Phát triển mạng lưới trường lớp và ổn định quy mô học sinh

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo giáo dục phổ thông tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 55 - 60)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV về GDPT, Tỉnh ủy Quảng Bình tiếp tục chỉ đạo ngành GD quan tâm đặc biệt đến việc củng cố và phát triển mạng lưới trường, lớp trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, ngày 17/11/2006, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra Quyết định số 50/2006/QĐ- UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015 với mục tiêu tổng quát nhằm:

Đẩy mạnh XHHGD, nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụ những thành quả của giáo dục ngày càng cao; tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục

tỉnh Quảng Bình theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến của cả nước, khu vực, phục vụ thiết thực mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương, đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục, hướng tới xã hội học tập [89, tr. 2].

Đối với việc phát triển mạng lưới trường, lớp phổ thông trong Quy hoạch đã nêu rõ: quy hoạch hợp lý mạng lưới trường lớp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trong đó tăng các điểm trường về tận thôn, bản một cách hợp lý nhằm rút ngắn khoảng cách đến trường của trẻ; ở những địa bàn khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt, Nhà nước cần hỗ trợ ngân sách xây dựng trường, lớp bán trú dân nuôi, xây dựng trường dân tộc nội trú, nhằm nâng cao tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi được đến trường; chuyển phần lớn các trường bán công trung học phổ thông sang tư thục, thành lập 2 - 3 trường trung học phổ thông tư thục ở các địa bàn Tuyên Hóa, Bố Trạch, Đồng Hới, 2 - 3 trường phổ thông cấp 2 & 3 công lập ở các vùng miền núi đặc biệt khó khăn Lệ Thủy, Minh Hóa, Bố Trạch; chuyển một số trường trung học phổ thông ở vùng thành phố, thị trấn, vùng có điều kiện phát triển về kinh tế sang cơ chế tự chủ toàn bộ về tài chính; đầu tư đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học cho các đơn vị giáo dục vùng khó khăn, đảm bảo đủ phòng học, phòng chức năng, phòng bộ môn, sân chơi bãi tập, nhà ở giáo viên và các thiết bị dạy học, thiết bị sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên, đồng thời tạo điều kiện để trường trở thành trung tâm văn hóa ở thôn, bản, khu dân cư và nơi hấp dẫn thu hút trẻ đến trường.

Cùng với việc xây dựng mạng lưới trường lớp, bản Quy hoạch của UBND tỉnh cũng đã đề cập đến vấn đề phát triển quy mô học sinh: huy động hầu hết học sinh trong độ tuổi đến trường vào năm 2010; học sinh hoàn thành cấp tiểu học vào lớp 6 đạt trên 99%; duy trì tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông đạt 74% vào năm 2010 và 80% vào năm 2015; duy trì tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông và trung học bổ túc đạt 75 -

78%; tỷ lệ học sinh trung học phổ thông ngoài công lập khoảng 37 - 40% vào năm 2010… [ 89, tr. 4-5].

Trên cơ sở quy hoạch phát triển giáo dục của tỉnh, các huyện, thành phố cũng triển khai xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục theo chủ trương chung của tỉnh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Theo đó, hệ thống trường phổ thông tiếp tục được củng cố, sắp xếp, điều chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em công nhân và người lao động, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bảng 2.1: Số liệu các trƣờng phổ thông từ năm 2006 đến năm 2010

Năm Cấp học 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 425 437 431 430 410 412 412 Tiểu học 242 240 234 232 208 209 208 PTCS (cấp I - II) 13 12 12 13 14 14 15 THCS 135 144 144 144 147 148 148 Cấp II – III 8 6 6 6 5 5 5 THPT 19 27 27 27 28 28 28 GDTX 8 8 8 8 8 8 8

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo các năm học từ năm 2001 đến năm 2010 của Sở GD-ĐT Quảng Bình.

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy, số lượng các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đã có sự sắp xếp, điều chỉnh và dần đi vào ổn định. Thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tích cực sắp xếp lại các trường tiểu học, THCS có quy mô nhỏ, tạo điều kiện để tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Theo đó, một số trường tiểu học đã được gộp lại, một số phát triển thành trường cấp 1 - 2. Tính đến năm học 2009 - 2010, trên địa bàn toàn tỉnh có 208 trường tiểu học với 3.036 lớp [69, tr. 2], giảm 34 trường so với năm học 2000 - 2001; hệ thống các trường THCS

tăng từ 135 trường trong năm học 2000 - 2001 lên 148 trường năm học 2009 - 2010 (chưa tính các trường liên cấp 1 - 2, và liên cấp 2 - 3); mạng lưới THPT tăng từ 19 trường lên 27 trường vào năm học 2006 - 2007, tiếp tục tăng thêm một trường nữa vào năm học 2007 - 2008 và cơ bản giữ ổn định cho đến năm học 2009 - 2010; hệ thống GDTX tiếp tục được củng cố với 1 trung tâm GDTX tỉnh và 7 trung tâm GDTX huyện, thành phố, góp phần quan trọng vào việc xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, đào tạo nghề, góp phần tích cực vào việc tạo điều kiện cho các học sinh không đủ điều kiện theo các loại hình chính quy được theo học. Đây là kết quả của quá trình quy hoạch mạng lưới trường lớp và chủ trương XHHGD của tỉnh, tạo điều kiện cho học sinh có điều kiện học tập ngày càng thuận lợi.

