2010- 2014
3.3.3. Kết quả thực hiện chính sách “dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp phục vụ
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
3.3.3.1. Tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa trong toàn huyện Trực Ninh
Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện, hướng dẫn của Ban chỉđạo DĐĐT của huyện: các xã, thị trấn đã tiến hành các bước theo kế hoạch, trình tự theo hướng dẫn của huyện; do có sự quyết tâm cao của cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân nên 3 xã (Trực Hùng, Trực Đại, Trung Đông) tham gia xây dựng NTM đợt 1 và xã Trực Khang thuộc kế hoạch năm 2012 đã hoàn thành giao ruộng tại thực địa trước ngày 31/12/2011. Còn lại 3 xã tham gia xây dựng NTM hoàn thành cơ bản đo giao ruộng tại thực địa: Trực Thanh 13/15 xóm; Trực Hưng 14/18 xóm; Việt Hùng 15/25 xóm.
Qua 3 tháng triển khai tổ chức thực hiện, có 7 xã hoàn thành cơ bản công tác DĐĐT, đạt mục đích, yêu cầu đề ra: Đảm bảo thời gian, giảm số thửa, để được đất theo quy hoạch, để đất công gọn vùng, xây dựng được một mô hình cánh đồng mẫu lớn ở hợp tác xã Trực Tĩnh xã Việt Hùng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 Tháng 3/2012, huyện đã tổ chức sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉđạo, tổ chức thực hiện DĐĐT; đề ra những giải pháp và biện pháp để quyết tâm hoàn thành giao ruộng tại thực địa trong năm 2012; biểu dương, khen thưởng 3 đơn vị (Trực Hùng, Trực Đại, Trung Đông) hoàn thành đúng kế hoạch và 1 đơn vị (Trực Khang) hoàn thành trước kế hoạch.
Sau khi sơ kết, Huyện ủy, UBND huyện, Ban chỉ đạo của huyện tập trung cao độ, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện DĐĐT trực tiếp tại cơ sở; đưa công tác DĐĐT là nhiệm vụ trọng tâm trong tuần, xử lý, giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh ngay trong ngàỵ
Đến ngày 31/12/2012, giao ruộng tại thực địa xong 10 đơn vị: Trực Phú, Trực Thắng, Cổ Lễ, Trực Cường, Trực Thái, Trực Tuấn, Trực Chính, Trực Hưng, Trực Thanh, Trực Mỹ.
Đến tháng 02 năm 2013, giao ruộng xong cơ bản tại thực địa 4 đơn vị: Phương Định (23/24 xóm), Trực Thuận (11/12 xóm), Việt Hùng (22/25 xóm), Trực Đạo (19/22 xóm).
Trên cơ sở kết quả thực hiện DĐĐT, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, giúp đỡ các xã, thị trấn tiến hành ngay việc lập hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận sau DĐĐT; đến nay, có 6 xã đã thiết lập được hệ thống hồ sơđịa chính phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân và công tác quản lý nhà nước vềđất đaị
Như vậy, 21 xã, thị trấn thực hiện DĐĐT, đã giao xong ruộng tại thực địa 365/387 thôn, xóm, tổ dân phố, bằng 94,32% (4 thôn xóm, tổ dân phố ghép khi thực hiện DĐĐT); còn 22 thôn, xóm, tổ dân phố tại 6 xã, thị trấn tiếp tục thực hiện, phấn đấu giao ruộng xong trong vụ chiêm xuân năm 2013. Đến hết năm 2013, toàn bộ 22 xóm còn lại đã tiến hành dồn đổi đảm bảo đúng quy định thời gian mà huyện đề rạ
Kết quả nổi bật sau DĐĐT: + Về số thửa:
- Bình quân số thửa/hộ: Xã Trực Phú 1,30 thửa/hộ, Trực Thanh 1,35 thửa/hộ, Trực Hùng 1,55 thửa/hộ, Cổ Lễ 1,40 thửa/hộ, Phương Định 1,46 thửa/hộ,…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 - Số hộ 1 thửa là 21.309, bằng 42,45%; tăng 14.259 hộ (Trực Phú 73,1%, Cổ Lễ 66,6%, Trực Thanh 65,6%, Phương Định 60,7%, Trực Hùng 51,2%;…).
