0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Kịp thời đề ra các giải pháp tăng cường nguồn lực, xây dựng cơ sở

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TU NAM 2001 DEN NAM 2010 (Trang 92 -114 )

sở vật chất - kỹ thuật và thực hiện xã hội hóa giáo dục

Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với đà phát triển nhanh về kinh tế, nhu cầu học tập để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ở tỉnh Quảng Bình đã và đang phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục rất hạn hẹp, vì vậy chưa đáp ứng mọi nhu cầu của việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Sự gia tăng mạnh về số lượng người học đã gây ra tình trạng quá tải đối với hệ thống giáo dục công lập, tạo nên sự bất bình đẳng về cơ hội giáo dục giữa nhóm xã hội các vùng, miền trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Từ thực tế lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý, Đảng bộ và ngành GD nhận thấy rằng, những bất cập nêu trên chỉ có thể giải quyết bằng công tác XHHGD nhằm tăng nguồn lực cho GD-ĐT.

Kinh nghiệm về dựa vào nhân dân để đảm bảo cho giáo dục được vận hành hiệu quả đã được Đảng bộ tỉnh và ngành GD Quảng Bình rút ra từ những năm xây dựng và phát triển GD-ĐT trong điều kiện chiến tranh ác liệt. Với chủ trương “vùng giải phóng đến đâu, trường học mọc lên đến đó”, ngành đã biết dựa vào các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân địa phương để xây dựng trường, lớp bằng tranh, tre, nứa, lá. Giáo viên và học viên vừa giảng dạy, học tập lại vừa tăng gia sản xuất để giảm bớt gánh nặng cho ngành và gia đình. Lệ phí học tập được cân đo bằng kilôgam thóc, củ khoai, củ sắn. Giáo viên được huy động từ miền Bắc vào đã bất chấp mọi hy sinh, gian khổ, kiên trì bám trường, bám lớp và dựa vào nhân dân.

Trên những kinh nghiệm đó, những năm 2001 - 2010, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã xác định và thực hiện công tác XHHGD với những nội dung chủ yếu: Một là, tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động các tầng lớp nhân dân, trước hết là những người trong độ tuổi học tập, làm cho xã hội trở thành một xã hội học tập; Hai là, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, thực hiện nguyên lý nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội, tăng cường trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội

nhằm tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh và phát triển; Ba là, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trong đó lấy trường công lập làm nòng cốt, chủ đạo bên cạnh mở các loại hình trường lớp như: bán công, dân lập, tư thục và nhiều phương thức học tập (tập trung, tại chức, ngắn hạn, từ xa, bổ túc...); Bốn là, triệt để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội: nhân lực, vật lực, tài lực và trí lực cho phát triển GD-ĐT. Vì vậy, cùng với việc tăng thêm ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển; chủ trương cải tiến chế độ học phí cho phù hợp với địa phương, huy động sự đóng góp của nhân dân có căn cứ vào mức sống và khả năng của từng vùng, miền... các tổ chức xã hội, các đoàn thể nhân dân, đơn vị kinh tế và tranh thủ sự trợ giúp quốc tế.

Để thực hiện tốt các vấn đề nêu trên, vấn đề tạo ra và tranh thủ huy động nguồn lực là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho bài toán về kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị duy trì và phát triển ngành GD Quảng Bình ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng giáo dục.

Để giải quyết khâu đột phá về kinh phí cho GD-ĐT, ngoài ngân sách Nhà nước được cấp, Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã chủ trương phát huy sức mạnh tổng hợp bằng nhiều cách để huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho phát triển giáo dục.Với chủ trương đó lãnh đạo ngành GD Quảng Bình đã tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục như: ngân sách tập trung của tỉnh; nguồn vốn từ chương trình kiên cố hóa trường lớp học theo Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg của Chính phủ; nguồn vốn tự có của trường; nguồn vốn từ các dự án (Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, Dự án phát triển THCS, Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục…); nguồn vốn từ những tấm lòng tự nguyện đóng góp của các cá nhân con em người Quảng Bình đang sinh sống tại quê hương và các địa phương khác trong nước và ngoài nước.