Cùng với việc quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại hệ thống trường, lớp, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã đặc biệt coi trọng và chỉ đạo ngành GD thực hiện tốt việc vận động, huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường; đồng thời thực hiện nhiều giải pháp tích cực để duy trì sĩ số, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Do đó quy mô học sinh phổ thông được duy trì và giữ ở mức ổn định. Điều đó thể hiện qua bảng biểu dưới đây.

Bảng 2.2: Số liệu học sinh phổ thông qua các năm Năm Cấp học 2001- 2002 2005 - 2006 2006 - 2007 2007- 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 Tiểu học 115.580 84.456 76.969 74.401 70.733 71.150 THCS 78.238 85.399 81.937 83.487 69.092 65.411 THPT 28.662 39.618 44.211 42.505 38.581 38.575

Nguồn: Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Bình

Qua bảng thống kê, số lượng học sinh tiểu học và THCS từ năm học 2005 - 2006 đã giảm dần qua các năm. Đây là kết quả của quá trình giảm tỉ lệ gia tăng dân số dân số hàng năm. Mặc dù học sinh tiểu học và THCS giảm đáng kể do sức giảm dân số nhưng số học sinh THPT tăng ổn định. Điều này chứng tỏ chất lượng giáo dục ở Quảng Bình đã được nâng cao một bước.

Nhờ có chủ trương phù hợp và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự nỗ lực không ngừng của toàn ngành GD, cho nên trong 5 năm (2006 - 2010), tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi đến trường, cũng như tỷ lệ tuyển sinh đầu vào ở mỗi cấp học luôn đạt mức cao:

- Năm học 2005 - 2006, trên địa bàn toàn tỉnh có 84.456 học sinh tiểu học/3.083 lớp, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,3% (12.992/13.082 học sinh) tăng 0,5% so với năm học 2004 - 2005 và 0,8% so với năm học 1999 - 2000; huy động vào lớp 6: 20.805 học sinh (= 98% số học sinh tốt nghiệp tiểu học, tăng 3% so với năm học 1999 - 2000); tổng số học sinh THPT là 39.618 học sinh (tăng 5,2% so với năm học 2004 - 2005 và 85% so với năm học 1999 - 2000), trong đó tuyển mới vào lớp 10: 15.303 học sinh (= 72,4% số học sinh tốt nghiệp THCS, tăng 0,5% so với năm học trước) [59, tr. 2].

- Năm học 2009 - 2010, tổng số học sinh tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh là 71.150 học sinh, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,1% (tương đương với các năm học trước); huy động vào lớp 6: 14.548 học sinh (đạt tỷ lệ 99,5%, tăng 0,8 so với năm học trước, tăng 1,8% so với năm học 2006 - 2007); khối THPT có 38.575 học sinh, trong đó tuyển sinh vào lớp 10: 12.523 học sinh (đạt tỷ lệ 77,2%, tăng 7.08 % so với năm học trước, tăng 4,8% so với năm học 2005 - 2006) [63, tr. 2].

Qua con số trên, có thể thấy, trong 5 năm (2006 - 2010), tuy là tổng số học sinh có giảm, nhưng so với giai đoạn trước thì tỉ lệ huy động số lượng học sinh ở mỗi cấp đều tăng lên đáng kể. Năm học 2009 - 2010 so với năm học 2004 - 2005, tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 tăng 0,3%; tỷ lệ tuyển học sinh tốt nghiệp tiểu học vào THCS tăng 0,7%; số học sinh tốt nghiệp THCS đỗ vào THPT giảm 0,8%.

Trước thực trạng học sinh bỏ học giữa chừng, Tỉnh ủy đã chỉ đạo ngành GD làm tốt công tác tổng hợp, thống kê, phân tích và tìm ra nguyên nhân khiến học sinh phải bỏ học. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học được xác định chủ yếu là do hoàn cảnh kinh tế của gia đình khó khăn, do học lực yếu kém, do xa trường đi lại khó khăn… Tỉnh đã chỉ đạo ngành GD đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng này. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Sở và Phòng

GD các huyện đã chỉ đạo các nhà trường triển khai thực hiện nhiều biện pháp tích cực để duy trì sĩ số, chống lưu ban, bỏ học giữa chừng như: thực hiện việc miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tăng cường dạy phụ đạo cho học sinh có học lực yếu kém… Nhờ đó, tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban đã giảm đáng kể qua các năm. Đến năm học 2009 - 2010, trên địa bàn toàn tỉnh có 1386 học sinh phổ thông bỏ học giữa chừng, chiếm tỉ lệ 0,79% (giảm 0,04% so với năm học trước, 0,41% so với năm học 2004 - 2005), trong đó: khối tiểu học có 17 học sinh, chiếm tỉ lệ 0,02% (giảm 0,98% so với năm học 2004 - 2005); khối THCS có 565 học sinh, chiếm 0,87% (giảm 0,47% so với năm học 2004 - 2005); khối THPT có 804 học sinh, chiếm 2,08% (giảm 1,16% so với năm học 2004 - 2005) [63, tr. 28].

Có thể nói, trong 5 năm (2006 - 2010), thực hiện theo chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, GDPT của Quảng Bình giữ vững quy mô giáo dục, hệ thống trường lớp được quy hoạch và sắp xếp ngày càng hợp lý, sỹ số học sinh các lớp được duy trì tốt, tỷ lệ học sinh bỏ học thấp. Đạt được kết quả trên là do sự cố gắng nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng thực hiện của nhân dân.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo giáo dục phổ thông tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)