Những kinh nghiệm

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh kon tum lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 1991 2005 (Trang 106 - 122)

Đối với một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới đi lên từ điểm xuất phát thấp, có nhiều khó khăn, xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Kon Tum là một cuộc chiến có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt và là cuộc đấu tranh lâu dài, cam go đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Thực tiễn 15 năm sau khi tái lập tỉnh (1991-2005), công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu to lớn và để lại một số kinh nghiệm. Những kinh nghiệm đó là:

1/ Phải làm chuyển biến trong nhận thức về chủ trương xóa đói giảm nghèo của cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân từ tỉnh cho đến các huyện, xã

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng bộ tỉnh Kon Tum đã rất chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương và ý nghĩa của công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Từ đó và qua thực tiễn tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân, đặc biệt là trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng và cán bộ chủ chốt. Hiểu rõ chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng là cơ sở để tạo ra sự thống nhất trong tư tưởng và hành động. Bên cạnh đó, Đảng bộ đã phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư.

Từ thực tiễn của phong trào xóa đói giảm nghèo dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Kon Tum trong những năm 1991-2005 cho thấy: nơi nào được các cấp ủy Đảng quan tâm đúng mức, chính quyền có chương trình xóa đói giảm nghèo đúng đắn, thiết thực và chỉ đạo thực hiện quyết liệt, huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn dân tham gia thì được triển khai đồng bộ, thu được kết quả rõ rệt, đạt hiệu quả cao và có tính bền vững. Ngược lại, nơi nào thiếu sự quan tâm, phó mặc một ngành nào đó hoặc có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên thì ở đó không có phong trào hoặc kết quả xóa đói, giảm nghèo rất hạn chế.

Kinh nghiệm thực tiễn xóa đói giảm nghèo cho thấy để thực hiện thành công chủ trương, chính sách của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức tư tưởng và khả năng, trình độ của cán bộ, Đảng viên. Chủ trương, chính sách có thể đúng đắn, phù hợp nhưng khó thành công nếu như đội ngũ cán bộ thực thi, các Đảng viên và quần chúng chưa thông suốt, yếu kém về nhận thức tư tưởng. Đây là yếu tố đầu tiên có tầm quan trọng quyết định đến mức độ thành công của công tác xóa đói giảm nghèo.

2/ Phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân để mọi người ý thức rõ chủ trương xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của chính mình, là cuộc đấu tranh gian khổ để chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế - xã hội

Phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về tính đúng đắn, tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn trên nhiều mặt của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo để tất cả mọi người đều thống nhất xem đây là đạo lý, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, cùng nhau tham gia, giúp đỡ, chăm lo cho đồng bào ruột thịt đang còn nghèo khó. Đồng thời phải làm cho người đói nghèo, hộ đói nghèo nhận thức rõ rằng xóa đói giảm nghèo trước hết là trách nhiệm của chính họ. Cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội, bản thân họ phải chủ động, nỗ lực tìm cách vươn lên thoát khỏi đói nghèo .

3/ Phải có những giải pháp thích hợp, huy động được nguồn lực, tạo cơ chế chính sách cho công tác xóa đói giảm nghèo gắn với từng cấp, từng ngành, từng địa phương

Thực tế cho thấy giải pháp có hiệu quả cao ở giai đoạn xóa đói nhưng không thể áp dụng máy móc ở giai đoạn xóa đói nghèo. Nhà kinh tế học người Anh E. F. Schumacher cho rằng đem con cá cho một người, ta chỉ giúp người ấy trong chốc lát. Dạy cho họ cách câu cá, ta đã giúp người ấy tự cứu mình suốt đời. Đem cho cần câu, sẽ tốn khá nhiều tiền mà kết quả có thể chỉ là rất bấp bênh. Tốt hơn là truyền thụ hẳn cho người ấy cách chế tạo cần câu, cách câu, thế là giúp họ không những tự lực câu cá, mà còn tự tin và tự lập trong cuộc sống. Các hộ nghèo không chỉ được giúp vốn mà còn phải được hướng dẫn về khoa học, kỹ thuật, cách làm ăn và được tạo điều kiện để nâng cao đời sống bằng chính đôi tay và khối óc của mình.

4/ Phải phát huy vai trò tự lực, tự cường của bản thân người nghèo, đó là kinh nghiệm có tính mấu chốt tạo nên thành công của phong trào xóa đói giảm nghèo

Một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo thời gian qua là một bộ phận nhân dân chưa hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xóa đói, giảm nghèo.

