loại hình chi, đảng bộ cơ sở, coi trọng công tác dân vận, xác lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng được tổ chức và giác ngộ, cùng phương châm tin dân, dựa vào dân, vì dân của Đảng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và chỉ dẫn của Hồ Chí Minh: “Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng. Nhiệm vụ của chi bộ là: Luôn luôn tuyên truyền cho nhân dân và tổ chức nhân dân, để thực hiện khẩu hiệu và chính sách của Đảng. Luôn luôn chú ý đến tư tưởng và nhu cầu của nhân dân và kịp thời báo cáo cho cấp trên biết rõ. Luôn luôn quan tâm đến đời sống kinh tế, chính trị và văn hoá của nhân dân, đồng thời giáo dục nhân dân, tổ chức nhân dân để giải quyết các vấn đề cho nhân dân” [17, tr.243].
Sinh hoạt chi bộ có vị trí quan trọng trong việc củng cố kiến toàn tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng sinh hoạt tác động trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết TW 3 (Khoá VII) 6/1992, Nghị quyết TW 6 (lần 2) khoá VIII 1999, Thành uỷ Đà Nẵng đã đề ra những biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, duy trì đều đặn sinh hoạt đều đặn đúng kỳ mỗi tháng một lần. Trong sinh hoạt thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, thẳng thắn, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh trước những biểu hiện tiêu cực, thảo luận kỹ đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ cụ thể của địa phương từ đó đề ra kế hoạch thực hiện có hiệu quả công tác.
Các BTC, Ban Tuyên giáo xây dựng những chuyên đề cụ thể để phân công công tác sinh hoạt chi bộ cho các cấp uỷ. Trong sinh hoạt chi bộ cần phải phát huy dân chủ tuy vậy Ban Chi uỷ nhất là đồng chí Bí thư phải thể hiện vai trò đầu tàu tổ chức sinh hoạt cụ thể phù hợp với yêu cầu công tác của
đơn vị đồng thời đáp ứng được mong mỏi của quần chúng nhân dân. Kiên quyết khắc phục những mặt yếu, tồn tại trong sinh hoạt Đảng như thiếu nghiêm túc, hình thức, sinh hoạt chung chung, vô tổ chức, vô kỷ luật. mà phải cụ thể rõ ràng bảo đảm tính Đảng để giữ vững kỷ luật Đảng, tạo không khí dân chủ xây dựng trong sinh hoạt chi bộ.
Tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác vận động quần chúng, vận động nhân dân, tăng tường mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng và nhân dân là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, mối quan hệ máu thịt gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân là sức mạnh to lớn bền vững, là truyền thống quý báu đã được thử thách theo thời gian năm tháng từ khi có Đảng, các tổ chức cơ sở Đảng phải quán triệt quan điểm "lấy dân làm gốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào công tác vận động quần chúng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác vận động nhân dân, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng và các tổ chức cơ sở Đảng đã từng bước đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động nên đạt được hiệu quả thiết thực. Việc tổ chức Đảng phân công đảng viên phụ trách công tác gần gũi quần chúng và đưa đảng viên về giữ mối liên lạc với chi bộ nơi cư trú đã góp phần tham mưu kiến nghị giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Với vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo cơ sở, các chi đảng bộ cơ sở cần tích cực hơn nữa củng cố chính quyền, các đoàn thể quần chúng hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên để đoàn kết các tầng lớp nhân dân, khơi dậy phát huy sức mạnh to lớn đông đảo của quần chúng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, góp phần củng cố nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới.