Chủ trương xây dựng tổ chức cơ sở Đảng của Đảng bộ

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố đà nẵng lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 36 - 41)

XÂY DỰNG CƠ SỞ ĐẢNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2006

2.1. Quá trình xây dựng tổ chức cơ sở Đảng của Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2000 phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2000

2.1.1. Chủ trương xây dựng tổ chức cơ sở Đảng của Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng phố Đà Nẵng

Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được tách thành 2 tỉnh: Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng trực thuộc TW.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng ngày 20/11/1996, Thành ủy tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tư tưởng, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố phát huy truyền thống đoàn kết, tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ hàng trăm gia đình cán bộ cư trú tại thành phố chuyển vào tỉnh Quảng Nam nhanh chóng ổn định đời sống.

Ngày 22/12/1996, Bộ Chính trị ra Quyết định số 131/QĐNS/TW về việc kết thúc hoạt động Đảng bộ và Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, đồng thời thành lập Thành ủy lâm thời Thành phố Đà Nẵng và BCH Đảng bộ lâm thời gồm 35 đồng chí. Quyết định này có hiệu lực từ 1/1/1997.

Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng lúc mới thành lập có 21.000 đảng viên (chiếm 46,6% tổng số đảng viên trong toàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) có mặt ở các lĩnh vực hoạt động của 6 đảng bộ quận, huyện và 12 đảng bộ trực thuộc Thành ủy. Dân số toàn thành phố là 792.572 người [49].

Theo yêu cầu của TW, tháng 9/1997, Thành ủy tập trung chỉ đạo các cơ sở Đảng trong Đảng bộ tiến hành Đại hội nhằm đánh giá tình hình kinh tế-xã hội từ sau ngày chia tách tỉnh, đồng thời bàn phương hướng nhiệm vụ từ năm 1997 đến năm 2000.

Trong 2 ngày (23-24/10/1997), Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII (Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng xác định nhiệm kỳ theo tỉnh Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng) được triệu tập nhằm đánh giá 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đánh giá tình hình hoạt động của Đảng bộ thành phố kể từ khi thành lập (12/1996), phân tích đúng thực trạng cũng như triển vọng và những vấn đề mới nảy sinh. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, nhiệm vụ giải pháp thực hiện từ nay đến năm 2000, đồng thời bầu ra BCH mới nhằm lãnh đạo thành phố vươn lên xứng đáng với tiềm năng, vị trí của mình, góp phần cả nước tiến vào thế kỷ XXI.

Đánh giá về công tác xây dựng Đảng, Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII khẳng định: Công tác xây dựng Đảng được tập trung chỉ đạo, nhằm tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 3 (khóa VII):

- Về chính trị tư tưởng, các cấp ủy và tổ chức Đảng đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng. Các Nghị quyết 2, 3 của BCH TW (khóa VIII) và Nghị quyết về phương hướng, nhiệm kỳ năm 1997 của Thành ủy. Công tác tư tưởng đã được coi trọng từ đầu nhằm tạo sự nhất trí cao với chủ trương chia tách tỉnh, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân khắc phục khó khăn ban đầu, phát huy thuận lợi mới, chống những biểu hiện tiêu cực lệch lạc, chủ quan, tạo chuyển biến trên các mặt hoạt động của thành phố.

- Về tổ chức bộ máy, sau khi tách tỉnh, Thành ủy lâm thời đã chỉ đạo kiện toàn một bước hệ thống chính trị, bao gồm các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể cấp thành phố; thành lập các Quận mới; chỉ định BCH lâm thời các đảng bộ trực thuộc mới thành lập, tiếp nhận các đảng bộ được chuyển giao, bổ sung BCH, BTV Huyện ủy Hòa Vang. BTV Thành ủy lâm thời đã quyết định thành lập các ban cán sự Đảng, Đảng đoàn cấp thành

chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của ban cán sự Đảng và Đảng đoàn. Đến nay, các tổ chức cơ sở Đảng và Đảng bộ trực thuộc Thành ủy đã tiến hành Đại hội bầu BCH chính thức.

- “Các cấp ủy Đảng đã quan tâm xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Đảng, tăng cường công tác quản lý đảng viên. Đại bộ phận đảng viên ở cơ sở đã được phân công công tác, giao nhiệm vụ cụ thể theo khả năng của mỗi người. Sinh hoạt Đảng ủy, Chi ủy và Chi bộ có nội dung thiết thực hơn, chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, lấy nhiệm vụ kinh tế - xã hội hoặc công tác chuyên môn làm nội dung chủ yếu. Nhiều cấp ủy đã tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm công tác phát triển Đảng trong thời gian qua, hướng dẫn các tổ chức cơ sở Đảng tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới. Chín tháng đầu năm, toàn thành phố đã kết nạp được 563 đảng viên mới” [6, tr.31].