Công tác tuyên truyền giáo dục phải làm cho bản thân người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức và hiểu rõ được nguyên nhân gây nghèo xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, chứ không phải do số phận. Nghèo đói xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể, như thiếu kiến thức, điều kiện, phương tiện làm ăn, do tập quán sản xuất và sinh sống lạc hậu, do đông con, rủi ro trong sản xuất và đời sống... Vì vậy, con người hoàn toàn có thể vượt qua được đói nghèo khi hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục nó. Từ nhận thức đúng sẽ giúp cho người nghèo có niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai, có ý chí, nghị lực vươn lên chiến thắng đói nghèo. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng, vì nó chính là tiền đề và cơ sở để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của bản thân người nghèo, hộ nghèo trong phát triển sản xuất kinh doanh để vượt qua đói nghèo.

Công tác tuyên truyền giáo dục phải làm cho cộng đồng xã hội thấy rõ mục đích, ý nghĩa thiết thực của việc xóa đói, giảm nghèo không chỉ đơn thuần là công tác xã hội, từ thiện, mà chính là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, phát huy truyền thống thống đoàn kết, nhân ái "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách" của dân tộc. Từ đó phát huy tính tự giác và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng xã hội, làm cho phong trào xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả ngày càng cao và bền vững.

Để đạt được hiệu quả thiết thực, công tác tuyên truyền giáo dục một mặt phải tập trung hướng vào việc giới thiệu, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, làm rõ ý nghĩa, sự cần thiết phải đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khơi dậy truyền thống đoàn kết, nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc. Mặt khác, phải tổng kết và giới thiệu để nhân rộng những

mô hình tốt, những điển hình, những điểm sáng và kinh nghiệm trong công tác xóa đói, giảm nghèo trong và ngoài tỉnh cho nhân dân học tập.

Hiệu quả của công tác xóa đói, giảm nghèo sẽ được nhân lên nhiều lần khi công tác tuyên truyền giáo dục làm cho người nghèo hiểu rõ nguyên nhân của đói nghèo, có ý chí và quyết tâm vươn lên và trong xã hội có nhiều tổ chức, cá nhân tự giác tham gia phong trào với tinh thần trách nhiệm cao trong cuộc chiến chống đói nghèo.

Chính người nghèo là chủ thể của công tác xóa đói giảm nghèo. Trong công tác xóa đói giảm nghèo, Nhà nước và cộng đồng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt chứ không làm thay, không cứu tế, cấp phát đơn thuần. Yếu tố quyết định là bản thân người nghèo phải phát huy tinh thần tự lực, tích cực, chủ động vươn lên tự cứu mình thoát khỏi đói nghèo. Bởi vì, nếu không biết cách làm ăn thì "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống". Trên cơ sở khơi dậy tính tích cực, chủ động vươn lên chiến thắng đói nghèo và phấn đấu làm giàu của người nghèo mà Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ hợp lý những cái mà họ cần thì công tác xóa đói giảm nghèo mới đạt hiệu quả cao và bền vững.

5/ Phải có giải pháp tổng hợp trong xóa đói, giảm nghèo

Chương trình và chiến lược xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh Kon Tum những năm qua đã được thực hiện thông qua sự gắn kết, lồng ghép, đan xen giữa phong trào hành động của các ngành, các đoàn thể quần chúng với các chương trình quốc gia giải quyết việc làm, dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bảo vệ trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, phát triển nông thôn, phát triển kinh tế miền núi, chương trình nước sạch, y tế... Đồng thời, nó đã được thực hiện gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhờ vậy đã mang lại kết quả rất đáng khích lệ. Hơn nữa, xóa đói giảm nghèo về cơ bản không chỉ có nội dung kinh tế đơn thuần mà thực tiễn cho thấy, xóa đói giảm nghèo là vấn đề có tính tổng hợp của các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị. Tuy nhiên, xóa đói giảm nghèo là một chương trình, chiến lược có tính độc lập. Vì vậy, trong tổ chức chỉ đạo thực hiện cần phải có sự lồng ghép, phối hợp hoạt động đồng bộ giữa các cấp, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng từ tỉnh xuống huyện, thị và xã, phường... Đặc biệt cần quan tâm phát huy cao trách

nhiệm và sự tham mưu của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và lực lượng cán bộ chuyên trách giữ vai trò nòng cốt giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền kết hợp các ngành, các cấp nghiên cứu, đề xuất tư vấn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.

