Đánh giá hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 76 - 84)

2010- 2014

3.3.4. Đánh giá hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông

3.3.4.1. Tình hình phát triển sản xuất trên quy mô lớn

Sau dồn điền đổi thửa đồng ruộng được cải tạo, kiến thiết lại thuận lợi cho công tác áp dụng cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật hiện đại vào đồng ruộng góp phần giải phóng sức lao động và có cơ hội rút, chuyển sang lao động tại các ngành nghề khác tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, sau dồn đổi ruộng đất hệ số sử dụng đất được nâng lên, những trang trại tổng hợp với quy mô lớn đã giải quyết được một lực lượng lao động nông nghiệp nhàn rỗị

Sau DĐĐT hầu hết người dân đều phấn khởi vì hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn trước khi dồn đổi, từ bảng tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn nông hộ cho thấy: có 100/100 hộ được hỏi đã đồng ý với chủ trương DĐĐT của Đảng và Nhà nước, mong muốn được thực hiện DĐĐT để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn nhận những thửa ruộng xấu để xây dựng mô hình trang trại tổng hợp mang lại thu nhập từ 38 - 100 triệu đồng/ha/năm... điều này cho thấy đây là sự đồng thuận rất lớn trong cả cán bộ lãnh đạo và bà con nông dân trong quá trình thực hiện các chính sách mới, người dân thực sự yên tâm gắn bó và mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Bảng 3.8: Ý kiến của người dân về quá trình sản xuất sau khi thực hiện DĐĐT Nội dung phỏng vấn và ý kiến của nông hộ Tổng số hộ Trực Chính Trực Hùng Số hộ T(%) ỷ lệ Số hộ T(%) ỷ lệ - Thuận lợi hơn 88 47 94 41 82 - Không thay đổi 12 3 6 9 18 - Kém thuận lợi hơn 0 0 0 0 0 Tổng 100 50 100 50 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Sau khi DĐĐT, đa số người dân đều nhận thấy quá trình sản xuất được thuận lợi hơn. Số thửa/hộ giảm tạo điều kiện dễ trồng cấy, chăm sóc cho cây trồng: quãng đường đi lại ngắn hơn, thời gian giảm đi, các công đoạn chăm sóc cây trồng được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 rút ngắn. Tỉ lệ người dân ở xã Trực Chính đồng ý cao hơn vì số thửa/hộ giảm rõ rệt. Xã Trực Hùng có tỉ lệ đồng ý với ý kiến thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất do xã đã DĐĐT từ lần đầu tương đối hoàn chỉnh.

Sau DĐĐT các xã đã xây dựng kế hoạch từng bước tổ chức sản xuất theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. Năm 2012, đã xây dựng được 11 mô hình CĐML, diện tích 555 ha; năm 2014 xây dựng 59 cánh đồng mẫu lớn, diện tích 2.126 ha; tổ chức gieo sạ 12 mô hình, diện tích 154 hạ

Bảng 3.9: Số lượng cánh đồng mẫu lớn qua các năm

Năm Số lượ(cánh ng cánh đồng) đồng Tổng di(ha) ện tích (ha/cánh Bình quân đồng)

2010 0 0 0

2014 59 2.126 36,03

(Nguồn: UBND huyện Trực Ninh, 2014) Qua bảng số liệu ta thấy số lượng cánh đồng mẫu lớn tăng lên rõ rệt do kết quả DĐĐT đem lại, ban đầu năm 2010 chưa có mô hình nào đến năm 2014 đã có 59 mô hình triển khai ở nhiều xã. Đồng thời, diện tích các mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng phát triển khá nhanh tạo điều kiện sản xuất hàng hóa cho người người nông dân.

Một số mô hình tại các xã NTM như: Trực Nội, Trực Đại, Việt Hùng, Trực Hùng cơ bản đạt các tiêu chí về quy mô, cơ sở hạ tầng, thực hiện cùng giống, cùng thời vụ, cùng quy trình kỹ thuật thâm canh, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, cơ giới hóa các khâu sản xuất, năng suất tăng 7-10% so với đại trà, giảm chi phí đầu tư từ 5-7%, mang lại hiệu quả kinh tế caọ

Điểm nổi bật của mô hình "Cánh đồng mẫu lớn", đó là sự tham gia trực tiếp của các doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân yên tâm sản xuất. Ví dụ như công ty TNHH Cường Tân đã liên kết với các hộ nông dân ở các xã Trực Hùng, Trực Thái, Trực Phú, Trực Đại của huyện Trực Ninh tổ chức sản xuất các cây vụ Đông phục vụ chế biến xuất khẩu như khoai tây, dưa chuột, bí xanh, bí ngô trên diện tích 300 hạ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

Hình 3.5: Mô hình cánh đồng mẫu lớn 60ha ở xã Trực Hùng

Chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, tăng chăn nuôi trang trại, gia trạị Toàn huyện có 572 hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, trong đó có 20 trang trại đạt tiêu chí của Bộ NN & PTNT, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng chiếm 50-60%.

Bảng 3.10: Quá trình phát triển trang trại giai đoạn 2010 -2014 Năm trang trSố lượng ại Losảạn xui hình ất Quy mô di(ha) ện tích

2010 3 Tổng hợp 5,21

6 Chăn nuôi 2,56

2014 7 Tổng hợp 15,63

13 Chăn nuôi 8,67

(Nguồn: UBND huyện Trực Ninh, 2014) Nhiều trang trại chăn nuôi lợn thịt, lợn nái ngoại, lợn sữa, gia cầm, bò thịt với quy mô lớn, cho thu nhập cao, doanh thu bình quân đạt trên 1 tỷđồng trên năm. Năm 2014, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng vẫn đạt 17.820 tấn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

Bảng 3.11: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Trực Ninh năm 2010 và năm 2014 Vật nuôi Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2014 Lợn Con 95.661 103.240 Trâu Con 520 387 Bò Con 1.637 1.203 Gia cầm (gà) Nghìn con 541.700 567.000 Thủy cầm Nghìn con 225.600 243.000 Cá Tấn 3.543 4.148

( Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Trực Ninh, năm 2014) Phong trào nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện phát triển rộng khắp, diện tích nuôi trồng 954,52 hạ Toàn huyện đã chuyển đổi được 342 ha sang nuôi trồng thủy sản; các vùng sản xuất tập trung tiêu biểu như: thị trấn Cổ Lễ, Trực Chính, Phương Định, Trực Đạo, Trực Khang, Trực Cường... Từ kết quả của công tác dồn điền đổi thửa, việc chuyển nhượng, cho thuê đất canh tác, quy mô đất đai ngày càng tập trung, bình quân diện tích trang trại thuỷ sản ở Trực Chính, Trực Hưng…đạt từ 1,5 ha trở lên, cho thu nhập 120-150 triệu đồng/ha/năm. Năm 2014, tổng sản lượng nuôi trồng đạt 4.148 tấn, tăng 15,1% so với năm 2010.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

3.3.4.2. Tình hình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Sau dồn điền đổi thửa, các xã: Trực Hùng, Trực Đại, Trung Đông, Trực Hưng, Trực Phú, Trực Thắng, Trực Chính, Trực Tuấn, Trực Mỹ, Trực Thái, Trực Cường, Phương Định đểđất công ích gọn vùng theo đúng quy hoạch và phương án được duyệt. Đã vận động nhân dân hiến được 317,43 ha đất, đóng góp ngày công, kinh phí; đắp được 166 km đường giao thông nội đồng, khối lượng 775.440 m3, mặt đường cơ bản 3,5 - 5,5 m, đạt tiêu chí NTM; cứng hóa được trên 70 km đường ra đồng.

Bảng 3.12: Giao thông và thủy lợi nội đồng huyện Trực Ninh Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2014

1. Số km đường giao thông Km 491,26 491,26 Trong đó: Cứng hóa Km 30,47 70,60 2. Số km kênh mương Km 1.096,90 1.096,90

- Cứng hóa Km 50,70 146,40

- Diện tích tưới, tiêu Ha 7.568,34 8.245,87 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Công tác làm thủy lợi nội đồng của hai công ty khai thác công trình thủy lợi và một số HTX dịch vụ nông nghiệp đã được cơ giới hóa 100%, tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sản xuất tăng 30-50% so với năm 2010 góp phần tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện điều kiện lao động cho nông dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Chính vì cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cường củng cố nên chi phí đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp giảm rõ rệt ở một số công đoạn như làm đất, thủy lợi, vận chuyển, thu hoạch. Kết quả thể hiện rõ trong bảng 3.13

Bảng 3.13: Đánh giá của người dân về tác động của DĐĐT đến giảm chi phí trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp

Công đoạn sản xuất có giảm chi phí Tổng số hộ Trực Chính Trực Hùng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Làm đất 75 41 82 34 68 Thuỷ lợi 81 45 90 36 72 Thu hoạch 85 40 80 45 90 Vận chuyển nông sản 87 47 94 40 80 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Đánh giá của người dân về tác động của DĐĐT đến giảm chi phí trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp của 2 điều tra đều ở mức caọ Diện tích thửa ruộng tăng lên tạo thuận lợi cho các khâu trong quá trình sản xuất. Tập trung ruộng đất của nông hộ ở một vài nơi giúp người dân tập trung trong quá trình canh tác, làm đất, thủy lợi và thu hoạch được máy móc tiến hành nhanh chóng, thuận tiện. Khâu vận chuyển nông sản rút ngắn thời gian do ít phải di chuyển nhiều nơị

3.4.4.3. Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu và phương thức sản xuất

Giai đoạn 2010 – 2014, cơ cấu ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế caọ Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực, tuy diện tích trồng lúa giảm 28,68 ha để chuyển sang các loại đất khác nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng. Năng suất lúa vẫn giữ mức tăng ổn định, năm 2010 là 125,50 tạ/ha đến năm 2014 là 126,54 tạ/hạ Cơ cấu ngành trồng trọt đã giảm từ 49,77% năm 2010 xuống còn 40,87% năm 2014.

Trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản. Quá trình hình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 thành các trang trại tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, từđó thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua 3 năm đã tăng vượt bậc 255.026 triệu đồng.

Ngành thủy sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế caọ Trong ngành thủy sản, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản không ngừng được nâng cao, một số cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảo đảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng cả về số lượng và giá trị sản xuất.

Bảng 3.14: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2010 và năm 2014

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2014 So sánh Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu 2014/2010 (triệu đồng) (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) 1 Trồng trọt 761.031 49,77 865.048 40,87 104.017 2 Chăn nuôi 565.749 37,00 870.127 41,11 304.378 3 Dịch vụ NN 70.722 4,62 159.167 7,52 88.445 4 Lâm nghiệp 7.965 0,52 10.583 0,50 2.618 5 NTTS 123.779 8,09 211.658 10,00 87.879 Tổng số 1.529.246 100 2.116.583 100 587.337

(Nguồn: UNBD huyện Trực Ninh, 2010, 2014) Dồn điền đổi thửa góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh, tăng năng suất cây trồng đã bảo đảm tưới tiêu cho 100% diện tích lúa; hệ thống đê điều được củng cố. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần.

Sau DĐĐT xây dựng các CĐML đã tạo điều kiện tập trung chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ, ứng dụng các tiến bộ KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 nay, toàn huyện có 565 máy làm đất các loại, 410 máy tuốt lúa, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 100%; 48 máy gặt đập liên hoàn, tỷ lệ cơ giới hóa 35%; 180 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 72 công cụ gieo sạ hàng, 8 máy sấy lúa giống...

Ý kiến phỏng vấn người dân về mức độ đầu tư cho sản xuất sau dồn điền đổi thửa được trình bày trong bảng 3.15

Bảng 3.15: Ý kiến của người dân về việc đầu tư cho sản xuất sau khi DĐĐT

Mục đích đầu tư Tổng số hộ Trực Chính Trực Hùng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Đầu tư cải tạo đất 76 44 88 32 64 Mua sắm máy móc, công cụ sản xuất 35 21 42 14 28 Không thay đổi so với trước 21 6 12 15 30

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Như vậy phần lớn các hộ được phỏng vấn đều tăng cường đầu tư cho sản xuất với mức cao hơn trước DĐĐT. Chỉ có 12% ở xã Trực Chính và 30% ở xã Trực Hùng cho biết mức đầu tư cho sản xuất của gia đình không có gì khác trước.

Về hiệu quả sản xuất sau dồn điền đổi thửa 82% - 88% hộ dân được phỏng vấn đều cho rằng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tăng do giảm được các chi phí trực tiếp trong sản xuất và giảm được rủi ro về úng lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.

Bảng 3.16: Ý kiến của người dân về hiệu quả sản xuất sau khi DĐĐT Nội dung ý kiến của nông hộ về hiệu quả sản xuất sau DĐĐT Tổng số hộ Trực Chính Trực Hùng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Hiệu quả sản xuất tăng lên 85 44 88 41 82 Hiệu quả sản xuất giảm 11 3 6 8 16 Không thay đổi 4 3 6 1 2 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Mặt khác, một số hộ dân cho rằng sau DĐĐT hiệu quả sản xuất giảm do trình độ thâm canh sản xuất của người nông dân còn ở mức thấp; chính sách khuyến nông chưa thực sự đến sát với người nông dân; thiên tai dịch bệnh làm giảm năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 suất cây trồng. Do đó, cần có các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp để người dân thấy rõ vai trò to lớn của việc DĐĐT.

Kết quả thực hiện DĐĐT thực sự là động lực, quyết định đến thực hiện chương trình NTM; sau DĐĐT, đến nay mỗi xã tăng từ 1 đến 2 tiêu chí: xã Trực Nội đạt 14 tiêu chí; Trực Hùng đạt 12 tiêu chí; Trung Đông, Việt Hùng, Trực Thanh, Trực Hưng, Trực Đại đạt 10 tiêu chí. Sản xuất nông nghiệp và bộ mặt nông thôn có bước chuyển biến tích cực; đời sống vật chất tinh thần của dân cư nông thôn được cải thiện rõ rệt; xuất hiện nhiều mô hình làm hay, cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM, nhất là trong DĐĐT; tổ chức sản xuất, huy động nguồn lực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đảm bảo cho trước mắt và lâu dài; nhân dân càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền, vai trò của cả hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)