Ngành GD tỉnh Quảng Bình đã tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý của mình. Đặc biệt là phối hợp và kết hợp với các cấp, các ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí đã có tại địa phương, ở các

Phòng GD huyện và các trường học. Chính vì vậy, trong những năm qua, ngành GD đã khắc phục kịp thời được tình trạng quản lý lỏng lẻo, rò rỉ, cắt xén, thất thoát, sử dụng sai nguyên tắc, sai mục đích như trước đây. Với các nguồn lực huy động được, tỉnh đã đầu tư mạnh mẽ xây dựng cơ sở vật chất trường học để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa trường học. Nếu như năm học 2004 - 2005, tỷ lệ phòng học cao tầng, kiến cố ngành học phổ thông mới chỉ đạt trên 50% thì đến năm học 2009 - 2010, tỷ lệ phòng học cao tầng, kiến cố ngành học phổ thông đã tăng lên trên 80%.

Các cấp ủy và tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và mọi người đều có trách nhiệm chăm lo và tích cực đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”. Đây không những là một trong những tư tưởng chỉ đạo việc XHHGD của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong nhiều năm qua, mà còn là một trong những nét đẹp truyền thống của người dân Quảng Bình xưa và nay. Tính đến nay, tỷ lệ người dân Quảng Bình biết chữ chiếm hơn 95% dân số, cao hơn mức bình quân của cả nước. Mặc dù đời sống của các tầng lớp nhân dân còn nhiều khó khăn nhưng ngành GD tỉnh Quảng Bình vẫn có bước phát triển khá. Số lượng học sinh các cấp học, ngành học liên tục tăng, chất lượng dạy và học có những tiến bộ rõ rệt. Số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp ngày càng nhiều, số lượng học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng, trong đó có nhiều em đạt giải quốc gia.

Trong thời gian tới, ngành GD cần phải tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh chính sách khuyến khích thu hút mọi nguồn lực xã hội và khai thác triệt để các nguồn lực đó để đóng góp vào việc chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất trường học. Để thu hút tốt các nguồn lực đầu tư cho hoạt động giáo dục, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác XHHGD. Tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng và phát triển tổ chức Hội Khuyến học vững mạnh, hoạt động có hiệu quả hơn. Hội Khuyến học phối hợp với ngành GD củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; đồng thời phối hợp với các nhà trường chăm lo phát triển hệ thống giáo dục chính quy theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, duy trì

vững chắc kết quả phổ cập GDTH đúng độ tuổi, phổ cập THCS và từng bước phổ cập THPT. Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức về việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục để làm cho gia đình, nhà trường và xã hội kết hợp tốt với nhau cùng chăm lo giáo dục thể hệ trẻ.

Tiểu kết chƣơng 3

Nhận thức được tầm quan trọng của GD-ĐT nói chung và GDPT nói riêng trong sự nghiệp CNH, HĐH, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã tăng cường lãnh đạo sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh.

Quán triệt chủ trương của Đảng, phát huy truyền thống hiểu học, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình xác định chiến lược và các giải pháp phát triển giáo dục phổ thông sát hợp; đặc biệt, trong chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông, các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình. Sự nhanh nhạy, năng động trong lãnh đạo GDPT của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã mang lại những kết quả nhất định. Những thành tựu nổi bật trong giáo dục phổ thông của Quảng Bình phản ánh sự đúng đắn, sát hợp các chủ trương và giải pháp của Đảng bộ tỉnh.

Tuy nhiên, trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với GDPT không tránh khỏi một số hạn chế như một số biện pháp phát triển giáo dục chưa đồng bộ, chưa hiệu quả; triển khai các biện pháp chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở một số đơn vị trường học, địa phương chưa thực nhanh chóng; vấn đề phân cấp quản lý giáo dục, cơ chế quản lý tài chính, công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý theo yêu cầu mới, hệ thống quản lý chất lượng giáo dục... có chỗ, có nơi vận hành chưa phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay…

Từ những thành công và hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với GDPT trong 10 năm (2001 - 2010), có thể đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu sau: Vận dụng chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện của địa phương; sớm đưa ra chủ trương chọn đổi mới công tác quản lý giáo dục và phương pháp dạy học là khâu đột phá; hoạch định và nhất quán với chủ trương coi trọng yếu tố con người trong nâng cao chất lượng giáo dục; kịp thời đề ra các giải pháp tăng cường nguồn lực, xây dựng cơ sở vật

chất - kỹ thuật và thực hiện xã hội hóa giáo dục; kịp thời đề ra các giải pháp tăng cường nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và thực hiện XHHGD. Những kinh nghiệm nêu trên có giá trị tham khảo nhất định cho sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với GDPT trong thời gian tiếp theo.