- Thôn, xóm có hộ 1 thửa tỷ lệ cao: Thôn Dịch Diệp xã Trực Chính (98,67%); Thôn 5 xã Trực Đạo (97,12%); xóm 12 xã Trực Mỹ (96,55%); thôn Cự Trữ 3 xã Phương Định (93,79 %); thôn 4 xã Trực Đạo (92,68%); thôn 3 xã Trực Đạo (92,59%); thôn Đại Thắng 5 xã Phương Định (92,55%); xóm 1 xã Trực Thanh (92,02%); xóm Thanh Minh xã Trực Phú (90,62 %);…
- Hộ có diện tích thửa lớn: Hộ ông Nguyễn Xuân Tào - xóm An Thành, xã Trực Chính 12.849 m2/1 thửạ
- Tham số có diện tích lớn nhất 10.375 m2 của 03 hộ tại xóm Trung Thành, xã Trực Phú.
+ Vềđất hiến: Có 48.591 hộ của 365 thôn xóm, tổ dân phố tại 21 xã, thị trấn, hiến 309,99 ha đất (không kể 11 xóm của xã Liêm Hải hiến thêm 2,62 ha, nhưng không theo phương án và quy hoạch được duyệt). Có 11 hộ hiến từ 320 m2 trở lên.
+ Để đất theo quy hoạch xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, chỉnh trang đồng ruộng đạt tỷ lệ cao: 12 đơn vị đủ 100% diện tích; 9 đơn vị được 87% diện tích trở lên.
+ Để đất công ích gọn vùng theo đúng phương án được duyệt: 12 đơn vị (Trực Hùng, Trực Đại, Trung Đông, Trực Hưng, Trực Phú, Trực Thắng, Trực Chính, Trực Tuấn, Trực Mỹ, Trực Thái, Trực Cường, Phương Định).
+ Ngoài 4 mục đích đạt được nổi bật nên trên, 15 đơn vị đã để được 41,63 ha đất dự trữ theo quy hoạch đất ở, UBND xã đã quản lý.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
Hình 3.4: Nhà văn hóa tổ dân phố Lam Sơn thị trấn Cát Thành
Bảng 3.6: Thực trạng ruộng đất nông nghiệp huyện Trực Ninh trước và sau dồn điền đổi thửa
TT Các chỉ tiêu Trước DĐ Sau DĐ So sánh
2010 2014 2014/2010 1 Tổng số hộ sử dụng đất NN (hộ) 46.750 50.194 3.444 2 Tổng số thửa đất trồng phải dồn ghép (thửa) 162.849 88.107 -74742 3 Tổng diện tích đất NN dồn đổi (ha) 7.837,44 7.837,44 0 4 Bình quân thửa /hộ (thửa) 3,48 1,76 -1,72 5 Số hộ có 1 thửa (thửa) 7.050 21.309 14.259 6 Số hộ có từ 2-3 thửa (thửa) 20.840 27.316 6.476 7 Số hộ có từ 4-5 thửa (thửa) 12.330 1.432 - 10.898 8 Số hộ có trên 5 thửa (thửa) 7.343 96 -7.247 9 Bình quân diện tích/thửa (m2) 481,27 889,54 408,27
(Nguồn: UBND huyện Trực Ninh, 2014)
Từ bảng số liệu ta thấy:
- Về số hộ: trước dồn điền, năm 2010 toàn huyện có 46.750 hộ được chia ruộng, sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa có 50.194 hộ gia đình, cá nhân do các hộ gia đình chia, tách hộ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Về số thửa: tổng số thửa đất trồng nông nghiệp của toàn huyện là 162.849 thửa, bình quân có 3,48 thửa/hộ. Sau DĐĐT còn 88.107 thửa (giảm được 74.742
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 thửa, bằng 54,10 % tổng số thửa trước dồn đổi), trong đó thửa có diện tích lớn nhất là 12.849 m2; bình quân sau DĐĐT có 1,76 thửa/hộ.