6/ Muốn xóa đói giảm nghèo trước hết phải tìm ra nguyên nhân tình trạng đói nghèo của từng hộ, từng vùng. Phát huy tối đa những mặt mạnh mà người nghèo sẵn có như đất đai, nhân công... Từ đó tìm ra các biện pháp xóa

đói giảm nghèo có hiệu quả, giúp các hộ đói nghèo nhanh chóng ổn định cuộc

KẾT LUẬN

1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo trong công cuộc đổi mới hợp với lòng dân, được nhân dân ủng hộ và trở thành phong trào hoạt động sôi nổi của cả nước. Trong 15 năm qua, cuộc vận động xóa đói giảm nghèo đã trở thành Chương trình mục tiêu quốc gia và Chiến lược xóa đói giảm nghèo trong cả nước, ngày càng được đẩy mạnh sâu rộng và ngày càng tỏ ra thiết thực, có hiệu quả. Trong khoảng thời gian không dài, Chương trình xóa đói giảm nghèo đã làm giảm số hộ nghèo đói trong cả nước từ hơn 58% năm 1993 đến cuối năm 2005 giảm xuống còn 7% (theo chuẩn Việt Nam giai đoạn 2001-2005. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam đã về đích trước 10 năm so với mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ [32, tr.157]. Ban đầu giúp người nghèo sản xuất, phát triển thành giúp hộ nghèo rồi vùng nghèo, từ chỗ giúp làm ăn tiến đến hỗ trợ khám chữa bệnh, học hành và nhiều mặt khác trong đời sống kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta coi cuộc vận động xóa đói giảm nghèo là chủ trương sáng tạo trong thời kỳ đổi mới đất nước, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Xóa đói giảm nghèo đã thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, góp phần ổn định xã hội, tạo tiền đề thuận lợi để phát triển đất nước. Ngày 17 - 10 hàng năm đã trở thành "ngày vì người nghèo", thể hiện ý chí của toàn dân trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu trên con đường phát triển, thựchiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Đảng bộ tỉnh Kon Tum đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo chính sách xóa đói giảm nghèo của Trung ương vào thực tiễn địa phương, lãnh đạo phong trào xóa đói giảm nghèo từ năm 1992 đến năm 2005 thu được nhiều thành tựu, giúp cho hàng vạn hộ gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói, vươn lên làm giàu. Phong trào đó đã phát huy được truyền thống tốt đẹp của cha ông ta và khơi dậy tấm lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp tương thân tương trợ trong nhân dân làm cho sản xuất phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh được cải thiện rõ rệt. Những thành tựu đó thể hiện khả năng và trách nhiệm cao của Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp chống đói nghèo và giúp cho nhân dân thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn đã kiểm

nghiệm sự đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng cũng như sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh, đã đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, cán bộ, Đảng viên tỉnh Kon Tum đã bám sát thực tiễn, phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh nhà.

Vấn đề nổi bật trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum là Đảng bộ tỉnh luôn chú trọng đến đối tượng chính sách xã hội: các gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng và các vùng căn cứ cách mạng cũ. Sự chỉ đạo này mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Vượt ra ngoài con số các gia đình thương binh, liệt sỹ, có công với cách mạng được xóa đói giảm nghèo là ân tình sâu nặng của Đảng đối với dân, của dân đối với Đảng. Bằng những việc làm cụ thể Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân tỉnh đã thể hiện tình cảm "uống nước nhớ nguồn", góp phần thắt chặt thêm lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng. Với bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ đã huy động được tối đa sức mạnh của toàn dân cho sự nghiệp "xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp", phấn đấu cho mục tiêu cao cả của dân tộc: "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo chúng ta thấy rằng: công việc dù có mới mẻ, phức tạp, khó khăn những khi đã khẳng định và kiên trì đường lối đúng, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, bám sát thực tiễn, dồn tâm trí vào sự nghiệp chung thì sẽ giúp cho các cấp ủy Đảng đủ khả năng và năng lực suy xét, đề ra chủ trương cụ thể để giải quyết những vấn đề phát sinh một cách đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của quy luật khách quan và đạt được kết quả mong muốn.

3. Chính trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo từ năm 1991-2005, Đảng bộ tỉnh Kon Tum đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu. Những kinh nghiệm đó giúp cho Đảng bộ tỉnh đề ra những chủ trương, giải pháp thích hợp để đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tiếp theo, nhằm thực hiện thành công mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ đại biểu tỉnh Kon Tum lần thứ XIII (12-2005) đã đề ra là: "Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao

chất lượng công tác xóa đói giảm nghèo; từng bước rút ngắn khoảng cách chênh

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh kon tum lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 1991 2005 (Trang 106 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)