KẾT LUẬN

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Điều đó xuất phát từ nhận thức những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con người, chủ thể của tất cả những sáng tạo, những nguồn của cải vật chất và văn hóa, những nền văn minh của các quốc gia. Xây dựng và phát triển con người có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực đồng thời cũng là mục tiêu của CNXH. Để đạt được điều đó, GD-ĐT có vai trò quyết định.

Trong 10 năm (2001 - 2010), trên cơ sở nhận thức rõ vai trò của giáo dục, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương giáo dục của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương mình, đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo hoạt động GDPT phát triển. Quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” đang ngày càng thấm nhuần trong các chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân. Điều đó cho thấy, GD-ĐT nói chung và GDPT nói riêng ngày càng được đặt ở vị trí quan trọng hơn và giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển. Quá trình lãnh đạo phát triển GDPT của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình từ năm 2001 - 2010 là một quá trình liên tục, giai đoạn sau có sự kế thừa và phát triển của giai đoạn trước. Do đó thành tích giai đoạn sau đạt được cao hơn giai đoạn trước. Hơn bao giờ hết, mọi người đều quan tâm tới việc học tập, người dân coi việc học tập là để biết, học để chung sống, học để làm việc cùng với sự phát triển đi lên của xã hội.

Quá trình thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, của Đảng bộ tỉnh về cơ bản nghiêm túc, chủ động. Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo các Đảng bộ cơ sở, lãnh đạo các cấp, các ngành và nhân dân phải học tập, quán triệt sâu sắc, toàn diện tư tưởng đổi mới giáo dục theo yêu cầu Nghị quyết đề ra. HĐND và UBND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết về cơ chế chính sách phát triển giáo dục, xây dựng các đề án phát triển GDPT trên tất cả các mặt. Các ban ngành, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân nỗ lực cố gắng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục… Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng, cấp ủy Đảng và chính quyền ở một số địa phương chưa thật sự

quan tâm đầy đủ, thường xuyên đến giáo dục, chưa tích cực chủ động và đôi khi có sự trông chờ ỷ lại. Vì vậy mà chủ trương của Trung ương Đảng, của Đảng bộ về phát triển giáo dục có lúc ở một số nơi chưa được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả. Mặc dù còn hạn chế trong lãnh đạo và chỉ đạo ở một số nơi, tuy nhiên với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, ngành GDPT Quảng Bình đã có những bước phát triển và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận: quy mô giáo dục đã được tăng cường mở rộng; chất lượng giáo dục ở cả ba cấp học đã được đảm bảo ổn định vững chắc và phát triển; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tăng lên cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được chỉ đạo tăng cường theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa… Những thành tựu đó đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vào sự nghiệp đổi mới giáo dục của cả nước.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, GDPT Quảng Bình thời gian qua còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục để tiếp tục phát triển hơn nữa. Đó là quy mô giáo dục, cơ chế quản lý còn thiếu sót, chưa đồng bộ, ngân sách đầu tư cho giáo dục chưa nhiều, chưa đồng đều; chất lượng giáo dục giữa các vùng miền, nhất là giữa nông thôn và thành thị còn có sự chênh lệch lớn; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học còn thiếu thốn, lạc hậu; thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thiết bị, thư viện trường học; công tác thuyên chuyển giáo viên chưa thực hiện triệt để; sự phối hợp quản lý học sinh giữa gia đình và nhà trường ở một số địa phương chưa chặt chẽ;…

Từ những thành tựu, hạn chế trên đã để lại cho Đảng bộ tỉnh cũng như ngành GD Quảng Bình nhiều kinh nghiệm để tiếp tục lãnh đạo phát triển sự nghiệp GDPT trong giai đoạn tiếp theo, đó là: phải thường xuyên nắm vững quan điểm, chủ trương chính sách giáo dục của Đảng đồng thời vận dụng sáng tạo những chính sách đó phù hợp với điều kiện của địa phương; coi đổi mới công quản lý giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển GDPT; coi trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ mọi mặt của giáo viên và cán

bộ quản lý giáo dục; tăng cường các nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho GD-ĐT, thực hiện XHHGD…

Để GDPT Quảng Bình có những bước phát triển mạnh, bền vững trong những năm tiếp theo cần tập trung tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ đối với ngành GD phổ thông; tập trung chỉ đạo việc đổi mới công tác quản lý giáo dục; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; thường xuyên chăm lo, đầu tư phát tư phát triển đội ngũ nhà giáo

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TU NAM 2001 DEN NAM 2010 (Trang 92 -114 )

×