- Về diện tích: toàn huyện đã dồn điền đổi thửa được 7.837,44 ha, đạt 96,10% diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện. Sau dồn điền đổi thửa, diện tích đất này được giữ nguyên.
- Trong toàn huyện vẫn còn 96 hộ có trên 5 thửa đất. Nguyên nhân do ở một số xã và thôn xóm chưa tập trung cao, còn ngại khó, ngại va chạm nên chưa thuyết phục, vận động triệt để các hộ dân để thấy được lợi ích của việc DĐĐT và tham gia DĐĐT. Mặt khác, một số hộ gia đình có các thửa đất nằm trong quy hoạch đất ở, đất thực hiện dự án nên kiên quyết không đổi vị trí thửa ruộng để chờ bồi thường khi thu hồi đất vì lợi ích cá nhân.
3.3.3.2. Tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới tại 2 xã nghiên cứu
Là huyện đồng bằng, sản xuất nông nghiệp thuần nông chủ yếu sản xuất lúa và cây rau màu nên toàn huyện nói chung và 2 xã khu vực điểm nghiên cứu nói riêng ngoài cây dâu tằm đã được trồng từ hàng trăm năm trước đây thì cũng chưa có các loại cây, con đặc sản mang tính chuyên môn hoá caọ Các cây trồng chính ởđây chủ yếu là lúa, lạc, ngô, đỗ tương, bí,...
Trong những năm qua, huyện Trực Ninh đã dành sự quan tâm lớn đến đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hộị Nhờđó, hệ thống kết cấu hạ tầng có bước cải thiện rõ rệt, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện, góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai và bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Một số công trình hiện đại đã được đầu tư xây dựng, tạo diện mạo mới của huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Trực Chính là xã nằm ở phía Đông bắc của huyện. Công tác DĐĐT của xã đã hoàn thành vào tháng 12 năm 2012. Thông qua DĐĐT, xã đã để được đất cho các công trình phúc lợi xã hộị Vận động 100% các hộ dân hiến đất mỗi sào 21 m2 điển hình có hộđã hiến 893 m2đất, tổng diện tích đất hiến của toàn xã là 135.277
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 m2. Quỹ đất công từ chỗ manh mún nhỏ lẻ đến nay đã tập trung thành 3 vùng có diện tích lớn chỉ còn 1 số chỗ nhỏ lẻ. Số thửa bình quân trên 1 hộ giảm từ 4,09 mảnh xuống 1,83 mảnh, vượt chỉ tiêu so với phương án đề ra là 2,07 mảnh. Sau DĐĐT, xã đã đào đắp được 7.225 m đường giao thông, 2.669 m3 thủy lợị
Sau 2 tháng (từ tháng 9/2011 đến tháng 11/2011), Trực Hùng đã tập trung triển khai tổ chức thực hiện phương án dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp. Tổng số hộ được giao đất là 2.257 hộ, giảm 22 hộ so với trước DĐĐT. Số nhóm là 264 nhóm, bình quân 8,5 hộ/nhóm. Bình quân thửa đất trên hộ là 1,54, giảm 0,13 thửa/hộ so với năm 2010. Đất công ích giao gọn còn 69 thửa, giảm 28 thửa so với trước DĐĐT. Xã Trực Hùng đã để gọn được số thửa, đểđúng và đủ đất quy hoạch, quỹđất công và nhân dân hiến được 9,32 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bảng 3.7 cho ta thấy mức độ manh mún ruộng đất của 2 xã là khác nhau, cụ thể trước chuyển đổi: xã Trực Chính có mức độ manh mún lớn