pháp thống kê từ các số liệu, tài liệu thu thập từ công tác điều tra, phỏng vấn và các tài liệu về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Từ đó tiến hành tổng hợp, phân tích, nhận xét đánh giá và đưa ra kết quả nghiên cứụ

b. Các tiêu chí đánh giá công tác DÐÐT phục vụ xây dựng nông thôn mới - Tình hình phát triển sản xuất trên quy mô lớn

- Tình hình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu và phương thức sản xuất

2.4.5. Phương pháp kho sát thc địa

Tiến hành điều tra thực địa tại hai xã điểm về tình hình sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, thực trạng đồng ruộng, hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

3.1.1. Điu kin t nhiên

* V trí địa lý

Trực Ninh là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam thành phố Nam Định, có toạ độ địa lý từ 20008’37’’ đến 20020’52’’ vĩ độ Bắc và từ 106010’28’’ đến 106019’45’’ kinh độĐông có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Bình, lấy sông Hồng làm ranh giới;

Phía Đông Bắc giáp huyện Xuân Trường, lấy sông Ninh Cơ làm ranh giới; Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Nghĩa Hưng, Nam Trực;

Phía Nam và Đông Nam giáp với huyện Hải Hậụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Trực Ninh có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hộị Diện tích tự nhiên của huyện 143,5 km2. Dân số trung bình 177.498 người, mật độ dân số 1.231 người/km2 gồm 21 đơn vị hành chính 19 xã và 2 thị trấn. Thị trấn Cổ Lễ là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của huyện. Trực Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hộị Đất đai màu mỡ (được phù sa sông Hồng và sông Ninh Cơ bồi đắp), khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho Trực Ninh phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, theo hướng thâm canh và sản xuất hàng hoá.

* Địa hình, địa mo

Trực Ninh là huyện nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, được sông Hồng và sông Ninh Cơ bồi đắp phù sa địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, có độ nghiêng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng Bắc Bộ. Sông Ninh Cơ chia lãnh thổ huyện thành 2 tiểu vùng rõ rệt: vùng Bắc và vùng Nam

Vùng Bắc: nằm bên bờ bắc của sông Ninh Cơ bao gồm 15 xã, thị trấn là thị trấn Cổ Lễ, Trực Chính, Trung Đông, Phương Định, Liêm Hải, thị trấn Cát Thành, Trực Tuấn, Việt Hùng, Trực Đạo, Trực Thanh, Trực Nội, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Thuận, Trực Mỹ. Vùng này địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Các xã Phương Định, Liêm Hải, Việt Hùng, Trực Đạo, Trực Thanh và thị trấn Cổ Lễ nằm ở vùng trũng nên hay bị ngập úng vào mùa mưạ

Vùng Nam của huyện nằm bên bờ nam của sông Ninh Cơ bao gồm 6 xã là Trực Đại, Trực Thái, Trực Thắng, Trực Cường, Trực Chính, Trực Hùng. Vùng này có địa hình nghiêng dần về phía Nam, có dải đất cao dọc ven sông Ninh Cơở các xã Trực Đại, Trực Cường, Trực Phú và Trực Hùng.

Vùng nội đồng có cốt đất cao nằm dọc theo triền sông Hồng và sông Ninh Cơ cho phép bố trí các khu công nghiệp tập trung, các công trình xây dựng cao tầng. Vùng bãi ven sông có khả năng tạo thành các vùng tiểu thủ công nghiệp, các khu sản xuất kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng.

Đất đai phì nhiêu, tạo điều kiện phát triển tiềm năng nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, ở một số vùng đất ven sông trong và ngoài đê có thể phát triển mạnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 trồng màu và cây công nghiệp. Nhìn chung điều kiện địa hình của Trực Ninh tạo ra hệ sinh thái động, thực vật khá đa dạng, phong phú đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hộị

* Khí hu

Trực Ninh mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt

(xuân, hạ, thu, đông);

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 25oC, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20oC từ tháng 8 đến tháng 9. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 19,2oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 năm saụ Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7;

- Độ ẩm: độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm từ 80 - 85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất 90% là (tháng 4), tháng có độẩm thấp nhất 76% là (tháng 11);

- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700 - 1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)