Cấp ủy và UBKT các cấp đã chú trọng tăng cường công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức Đảng trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Theo chủ trương của TW, các cấp ủy đã tiến hành kiểm tra tỉnh hình thực hiện Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng của các tổ chức Đảng trong lực lượng công an nhân dân thành phố.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Đại hội cũng chỉ ra những điểm hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng:

- Công tác xây dựng Đảng còn thiếu sót, khuyết điểm. Công tác tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân còn thiếu sắc bén, chưa chủ động kịp thời, phương thức chưa linh hoạt. Một số cấp ủy chưa chú ý đúng mức công tác giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ các mặt cho cán bộ, đảng viên.

- “Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy được quan tâm chỉ đạo, nhưng kết quả còn hạn chế. Vai trò hạt nhân lãnh đạo của

một số tổ chức Đảng ở cơ sở chưa được phát huy mạnh mẽ. Công tác quản lý đảng viên về tư tưởng và sinh hoạt thực hiện chưa chặt chẽ. Việc phân tích chất lượng đảng viên ở một số nơi còn hình thức, chưa phản ảnh đúng thực trạng. Việc xem xét xử lý đảng viên vi phạm tư cách ở một số cơ sở Đảng chưa kịp thời. Công tác bồi dưỡng kết nạp đảng viên tuy có cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển Đảng trong tình hình hiện nay” [6, tr.38].

Trên cơ sở những thành tựu, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng, căn cứ vào những thuận lợi, khó khăn trong nhiệm kỳ 1997 - 2000, Đại hội đã xác định phương hướng xây dựng tổ chức cơ sở Đảng:

- Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đối đôi với nâng cao năng lực lãnh đạo chính trị, giữ vững và tăng cường bản chất của giai cấp công nhân của Đảng.

- Chú trọng việc giáo dục, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng và trình độ nghiệp vụ của cán bộ, đảng viên. Các tổ chức Đảng cần làm tốt công tác giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạng, nếp sống văn minh đô thị cho cán bộ, đảng viên.

- “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Cải tiến sinh hoạt chi bộ và cấp ủy, mở rộng dân chủ đi đôi với thực hiện nghiêm kỷ luật trong Đảng. Tiếp tục khảo sát đánh giá đúng thực trạng các tổ chức Đảng để có kế hoạch phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu, thu hẹp diện tổ chức Đảng yếu kém, mở rộng diện trong sạch vững mạnh, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ có trên 65% tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh. Tập trung củng cố cơ sở Đảng, phường, xã, chi bộ đường phố, chi bộ thôn, tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã và cơ quan hành chính sự nghiệp, hình

thành và củng cố cơ sở Đảng trong và các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” [6, tr.79-80].

Ngày 2/02/1999, Hội nghị BCH TW (Khoá VIII) đã họp Hội nghị TW6 (lần 2) và ra Nghị quyết "Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay". Nghị quyết nêu rõ: "Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng phải có biện pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố chỉnh đốn để ngày càng vững mạnh về mọi mặt đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ" [11, tr.24].

Trong đó tăng cường giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng và củng cố tổ chức, tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng là những nội dung quan trọng cần phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ.

Về xây dựng, chỉnh đốn tổ chức cơ sở Đảng, Nghị quyết TW6 (lần 2) chỉ rõ: “Củng cố tổ chức, tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng. Kiểm tra, bổ sung, hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động cụ thể của các loại hình tổ chức cơ sở Đảng.

Chấn chỉnh nền nếp sinh hoạt chi bộ, phân công và kiểm tra công tác đảng viên. Đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú theo quy định cụ thể của Bộ Chính trị và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Đổi mới công tác phân tích chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên, khắc phục cách làm hình thức, chiếu lệ, thành tích chủ nghĩa.

Tiếp tục kiện toàn cấp ủy, nhất là bí thư cấp ủy. Các cấp ủy phân công bí thư, phó bí thư và ủy viên thường vụ phụ trách các cơ sở trọng điểm” [11, tr.32-33].

Những chủ trương nhiệm vụ công tác xây dựng củng cố và phát triển tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và trực tiếp là Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, đã có tác dụng như ngọn đuốc soi sáng đưa đường Đảng bộ và toàn thể đội ngũ đảng viên phấn đấu vượt khó khăn hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố đà nẵng lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)