nhất với tổng số thửa đất là 6.809 thửa được chia cho 1665 hộ dẫn đến bình quân thửa đất/hộ cao là 4,09thửa/hộ. Tiếp đến là xã Trực Hùng với 2.845 thửa đất được chia cho 2.279 hộ, bình quân thửa đất/hộ tương ứng là 1,69 thửa/hộ. Không chỉ manh mún về số thửa như đã phân tích ở trên mà số liệu bình quân diện tích/thửa còn thể hiện sự manh mún về quy mô diện tích, cụ thể bình quân diện tích/thửa của từng xã là: xã Trực Chính 411 m2/thửa, xã Trực Hùng 759 m2/thửạ
Từ những phân tích trên cho thấy, trước dồn điền đổi thửa đồng ruộng của cả hai xã nghiên cứu đều thể hiện sự manh mún cả về quy mô diện tích cả về số thửạ Nhưng qua số liệu sau dồn điền đổi thửa của 2 xã, có thể khẳng định cả hai xã đều đã thực hiện thành công công tác dồn điền đổi thửa từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, cụ thể:
- Tổng số thửa đất của 2 xã giảm theo chiều hướng tích cực, nhất là xã Trực Chính giảm từ 6.809 thửa xuống còn 2.425 thửa (giảm 49,70%), tiếp đến là Trực Hùng giảm từ 2.845 thửa xuống còn 2.490 thửa (giảm 9,23%).
- Về số hộ tham gia dồn đổi: cả hai xã đều đạt 100% số hộ có đất nông nghiệp tham gia dồn đổị Xã Trực Chính tăng 207 hộ nguyên nhân do các hộ dân tách hộ vận dụng chuyển đổi ruộng đất xin tách đất nông nghiệp được các tiểu ban
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 và nhân dân nhất trí. Xã Trực Hùng giảm 22 hộ do một số hộ trả ruộng đi làm ăn nơi khác, hộ người già không có nhu cầu sản xuất, các hộ liên gia ghép thửa để có diện tích lớn hơn.
- Về diện tích đất sản xuất nông nghiệp: cả hai xã đều đạt 100% số diện tích tham gia dồn đổị Sau dồn đổi đã cho thấy kết quả rõ rệt của việc dồn đổi ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, cụ thể là bình quân diện tích/thửa của xã Trực Chính tăng từ 411 m2/thửa lên 817 m2/thửa, xã Trực Hùng tăng từ 759 m2/thửa lên 837m2/thửạ
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng đất trước và sau DĐĐT tại 2 xã điều tra
Các chỉ tiêu Đơvịn tính Trực Chính Trực Hùng 2010 2014 sánh So 2010 2014 sánh So 1. Diện tích các loại đất 1.1. Đất trồng lúa ha 156,62 154,72 -1,90 272,25 271,73 -0,52 1.2. Đất trồng CHN khác ha 80,32 80,32 0,00 16,12 16,09 -0,03 1.3. Đất NTTS ha 65,74 65,49 -0,25 38,52 38,52 0,00 1.4. Đất phi nông nghiệp ha 254,14 256,28 2,14 304,08 304,62 0,54 2. Tổng số hộđược chia ruộng hộ 1665 1872 207 2279 2257 -22 3. Tổng số thửa đất thửa 6.809 3.425 -3.384 3.845 3.490 -355 4. Diện tích bình quân /thửa m2 411 817 406,00 759 837 78,00 5. Số thửa bình quân /hộ thửa 4,09 1,83 -2 1,69 1,55 0 6. Số hộ sử dụng 1 thửa hộ 202 429 227 959 1155 196 7. Số hộ sử dụng 2 - 3 thửa hộ 397 1.442 1.045 1.310 1.102 -208 8. Số hộ sử dụng 4 – 5 thửa hộ 585 1 -584 10 - - 9. Số hộ sử dụng trên 5 thửa hộ 481 - - - - - 10. Quỹđất công ích ha 48,07 61,57 13,50 24,05 33,37 9,32 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67
3.3.4. Đánh giá hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới